Tại sao con phải mang họ cha

17/09/2019, 09:00 GMT+07:00

Việc đặt họ cho con không phải do pháp luật quy định mà là do tập quán và cả những thoả thuận từ cha, mẹ.

Theo truyền thống xưa nay của Việt Nam, con cái sinh ra sẽ được mang họ và phải ghi quê quán theo họ cha. Điều này cũng là nguyên nhân tạo ra những quan niệm, tư tưởng lỗi thời về việc trọng nam khinh nữ.

Sai lầm về việc con cái chỉ được mang họ cha

Bởi hiện nay, quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” với ý nghĩa “Một đứa con trai nói rằng có, mười đứa con gái nói rằng không” dường như vẫn còn ăn sâu vào tâm thức của rất nhiều người. Vì thế, người ta cho rằng sinh con trai mới có thể nối dõi dòng họ, còn sinh con gái thì không, khi con gái sau này lấy chồng sinh con, đứa con đó cũng sẽ lấy họ của người chồng.


Nhiều người cho rằng, chỉ có con trai mới theo họ cha và nối dõi dòng họ còn con gái thì không. [Ảnh: Minh họa]

>> Xem thêm: Lỡ cơ hội đi học vì giấy khai sinh viết nhầm giới tính

Tuy nhiên, đây thực sự là một quan niệm sai lầm và không hề đúng với quy định của pháp luật hiện hành. Bởi trên thực tế, không có quy định nào bắt buộc con cái sinh ra phải theo họ cha hay họ mẹ mà việc đặt họ tên cho con còn được dựa trên thoả thuận của cha mẹ.


Không có quy định nào bắt buộc con cái sinh ra phải theo họ cha. [Ảnh: Minh họa]

Quy định về việc đặt họ cho con cái

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ và điểm e khoản 1 mục II Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/06/2008 của Bộ Tư pháp về đăng ký và quản lý hộ tịch: Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ”.


Việc quyết định họ cho con còn được dựa trên thoả thuận giữa hai bên cha, mẹ. [Ảnh: Minh họa]

Cùng với đó, ở điều 26 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền có họ, tên của các cá nhân như sau: “Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ”.

>> Đừng bỏ lỡ: "Thiên thần sơ sinh" ngày nào giờ đã thay đổi, cđm: em bớt đẹp trai đi nhiều rồi

Theo đó, việc quyết định lấy họ cha hay họ mẹ là do vợ chồng cùng thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì họ của con được xác định theo tập quán nơi đứa trẻ được sinh ra. Nếu tập quán ở đó là họ của con được đặt theo họ của cha thì đứa con sẽ mang họ của cha. Ngược lại, nếu tập quán nơi đó là họ của con được đặt theo họ của họ thì đứa trẻ sẽ được lấy theo họ mẹ.


Đứa trẻ sinh ra có thể mang họ của mẹ. [Ảnh: Minh họa]

Như vậy, pháp luật cho phép trẻ em sinh ra có thể mang họ của người mẹ hoặc họ cha, nhưng vấn đề là cần có sự thoả thuận của hai bên cha, mẹ. Trong một số trường hợp chưa xác định được cha của đứa bé thì chắc chắn sẽ lấy theo họ mẹ đẻ.

>> Có thể bạn quan tâm: Hiếm gặp: mẹ trẻ 2 lần sinh thường em bé đều có cân nặng khủng, bé thứ 2 nặng gần 7 kg

Ảnh: Pinterest 

Cùng cập nhật những tin tức mới nhất và hấp dẫn nhất tại YAN nhé!

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ĐỔI HỌ CHO CON

Theo quy định tại Điểm c và Điểm d Điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2005:

“c] Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d] Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại.”, các trường hợp cá nhân sẽ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên.

 - Vợ chồng tôi kết hôn, đến gần lúc vợ tôi sinh con thì xảy ra mâu thuẫn. Tôi họ Nguyễn còn vợ tôi họ Lê, cô ấy muốn sinh con ra cho theo họ mẹ dù chúng tôi chưa ly hôn và tôi không đồng ý. Xin hỏi luật sư pháp luật có quy định nào cho phép vợ tôi làm thế không? Tôi muốn con tôi bắt buộc phải theo họ của cha thì có vi phạm pháp luật không?

Chồng mất trước, vợ có được hưởng toàn bộ tài sản?

Công ty bỗng nhiên cho thôi việc: người lao động bất lực

Ảnh minh họa

Theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch tại Điểm a, Khoản 1 Điều 4 về nội dung đăng ký khai sinh: “Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;”

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 26, Bộ luật dân sự 2015: Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Do đó, con sinh ra sẽ lấy họ theo thỏa thuận của bố mẹ nếu bố mẹ không thỏa thuận được thì sẽ đặt theo tập quán ở địa phương là lấy theo họ cha hay họ mẹ. Bạn nên thỏa thuận với vợ bạn để đăng ký khai sinh cho con.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ]

Ban Bạn đọc

Trong lúc làm thủ tục nhập viện thì mẹ chồng tôi vẫn đưa thẻ bảo hiểm y tế của em chồng ra để ép tôi viết thông tin vào giấy nhập viện. 

Vừa qua, ba tôi muốn bán căn nhà đi mà chị không đồng ý cho bán. Tôi đem tờ cam kết của chị ra phường thị họ nói tờ giấy đó ko có giá trị về mặt pháp luật và tài sản này thuộc về chị.

Một người bạn thân của tôi bị lừa mang thai, giờ muốn sinh con và nhờ tôi đứng tên làm cha đứa bé trong giấy khai sinh để không bị mang tiếng với gia đình.

Việc cho con mang họ cha hay họ mẹ là một vấn đề gây tranh cãi trong xã hội hiện nay. Thay vì đau đầu suy nghĩ, nhiều gia đình đã kết hợp cả 2 họ để đặt tên cho đứa trẻ mới sinh.

Gần đây, câu chuyện về một người phụ nữ giấu tên đã ly dị chồng vì anh không cho phép đứa con mới sinh nhận họ của cô đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.

Cô cho biết bố mẹ chồng và gia đình cô đều phản đối quyết định này vì phong tục gia trưởng ở đất nước tỷ dân. Hiện bài đăng đã thu hút hơn 47.000 lượt chia sẻ sau hơn 2 tuần đăng tải.

“Ngay cả khi anh ta có vẻ là một người chồng tốt, anh ta vẫn hưởng tất cả đặc quyền trong hôn nhân, kể cả họ của con trai chúng tôi. Tôi muốn được tự do”, tác giả bài đăng viết.

Theo lệ thường, một đứa trẻ vừa sinh ra sẽ mang họ cha, chỉ trừ những tình huống bất đắc dĩ mới được dùng họ của mẹ. Truyền thống này được cả phương Đông lẫn phương Tây áp dụng từ xưa đến nay.

Như trong nhiều xã hội phụ quyền, danh tính của trẻ em ở Trung Quốc hầu hết gắn liền với họ của cha. Đây là một trong những vấn đề gây tranh cãi hiện nay khi phụ nữ ngày càng nắm nhiều vai trò chủ chốt trong xã hội.

Nhiều người bức xúc với việc con phải mang họ cha và mong muốn thay đổi truyền thống này. Trong khi một số khác đồng ý quy tắc này nên được tiếp tục áp dụng.

Đa số trẻ em trên thế giới đều được đặt tên theo họ của cha.

“Cô này là người hơi cực đoan. Tôi tôn trọng sự lựa chọn của bạn, nhưng vui lòng đừng gọi đó là nữ quyền”, một bình luận bên dưới phản bác.

“Việc đổi sang họ mẹ cho đứa trẻ là một điều quan trọng. Là phụ nữ, chúng tôi mới là những người sinh ra đứa trẻ, vì vậy chúng tôi xứng đáng với quyền đó”, một tài khoản tỏ ý ủng hộ.

Trong một cuộc thăm dò trực tuyến của hãng truyền thông Phoenix Weekly, có hơn một nửa trong số 42.000 người tham gia đồng ý với ý kiến “đó không phải vấn đề, miễn là các cặp vợ chồng thống nhất trước với nhau”, 13% kịch liệt bảo vệ quan điểm mang họ cha và 12% ủng hộ việc cho con mang họ mẹ.

Nhiều học giả chỉ ra rằng ngay cả cái tên của đứa trẻ cũng mang tính chất “trọng nam” ở Trung Quốc. Tên của một bé gái có thể hàm ý cầu mong đứa trẻ sau được sinh ra sẽ là con trai. Chỉ trừ khi bé gái xuất thân từ gia đình giàu có, quyền lực thì cái tên có thể khác hơn.

Những năm gần đây, xu hướng cho con mang họ kép của cha và mẹ trở nên thịnh hành trong xã hội Trung Quốc. Thay vì đau đầu suy nghĩ, nhiều cặp vợ chồng thống nhất lấy cả 2 họ và tìm một cái tên thật hay để kỷ niệm cho đứa bé.

Trong một nghiên cứu năm 2019 về tên tiếng Trung, hơn 1,1 triệu người Trung Quốc mang cả họ cha và mẹ, tăng gấp 10 lần so với năm 1990.

Ngày nay, nhiều đứa trẻ được mang họ kép để tránh gây mâu thuẫn trong gia đình.

Lai-Zhang Jinghan [25 tuổi, đến từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc] là một trong số đó. Cô cho biết cha cô tin rằng họ của ông - họ Lai - có ý nghĩa tiêu cực [trong tiếng Trung chữ này có thể mang nghĩa là không biết xấu hổ hay bất hợp lý].

Vì lo con gái sẽ bị bắt nạt, nên cha của Jinghan định chuyển tên của cô sang họ của vợ. Cuối cùng, khi làm giấy khai sinh, ông quyết định thêm cả họ của mình vào.

“Bố tôi muốn đặt tên cho tôi có họ của mẹ - họ Zhang. Dù thế nào đi nữa, nếu quay trở về những năm 90, thế hệ ông bà của tôi sẽ rất hạnh phúc khi cháu gái của mình mang họ ngoại. Vì vậy, họ quyết định giữ cả 2 họ”, Jinghan nói với Sixth Tone.

Zheng Shiyin, tốt nghiệp Đại học Cambridge, cho rằng văn hóa truyền họ lại cho con được hình thành bởi hệ thống gia trưởng từ hàng nghìn năm nay. Mặc dù việc chuyển sang họ vợ là một suy nghĩ cấp tiến, nhưng nó vẫn phụ thuộc vào quyết định của các thành viên nam trong gia đình.

Ngay cả trong những gia đình tiến bộ như nhà Jinghan, yếu tố nguyên gốc của truyền thống vẫn được đặt lên hàng đầu. Bà Zhang Rong, mẹ của Jinghan, cho biết bà đã thỏa thuận với chồng trước khi đứa con chào đời: Con gái sẽ mang họ mẹ còn con trai mang họ cha.

“Đây là một chủ đề rất phức tạp. Các cuộc tranh luận trên mạng không chỉ đấu tranh chống lại các quy tắc truyền thống, mà còn nâng cao nhận thức của mọi người về sự bất bình đẳng trong hôn nhân”, Zheng cho hay.

Video liên quan

Chủ Đề