Test nhanh covid trong vòng bao lâu có kết quả

Hà Nội xét nghiệm sàng lọc ngoài cộng đồng cho người dân - Ảnh: NAM TRẦN

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ca bệnh nghi ngờ nếu có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 được coi là ca bệnh COVID-19. Điều kiện cho việc khẳng định này là test nhanh do Bộ Y tế cấp phép; việc test do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Theo khuyến cáo của CDC Hà Nội, tất cả thành phần bộ sinh phẩm được để ở nhiệt độ phòng 15-30 độ C trước khi xét nghiệm khoảng 30 phút. Bộ sinh phẩm bị nhiễm ẩm có thể làm giảm độ ổn định của chất thử. Vì vậy, người dân cần sử dụng ngay khi mở khay thử ra khỏi giấy bạc.

CDC Hà Nội hướng dẫn 6 bước thực hiện test nhanh:

1. Trước khi lấy mẫu: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng test nhanh của nhà sản xuất. Người lấy mẫu thực hiện vệ sinh, sát khuẩn tay.

2. Chuẩn bị lấy mẫu:

Lấy khay thử ra khỏi túi đựng và sử dụng càng nhanh càng tốt trong vòng 1 giờ. Đặt khay thử trên bề mặt phẳng sạch nằm ngang. Lấy que ngoáy tỵ hầu ra khỏi túi và tiến hành thu thập mẫu xét nghiệm.

3. Lấy mẫu bệnh phẩm [Lưu ý: bệnh phẩm được lấy không đúng cách sẽ cho kết quả không chính xác]

a] Lấy mẫu dịch tỵ hầu [đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch tỵ hầu]

Tư thế ngồi lấy mẫu: Ngồi yên, xì nhẹ dịch mũi vào khăn giấy, đầu nghiêng về phía sau một góc 70 độ. Đối với trẻ nhỏ: đặt ngồi trên đùi của cha/mẹ, lưng của trẻ đối diện với phía ngực cha/mẹ. Cha/mẹ cần ôm trẻ giữ chặt cơ thể và tay trẻ. Yêu cầu cha/mẹ ngả đầu trẻ ra phía sau.

- Cầm que lấy mẫu đưa nhẹ nhàng vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp que lấy mẫu đi dễ dàng vào sâu 1 khoảng bằng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía.

- Giữ que lấy mẫu tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa. Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra và cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.

b] Lấy mẫu dịch mũi [đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch mũi]

Tư thế người được lấy mẫu giống như lấy mẫu dịch tỵ hầu. Cầm que lấy mẫu nhẹ nhàng đưa vào mũi sâu khoảng 2cm, xoay que lấy mẫu vào thành mũi trong khoảng 3 giây. Sau khi lấy xong 1 bên mũi thì dùng đúng que lấy mẫu này để lấy mẫu với bên mũi còn lại và thao tác như lỗ mũi thứ nhất. Nhẹ nhàng xoay và rút que mẫu ra rồi cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.

Cách đưa que lấy mẫu đúng cách - Ảnh: SỞ Y TẾ HÀ NỘI

4. Tách chiết mẫu:

- Nhúng đầu que lấy mẫu vào ống chiết. Xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống 10 lần.

- Để đầu que ngâm trong dung dịch 1 phút. Bóp 2 thành ống ép vào đầu que. Từ từ xoay que và ép đầu que khi rút để thu dịch càng nhiều càng tốt. Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt.

- Lắc mạnh ống theo chiều ngang 10 lần để trộn đều mẫu. Tránh để dung dịch chạm tới đầu lọc trong nắp nhỏ giọt. Nhỏ 3 giọt mẫu chiết từ ống vào ô nhận mẫu [S] của khay thử và bắt đầu đếm thời gian.

5. Đọc kết quả:

Tùy theo hướng dẫn của từng loại sinh phẩm, thời gian đọc kết quả khác nhau. Thông thường thời gian đọc kết quả từ 15-30 phút. Không được đọc kết quả trước hoặc sau thời gian quy định của hướng dẫn sinh phẩm. Kết quả âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C [vạch đỏ].

Kết quả dương tính: Xuất hiện cả vạch chứng C và vạch kết quả T.

Kết quả không có giá trị: Cả vạch chứng C và vạch kết quả T không xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện vạch kết quả T.

Người dân cần lưu ý, nếu vạch chứng C không xuất hiện có thể do thiếu mẫu hoặc khay thử bị hỏng. Lúc này, phải thực hiện lại test thử xét nghiệm hoặc liên hệ với cơ quan y tế để được tư vấn hỗ trợ.

6. Thu gom và xử lý vật liệu xét nghiệm đã sử dụng:

Tất cả các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng được xem như là chất thải lây nhiễm, cần thu gom và xử lý đúng quy định. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi.

Các túi màu vàng đều phải dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2", để nơi cố định và thông báo cho đơn vị chức năng tại địa phương thu gom, xử lý theo quy định đối với chất thải lây nhiễm. Không cho chung các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng vào rác thải sinh hoạt thông thường.

16 loại test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 được Bộ Y tế cấp phép - Ảnh: SỞ Y TẾ HÀ NỘI

DƯƠNG LIỄU

Xét nghiệm RT-PCR là gì

Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược thời gian thực [RT-PCR] là một xét nghiệm có độ nhạy cao, độ đặc hiệu cao để chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2. RT-PCR phát hiện một hoặc nhiều gen axit ribonucleic [RNA] của vi rút và chỉ ra tình trạng nhiễm trùng hiện tại hoặc nhiễm trùng gần đây, nhưng do quá trình phát hiện RNA của vi rút là khá lâu nên không phải là bằng chứng trực tiếp cho sự hiện diện của vi rút có khả năng nhân bản hoặc truyền sang những người khác [CDC].

Thời gian có kết quả RT-PCR

Khác với xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ có kết quả trong khoảng 20 phút, xét nghiệm RT-PCR sẽ có kết quả trong vòng 24h kể từ khi lấy mẫu.

Đối với người trực tiếp đến phòng khám tại 298i Kim Mã để làm xét nghiệm, nếu thực hiện lấy mẫu trước 9h sáng, bạn sẽ nhận được kết quả sau 7h tối cùng ngày.

Đối với người sử dụng dịch vụ xét nghiệm RT-PCR tại nhà, kết quả sẽ có sau 7h tối của ngày hôm sau. Do đó, hãy chủ động đặt lịch xét nghiệm tại nhà trước ngày cần có kết quả khoảng 2-3 ngày để đảm bảo không bị ảnh hưởng đến công việc cá nhân.

Tại sao sử dụng dịch vụ xét nghiệm COVID-19 tại nhà của FMP Hà Nội?

An toàn phòng dịch

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, sử dụng dịch vụ xét nghiệm COVID-19 tại nhà sẽ giúp bạn hạn chế đi lại, tránh tiếp xúc với người ngoài, đảm bảo an toàn phòng dịch.

FMP Hà Nội sẽ có 1 lái xe và 1 điều dưỡng di chuyển đến địa điểm đặt hẹn bằng xe cứu thương của phòng khám để thực hiện xét nghiệm. Toàn bộ nhân viên y tế sẽ mặc đồ bảo hộ trong toàn bộ quá trình thăm khám và thực hiện lấy mẫu.

Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể yên tâm nếu thực hiện xét nghiệm tại phòng khám. FMP Hà Nội luôn tuân thủ đầy đủ quy định phòng dịch, phân luồng đón tiếp, khai báo y tế, đảm bảo giãn cách an toàn cho bệnh nhân và khách đến làm việc.

Dịch vụ 24/7

Chúng tôi tự hào là 1 trong những đơn vị có đủ năng lực để thực hiện dịch vụ 24/7. Bạn có thể thực hiện đặt lịch qua hotline 024.3843.0748 nhánh 142 cũng như trực tiếp đến phòng khám để tiến hành xét nghiệm bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, FMP Hà Nội khuyến khích Quý khách nên đặt lịch trước tại đây để chúng tôi có thể đảm bảo thực hiện dịch vụ xét nghiệm đạt hiệu quả nhất.

Trả kết quả tận nơi

Chúng tôi cung cấp dịch vụ trả kết quả tận nơi sau 24h. Hãy để lại thông tin liên hệ để chúng tôi liên lạc lại trong thời gian sớm nhất.

Đăng ký dịch vụ xét nghiệm RT-PCR tại nhà:

Vui lòng đăng ký theo form sau: //forms.gle/yecwuNhFwCRfQXr98

Hoặc liên hệ qua fanpage: m.me/FamilyMedicalPracticeHanoi

Gọi 024.3843.0748 nhánh 142 - 077.739.9119

----------------------------------------------

Family Medical Practice Hanoi

Địa chỉ: 298i Kim Mã - Khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Quận Ba Đình, Hà Nội

Cần bao lâu để test có kết quả chính xác sau khi tiếp xúc F0

[ĐCSVN] - Ban đọc Mai Hoa [Thanh Xuân – Hà Nội] hỏi: “Hiện nay tại Hà Nội các ca F0 đang tăng mạnh khiến tôi rất lo lắng. Đến nay để phát hiện mình có bị F0 hay không nhanh nhất chỉ có thể sử dụng phương pháp test nhanh. Vậy thời điểm nào nên thực hiện test nhanh COVID-19 sau khi tiếp xúc F0 để cho kết quả chính xác nhất?”

Cần bao lâu để test có kết quả chính xác sau khi tiếp xúc F0. Ảnh CTV

Trả lời:

Khi tiếp xúc với F0 các chuyên gia khuyến cáo người tiếp xúc nên xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp thuận tiện và dễ tiếp cận nhất như test nhanh hoặc xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.

Các trường hợp sau khi tiếp xúc với mầm bệnh nếu đã tiêm vaccine thì cần tiến hành test nhanh hoặc làm xét nghiệm PCR trong khoảng 5-7 ngày, trường hợp chưa tiêm vaccine thì thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48 giờ.

Các chuyên gia cho rằng sở dĩ cần khoảng thời gian này là vì virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức mà các xét nghiệm có thể phát hiện.

Do đó, người nhiễm dù có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có nguy cơ lây cho người khác. Hơn nữa, hiện tại dù vaccine đều cho kết quả cao nhưng không loại trừ 100% nguy cơ lây nhiễm.

Các nghiên cứu cho thấy, khoảng gần 60% số người nhiễm bị lây từ F0 không triệu chứng. Với những người có triệu chứng, nếu xét nghiệm với bộ test nhanh kháng nguyên mà cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 đến 36 giờ sau đó. Nếu tiếp tục cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm PCR.

Như vậy để bảo vệ tốt bản thân và người khác thì tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn là phương pháp tối ưu nhất. Các chuyên gia chỉ rõ thêm, mọi người nên thực hiện tốt khuyến cáo “5K”; thường xuyên mở cửa nơi ở, nơi làm việc để không khí thoáng mát. /.

HC

Video liên quan

Chủ Đề