Ngành công nghệ chế tạo máy là gì

Từ các trường trung cấp đến cao đẳng, đại học, ngày càng có nhiều trường mở chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy. Thực tế, nhiều người vẫn cho rằng đây là một ngành chuyên về thực hành, cần có tay nghề và thành thạo các nguyên lý cơ bản, kỹ năng chuyên môn là đủ. Tuy nhiên, việc các trường đại học có chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư ngành công nghệ chế tạo máy rồi các khóa đào tạo thạc sĩ... đã cho thấy tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ cho nhân sự lĩnh vực này.

Học ngành Công nghệ chế tạo máy sau khi tốt nghiệp ra làm gì?

1. Tổng quan ngành Công nghệ chế tạo máy

Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của máy móc, thiết bị kỹ thuật, tự động hóa trong đời sống và các lĩnh vực sản xuất công nghiệp ngày nay. Ngành công nghệ chế tạo máy là ngành học chuyên về nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy, phục vụ nhu cầu dân dụng và công nghiệp, từ dây chuyền sản xuất, chế biến đến phương tiện đi lại...
Ở một đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam, lao động có trình độ, tay nghề với chuyên môn ngành công nghệ chế tạo máy có thể dễ dàng tìm việc. Không giới hạn khu vực hay tỉnh thành, với tấm bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của ngành này, bạn có cơ hội ứng tuyển thành công ở mọi miền đất nước và nhiều cơ hội thăng tiến.

2. Các khối thi ngành Công nghệ chế tạo máy

Những tổ hợp môn thi ngành công nghệ chế tạo máy phổ biến nhất hiện nay là: A00, A01, C01, D01. Ngoài ra, một số trường có thể xét tuyển các tổ hợp môn khối D07, D90, B00, A16, A03, A10. Các hình thức xét tuyển học bạn THPT cũng trở được nhiều trường áp dụng.

3. Mã ngành ngành Công nghệ chế tạo máy

Mã ngành dự thi ngành công nghệ chế tạo máy là: 7510202

4. Các trường đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tốt nhất

Khi nghe về ngành công nghệ chế tạo máy, nhiều bạn sẽ ngay lập tức nghĩ tới các trường trung cấp, cao đẳng nghề nhưng rõ ràng, có nhiều trường đại học hàng đầu mở chuyên ngành, bộ môn này. Nếu có năng lực để thi vào trường tốt, bạn không chỉ được tiếp xúc với kiến thức chuyên sâu và rèn luyện, thực hành nhiều mà tấm bằng khi đi xin việc cũng sẽ được đánh giá cao. Một số trường đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy có tiếng trên cả nước hiện nay là:

4.1. Miền Bắc

  • Đại học Bách khoa Hà Nội [chỉ tiêu: chưa rõ].
  • Đại học Hải Phòng [chỉ tiêu: 80].
  • Đại học Công nghệ Đông Á [chỉ tiêu: 38].
  • Đại học Thủy Lợi [Cơ sở 1] [chỉ tiêu: 210 - bao gồm cả kỹ thuật cơ khí và ngành công nghệ chế tạo máy].
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên [100].
  • Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên [chỉ tiêu: 60].

4.2. Miền Trung

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh [chỉ tiêu: chưa rõ].
  • Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng [chỉ tiêu: 160].
  • Đại học Nha Trang [chỉ tiêu: 60].

4.3. Miền Nam

  • Đại học Công nghiệp TP.HCM [chỉ tiêu: chưa rõ].
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai [chỉ tiêu: chưa rõ].
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM [chỉ tiêu: chưa rõ].
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long [chỉ tiêu: 50].
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM [chỉ tiêu: chưa rõ].

Triển vọng nghề nghiệp ngành Công nghệ chế tạo máy ra sao?

5. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ chế tạo máy

Để có quyết tâm theo học và xây dựng sự nghiệp với tấm bằng tốt nghiệp ngành công nghệ chế tạo máy, hơn tất cả, bạn sẽ phải nắm rõ các cơ hội việc làm: Có thể xin việc vào đâu, trong các vai trò gì và thu nhập hàng tháng ra sao. Bên cạnh niềm yêu thích, đam mê của mỗi cá nhân, rõ ràng triển vọng có việc tốt, lương cao thực tế và thu hút hơn nhiều với đa số ứng viên dự thi, tìm việc làm. Như đã đề cập, học ngành công nghệ chế tạo máy, bạn có thể đảm nhiệm nhiều vai trò ở các công ty, xí nghiệp khác nhau, ví dụ như: Công ty sản xuất chế tạo cơ khí, công ty sản xuất, khu công nghiệp, công ty thiết kế, thi công và lắp đặt thiết bị máy móc, các viện nghiên cứu, trường học và trung tâm đào tạo, đơn vị tư vấn...

Những vị trí việc làm phổ biến nhất cho sinh viên ngành công nghệ chế tạo máy là:

Công nghệ chế tạo máy là một trong những ngành học thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, đào tạo ra những kỹ sư chuyên ngành chế tạo máy.

Ngành công nghệ chế tạo máy học gì? Học ở đâu và ra trường có thể làm những công việc nào? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Công nghệ chế tạo máy là gì?

Công nghệ chế tạo máy [tiếng Anh là Manufacturing Technology] là ngành học cung cấp cho nền sản xuất những công cụ giúp sản xuất toàn bộ các loại hàng hóa, biến nguyên liệu thô trở thành hàng chất lượng.

Các trường đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

Hầu hết các trường đại học, cao đẳng chuyên kỹ thuật và trường đại học đa ngành đều có tuyển sinh ngành CN chế tạo máy.

Các trường có ngành công nghệ chế tạo máy như sau:

  • Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Các khối thi ngành Công nghệ chế tạo máy

Các khối xét tuyển ngành Công nghệ chế tạo máy bao gồm:

Các lựa chọn thay thế của một số trường:

  • Khối D07 [Toán, Hóa, Anh]
  • Khối D90 [Toán, KHTN, Anh]
  • Khối B00 [Toán, Hóa, Sinh]
  • Khối A16 [Toán, KHTN, Văn]
  • Khối A03 [Toán, Vật lý, Lịch sử]
  • Khối A10 [Toán, Vật lý, Giáo dục công dân]

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy

Tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Học phần bắt buộc
Những NLCB của CN Mác – Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
Pháp luật đại cương
Toán 1, 2, 3
Xác suất thống kê ứng dụng
Nhập môn Kỹ thuật Cơ khí
Toán ứng dụng trong cơ khí
Vật lý 1, 2
Thí nghiệm vật lý 1
Hóa đại cương
Tin học trong kỹ thuật
Giáo dục thể chất 1, 2, 3
Giáo dục quốc phòng
Học phần tự chọn
Viết tài liệu kỹ thuật dành cho kỹ sư
An toàn lao động và môi trường công nghiệp
Kế hoạch khởi nghiệp
Nhập môn quản trị chất lượng
Nhập môn Quản trị học
Nhập môn Logic học
Tư duy hệ thống
Kỹ năng xây dựng kế hoạch
Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật
Phương pháp nghiên cứu khoa học
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở nhóm ngành
Học phần bắt buộc
Vẽ kỹ thuật 1, 2
Cơ kỹ thuật
Sức bền vật liệu
Nguyên lý – Chi tiết máy
Đồ án Thiết kế máy
Dung sai – Kỹ thuật đo
Thí nghiệm đo lường cơ khí
Vật liệu học
Thí nghiệm vật liệu học
Anh văn chuyên ngành cơ khí
Học phần tự chọn
Điều khiển tự động
Thực tập Kỹ thuật điều khiển tự động
Năng lượng và quản lý năng lượng
Dao động trong kỹ thuật
Cơ học lưu chất ứng dụng [CKM]
Kỹ thuật nhiệt
Tối ưu hóa trong kỹ thuật
2. Kiến thức chuyên ngành [lý thuyết + thí nghiệm]
Học phần bắt buộc
Công nghệ kim loại
Cơ sở công nghệ chế tạo máy
Công nghệ thuỷ lực và khí nén
TN Công nghệ thuỷ lực và khí nén
Máy và hệ thống điều khiển số
Công nghệ chế tạo máy
Đồ án Công nghệ chế tạo máy
Trang bị điện – Điện tử trong máy công nghiệp
TN Trang bị điện – Điện tử trong máy công nghiệp
Công nghệ CAD/CAM-CNC
Chuyên đề thực tế
Học phần tự chọn
Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu
Quản trị sản xuất và chất lượng
Thiết kế sản phẩm công nghiệp
Kỹ thuật Robot
3. Kiến thức chuyên ngành [thực hành xưởng + thực tập công nghiệp]
Thực tập nguội
Thực tập Kỹ thuật Hàn
Thực tập Cơ khí 1, 2, 3
Thực tập Công nghệ CAD/CAM-CNC
Thực tập Tốt nghiệp [CNCTM]
4. Tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Các môn tốt nghiệp: Chuyên đề tốt nghiệp 1, 2, 3

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận một số vị trí công việc như sau:

  • Kỹ sư lập trình gia công cho máy CNC phục vụ sản xuất
  • Kỹ sư chế tạo máy với các công việc như kiểm tra bản thiết kế, thực hiện gia công chi tiết, gia công máy móc, dây truyền sản xuất
  • Kỹ sư khai thác, bảo dưỡng máy và thiết bị cơ khí tại các nhà máy sản xuất
  • Cán bộ theo dõi quá trình sản xuất, báo cáo tiến độ tới khách hàng
  • Kỹ sư phòng kỹ thuật với các công việc phân tích, bóc tách và thiết kế các chi tiết máy, lập quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm, thiết kế 3D khuôn mẫu cơ khí, hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng
  • Kỹ sư giám sát lắp đặt các thiết bị nhà máy
  • Kỹ sư tổ chức quản lý thi công, kết cấu, thiết bị, đường ống, giàn giáo…
  • Giám sát vận hành nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy sản xuất công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng…

Video liên quan

Chủ Đề