Thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cơ sở

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

VỀ ĐẤT ĐAI VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI


Ảnh minh họa

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm

2. Phương pháp Quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai

1. Khái niệm:

  • Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân phối và phân phối lại theo quy hoạch, kế hoạch, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Lĩnh vực quản lý đất đai là một lĩnh vực rất rộng, trong quá trình quản lý, cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã căn cứ luật đất đai và pháp luật có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
  • Điều 24 Luật đất đai 2013 quy định về các Cơ quan quản lý đất đai, bao gồm:

        “1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.

             Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

             Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.”

             Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định chi tiết điều khoản trên, như sau:

             “1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:

             a] Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;

             b] Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

2. Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.”

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
  • Qua đó có thể hiểu Quản lý hành chính nhà nước về đất đai là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước để quản lý, điều hành lĩnh vực quản lý đất đai theo quy định của pháp luật.
  • Quá trình thực hiện quản lý đất đai, nhà nước sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp Thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp kinh tế ... để quản lý, trong đó có phương pháp hành chính.

2. Phương pháp Quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai:

  • Phương pháp hành chính là phương pháp tác động mang tính trực tiếp, phương pháp này dựa vào mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, mà thực chất đó là mối quan hệ giữa quyền uy và sự phục tùng. Phương pháp quản lý hành chính về đất đai của Nhà nước là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước đến các chủ thể trong quan hệ đất đai, bao gồm các chủ thể là cơ quan quản lý đất đai của Nhà nước và các chủ thể là người sử dụng đất [các hộ gia đình, các cá nhân, các tổ chức, các pháp nhân] bằng các biện pháp, các quyết định mang tính mệnh lệnh bắt buộc. Nó đòi hỏi người sử dụng đất phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Trong quản lý nhà nước về đất đai phương pháp hành chính có vai trò to lớn, xác lập được kỷ cương trật tự trong xã hội. Nó kết nối được các hoạt động giữa các bộ phận có liên quan, và giải quyết được các vấn đề đặt ra trong công tác quản lý một cách nhanh chóng kịp thời.
  • Khi sử dụng phương pháp hành chính, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước về đất đai khi ra quyết định, hoặc thực hiện hành vi hành chính [hành động, không hành động] phải trên cơ sở pháp luật quy định về sử dụng quyền hạn đó.
  • Trên cơ sở đó, để việc quản lý hành chính đất đai đạt hiệu quả, các chủ thể quản lý [nêu trên] đã tuỳ vào từng loại việc và trường hợp cụ thể để sử dụng các phương pháp, biện pháp khác nhau để giải quyết và một trong các phương pháp, biện pháp thường được sử dụng đó là việc ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính buộc các chủ thể là người sử dụng đất phải chấp hành quy định pháp luật về đất đai.
  • Vậy Quyết định hành chính, Hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung dưới đây:
    • Quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai.
    • Quyết định hành chính trong quản lý đất đai, bao gồm:
      • Quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
      • Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
      • Cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
      • Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
    • Hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai là hành vi [hành động hoặc không hành động] của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của Luật Đất đai.
  • Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu kiện là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định tại những trường hợp trên.

Chức năng quản lý đất đai của UBND cấp xã được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật: Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Đất đai năm 2013 [LĐĐ], Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Ngoài ra, chức năng này còn được quy định tại các văn bản dưới luật như: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành mộ số điều của LĐĐ; Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Theo đó, UBND cấp xã có chức năng [chính] quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và QP-AN theo các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và theo sự phân công chỉ đạo thực hiện của UBND cấp huyện.

Thẩm quyền của UBND cấp xã trong quản lý đất đai xuất phát từ việc phân cấp, ủy quyền của UBND cấp huyện nhằm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện. Có thể thấy, UBND cấp xã có trách nhiệm và thẩm quyền như sau:

Thứ nhất, trách nhiệm xác định nguồn gốc đất đai, tình trạng đất đai của UBND cấp xã: Điều 105 LĐĐ quy định thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [GCN QSDĐ], quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thuộc về UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Tuy nhiên, trong quá trình cấp GCN QSDĐ cho công dân, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện một số công đoạn trong thủ tục hành chính [TTHC].

Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã. UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Đối với trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại GCN QSDĐ, UBND cấp xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai [khoản 2 Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP].

Thứ hai, trong thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau: [i] Xác nhận hiện trạng SDĐ so với nội dung kê khai đăng ký đối với trường hợp đăng ký đất đai; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của LĐĐ và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm SDĐ, tình trạng tranh chấp SDĐ, sự phù hợp với quy hoạch. [ii] Đối với trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ.

[iii] Sau khi tiến hành xác minh hiện trạng SDĐ, UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm SDĐ tại trụ sở UBND cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất. Đồng thời, xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. [khoản 2 Điều 70 Nhị định số 43/2014/NĐ-CP].

Điều 59 LĐĐ quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất của từng cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, khoản 3 Điều 59 quy định về thẩm quyền của UBND như sau: “3. UBND cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn”. Như vậy, đất công ích chính là đất UBND xã quản lý.

Trong phân loại đất đai theo quy định của pháp luật Việt Nam mới nhất thì đất được chia thành 3 loại đất chính: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng [chưa xác định mục đích sử dụng]. Hoàn toàn không có khái niệm về đất công ích.

Tuy nhiên, Điều 59 và Điều 132 LĐĐ có nhắc đến loại đất này. Theo đó, Điều 132 quy định như sau: “Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.” Như vậy, đất công ích xuất phát điểm chính là đất nông nghiệp, cụ thể là: Đất trồng cây hàng năm; Đất trồng cây lâu năm; Đất nuôi trồng thủy sản. Đất công ích là đất được lấy từ quỹ đất nông nghiệp để phục vụ cho lợi ích công cộng của một cộng đồng nhất định.

Ngoài tên đất công ích ra, loại đất này còn được gọi là đất 5%. Trước đây, hợp tác xã đã trích 5% quỹ đất hợp tác xã hoặc các hộ dân sau khi đã đưa đất vào hợp tác xã thì được giữ lại 5% để giao cho các hộ nông dân được tự do phát triển kinh tế theo nhu cầu của mình. Ngoài ra, các loại đất sau cũng chính là nguồn hình thành hoặc bổ sung vào quỹ đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích công ích tại xã, phường, thị trấn: Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước; Đất khai hoang; Đất nông nghiệp thu hồi.

Điều 132 LĐĐ nói rõ: Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản. Nếu nơi nào có quỹ đất nông nghiệp dùng làm đất công ích vượt quá 5% thì giải quyết như sau: Diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

Khoản 2 Điều 132 LĐĐ quy định về mục đích sử dụng quỹ đất nông nghiệp dùng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn như sau: Thứ nhất, dùng để xây dựng công trình công cộng của xã, phường, thị trấn [bao gồm: công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình khác theo quy định của UBND cấp tỉnh], nhằm mục đích phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí và nhu cầu khác của người dân trên địa bàn. Thứ hai, dùng để bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng. Thứ ba, dùng để xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa.

Đối với đất chưa sử dụng vào 1 trong 3 mục đích nói trên thì UBND cấp xã có quyền cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá. Tiền thuê thu được sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước do UBND cấp xã quản lý. UBND cấp xã chỉ được sử dụng số tiền này cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy dinh. Mục đích sử dụng đất cũng chính là cơ sở để xác định đất công ích.

Điều 164 LĐĐ quy định về thẩm quyền quản lý đất chưa sử dụng: “UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.”

Khoản 3 Điều 10 LĐĐ nói về đất chưa sử dụng như sau: Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. Điều 58 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP giải thích rõ hơn về khái niệm này: Đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây. Đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chưa xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nào sử dụng ổn định lâu dài.

Điều 165 LĐĐ quy định về việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng như sau: UBND các cấp sẽ căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để lên kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất chưa sử dụng vào sử dụng. Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Điều kiện để được giao đất nông nghiệp đó là nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thể hiện trong đơn xin giao đất phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Diện tích đất được quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thì ưu tiên giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại các địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

Ngoài 3 loại đất nói trên, tại mỗi địa phương khác nhau sẽ có những quy định riêng về đất do UBND cấp xã quản lý. Ví dụ, đất nông nghiệp nằm ngoài ranh giới quy hoạch của dự án đã được thu hồi, bồi thường; đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn bị Nhà nước thu hồi; đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự nguyện trả lại hoặc tặng cho Nhà nước quyền sử dụng đất; đất khai hoang,...

Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu QLNN về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong quản lý hồ sơ địa chính, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp cùng cơ quan chuyên môn thiết lập, quản lý hồ sơ địa chính. Đồng thời, UBND cấp xã có trách nhiệm sử dụng, bảo quản, khai thác thông tin đất đai địa chính theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người SDĐ giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai có nhiều loại bao gồm: Tranh chấp về chủ thể có QSDĐ, tranh chấp liên quan đến các giao dịch về QSDĐ, tranh chấp về tài sản gắn liền với QSDĐ. Đối với tranh chấp đất đai, khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp hòa giải thông qua hòa giải cơ sở. Như vậy, đối với các tranh chấp đất đai mà các bên không thể tự hòa giải được hoặc đã hòa giải nhưng các bên chưa đồng ý, UBND cấp có trách nhiệm tổ chức hòa giải nếu các bên tranh chấp có đơn yêu cầu.

Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp đất đai tiến hành hòa giải, do vậy hòa giải không phải thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, đối với tranh chấp ai là người có QSDĐ, đây là thủ tục bắt buộc và cũng là điều kiện thụ lý vụ án tại Tòa án. Yêu cầu khởi kiện tranh chấp về QSDĐ nếu không được tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã thì coi như là chưa đủ điều kiện khởi kiện và Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho đương sự là nguyên đơn.

Trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phải phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc cấp xã, các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương nơi có tranh chấp, bao gồm: Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình SDĐ và hiện trạng SDĐ; thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải; tổ chức cuộc họp hòa giải.

Như vậy, UBND cấp xã với vai trò là trung gian, tổ chức hòa giải, giúp các bên  tranh chấp hoặc có liên quan thỏa thuận, thương lượng phương án giải quyết tranh chấp và tự nguyện thi hành; trong trường hợp các bên không thi hành, thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Vì vậy, kết quả hòa giải mặc dù là thành nhưng lại không có giá trị để thi hành.

Chủ tịch UBND cấp xã có quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5.000.000 đồng

Vi phạm pháp luật đất đai là hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, có lỗi và xâm hại đến quan hệ đất đai được pháp luật bảo vệ. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Pháp luật đất đai quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc về chủ tịch UBND cấp xã. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của chủ tịch UBND cấp xã được quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy về thẩm quyền của chủ tịch UBND các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính như sau: “Chủ tịch UBND cấp xã có quyền: [a] Phạt cảnh cáo; [b] Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; [c] Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; [d] Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm”.

Như vậy, phụ thuộc vào mức phạt đối với hành vi vi phạm lĩnh vực đất đai để xem xét có thuộc thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND cấp xã. Ví dụ, đối với hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn, chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với diện tích đất lấn chiếm dưới 0,1 hecta. Do hình thức và mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất: từ 2.000.000 đến 3.000.000 [dưới 0,05 hecta] và từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng [dưới 0,1 hecta].

Có thể thấy rằng trong những năm gần đây, QLNN về đất đai của UBND cấp xã đạt được những kết quả nhất định: Thực hiện quy hoạch, kế hoạch đất đã được phê duyệt cơ bản đảm bảo, công tác quản lý HSĐC đã đi vào nề nếp, các hoạt động đánh giá hiện trạng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai được đảm bảo hơn; hồ sơ về đất đai của người dân được thực hiện theo TTHC của cơ chế một cửa, một cửa liên thông bước đầu đáp ứng yêu cầu trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai hướng tới đảm bảo quản lý và sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức, công dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới của địa phương, đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác QLNN về đất đai của UBND cấp xã còn tồn tại những hạn chế nhất định: Còn để xảy ra những hành vi vi phạm pháp luật như sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng công trình trên đất nông nghiệp, có  hành vi lấn chiếm đất; tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng ở các địa phương, chính quyền cơ sở một số nơi chưa làm tốt công tác hòa giải tranh chấp đất đai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên phê duyệt có nơi chưa làm tốt; một số chính quyền địa phương cơ sở còn có lúc buông lỏng quản lý, có những yếu kém nhất định về công tác chỉ đạo, điều hành. Những hạn chế này xuất phát từ một số nguyên nhân: Người sử dụng đất chưa quan tâm tìm hiểu các quy định pháp luật về đất đai để bảo vệ quyền lợi cho mình, chưa thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ của người sử dụng đất. Việc tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai đến nhân dân trong địa bàn phường chưa chủ động, tích cực, chất lượng các buổi tuyên truyền chưa cao. Người dân ít quan tâm tới công tác tuyên truyền trong lĩnh vực đất đai, chỉ khi nào quyền lợi của mình bị ảnh hưởng họ mới có ý kiến. Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đất đai thường xuyên thay đổi. Giá đền bù quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Vì vậy, công tác thu hồi, bồi thường cũng có những khó khăn nhất định. Trình độ, năng lực của cán bộ, công chức địa chính cấp xã một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác QLNN về đất đai của UBND cấp xã cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

      Một là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. Cũng như sự giám sát của HĐND.

UBND cấp tỉnh, Sở TN&MT, UBND cấp huyện, Phòng TN&MT cấp huyện cần có sự kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch kết hợp kiểm tra đột xuất đối với hoạt động quản lý nhà nước về đất đai của UBND cấp xã, nếu thấy sự thiếu sót, buông lỏng cần có sự chấn chỉnh kịp thời, cũng như xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật trong công tác quản lý đất đai ở cơ sở. Bên cạnh đó, HĐND cấp xã cũng cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát nói chung, trong đó có hoạt động giám sát đối với công tác quản lý đất đai của UBND cùng cấp.

       Hai là, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho công chức địa chính cấp xã. Hằng năm, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Bộ TN&MT, UBND cấp tỉnh, Sở TN&MT cần tăng cường các đợt tập huấn về kiến thức pháp luật đất đai, chuyên môn nghiệp vụ, cũng như nâng cao trình độ tin học để công chức địa chính các xã, phường, thị trấn có thể khai thác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tốt cho công việc. Chú trọng việc trang bị kỹ năng về giao tiếp hành chính, kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực thi công vụ.

      Ba là, chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã phải không ngừng học tập, thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc các quy định của pháp luật đất đai, cũng như kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác QLNN về đất đai,

       Bốn  là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thực hiện việc tuyển dụng đối với công chức địa chính cấp xã, tạo cho họ yên tâm và tâm huyết với công việc được giao. Công chức địa chính tại cấp xã nên bố trí cố định trong thời gian dài để họ có thể bám địa bàn, nắm rõ tình hình sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc của các thửa đai.

      Năm  là, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí hoạt động hằng năm cho lĩnh vực quản lý đất đai, trang bị máy móc, tủ đựng tài liệu - hồ sơ địa chính. UBND cấp xã cần đề xuất những khó khăn hoặc kiến nghị cụ thể trong quá trình quản lý để cấp trên kịp thời hướng dẫn, giải quyết đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ đồng thời phục vụ nhân dân đạt kết quả cao. 

      Sáu là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đất đai đến từng người dân trong địa bàn xã, phường, thị trấn đi đôi với việc thiết lập cơ chế hỗ trợ pháp lý cho người có QSDĐ để họ bảo vệ được quyền lợi của mình và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật đất đai nhằm đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa. Tránh tình trạng còn cả nể, có những hành vi vi phạm trong quá trình sử dụng đất nhưng cán bộ, công chức cấp xã không thực hiện lập biên bản và không xử lý theo quy định của pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề