Thành quả quan trọng nhất mà cuộc khởi nghĩa bắc sơn để lại cho cách mạng việt nam là gì?

Khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra vào thời gian nào? Nguyên nhân diễn biến và ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn như thế nào?. Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc này, hãy cùng VnDoc tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn qua bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn

  • 1. Khởi nghĩa Bắc Sơn là gì?
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn
  • 3. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn
  • 4. Ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn là gì?

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1. Khởi nghĩa Bắc Sơn là gì?

Khởi nghĩa Bắc Sơn là gì? Khởi nghĩa Bắc Sơn là cuộc khởi nghĩa diễn ra khi chiến tranh thế giới thứ hai vẫn chưa kết thúc. Vào tháng 6 năm 1940, nước Pháp bị quân đội Đức Quốc xâm lược và tiến hành chiếm đóng. Vì thế, nhân cơ hội tốt này, vào tháng 9 năm 1940, Nhật Bản bắt đầu triển khai kế hoạch xâm lược bán đảo Đông Dương từ tay Pháp.

Kể từ đây, nhân dân Việt Nam cùng một lúc phải chịu hai thế lực thống trị đó là thực dân Pháp và phát xít Nhật. Vì vậy, khi tìm hiểu khởi nghĩa Bắc Sơn là gì, các bạn sẽ biết được cuộc khởi nghĩa này diễn ra với mục đích chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật diễn ra tại Bắc Sơn, Lạng Sơn vào năm 1940.

Khi quân Nhật tiến đánh Lạng Sơn vào ngày 22 – 9 – 1940, quân đội Pháp nhanh chóng chịu thua và tháo chạy qua châu Bắc Sơn. Tuy nhiên sau đó, Nhật đã thỏa hiệp với Pháp để có thể một lần nữa quay trở lại đàn áp phong trào khởi nghĩa của nhân dân ta.

2. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn

Khởi nghĩa Bắc Sơn là gì và nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa này là do đâu? Trong thời điểm lúc bấy giờ, khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ do nguyên nhân chính đó là vào ngày 22/9/1940, Nhật đánh chiếm Lạng Sơn và quân Pháp đã phải chịu trận thua lớn sau đó tháo chạy về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn.

Nắm bắt được cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành lại chính quyền về tay mình.

3. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn

Tìm hiểu khởi nghĩa Bắc Sơn là gì, chắc chắn các bạn sẽ biết thêm những kiến thức lịch sử về diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn [27/09/1940].

Diễn biến khởi nghĩa Bắc Sơn:

Khi quân Nhật bắt đầu những đòn đánh đầu tiên vào Lạng Sơn, quân đội Pháp trên đà thua đã tháo chạy qua châu 11 Bắc Sơn để lên Thái Nguyên. Nắm bắt được cơ hội thuận lợi này, Đảng bộ Bắc Sơn đã lãnh đạo nhân dân đứng dậy tước khí giới của tàn quân Pháp để có thể trang bị vũ khí thêm cho mình.

Cùng với đó, cuộc khởi nghĩa này có mang mục đích giải tán chính quyền địch và nhanh chóng thành lập chính quyền cách mạng [27/9/1940]. Tuy nhiên sau đó, Nhật và Pháp đã thỏa hiệp với nhau để Nhật có cơ hội quay lại đàn áp dân ta, bắt giết cán bộ cũng như đốt phá nhà cửa, cướp đoạt tài sản của nhân dân tại vùng này.

Trước sự tấn công của phát xít Nhật, Đảng bộ địa phương tại Bắc Sơn đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên đấu tranh quyết liệt để chống khủng bố. Đồng thời, tổ chức thành các toán vũ trang đi truy lùng và trừng trị bọn tay sai còn sót lại của địch. Nhờ vào sự lãnh đạo này mà các cơ sở của cuộc khởi nghĩa vẫn liên tục được duy trì và quân khởi nghĩa được đà tiến đến lập căn cứ quân sự.

Cùng với đó, một ủy ban chỉ huy đã được thành lập để đảm nhận nhiệm vụ phụ trách mọi mặt của công tác cách mạng. Những tài sản của bọn đế quốc, tay sai đều bị tịch thu và đem chia cho dân nghèo cũng như các gia đình bị thiệt hại lớn.

Nhờ những thành công ban đầu này, quần chúng nhân dân ngày càng phấn khởi gia nhập đội quân cách mạng rất đông. Vì thế mà đội du kích Bắc Sơn sau một thời gian thành lập đã nhanh chóng trở nên lớn mạnh.

4. Ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn là gì?

Khởi nghĩa Bắc Sơn tuy kết thúc thất bại nhưng đã để lại nhiều ý nghĩa quan trọng. Cụ thể, những ý nghĩa đó được đúc kết lại như sau:

Khởi nghĩa Bắc Sơn là cuộc khởi nghĩa mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau khi Đảng có quyết định chuyển hướng đấu tranh. Nhờ đó, những cuộc khởi nghĩa sau của nhân dân ta đã có đường đi đúng đắn và chính xác hơn.

Đồng thời, cuộc khởi nghĩa này kết thúc cũng đã để lại rất nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang và kinh nghiệm chọn thời cơ để khởi nghĩa. Qua đây, Đảng cũng đã rút ra được những bài học quan trọng các yếu tố chuẩn bị lực lượng cũng như xác định thời cơ chín muồi để phục vụ cho việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Tám về sau.

Đặc biệt, ý nghĩa mà bạn biết được khi tìm hiểu khởi nghĩa Bắc Sơn là gì đó chính là cuộc khởi nghĩa này đã giúp nêu cao tinh thần anh dũng, bất khuất của toàn thể dân tộc Việt Nam, tạo nên một một làn sóng yêu nước và đứng lên giữ nước vô cùng tuyệt vời.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Khởi nghĩa Bắc Sơn. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, diễn biến kết quả và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Bắc Sơn. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập và có thêm nhiều sự hiểu biết về Lịch sử Việt Nam nhé.

Mời bạn đọc cùng xem thêm tài liệu về các cuộc khởi nghĩa:

  • Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • Khởi nghĩa Yên Thế

Tiến tới kỷ niệm 80 năm Khởi nghĩa Bắc Sơn [27-9-1940 – 27-9-2020], ngày 13-9, tại huyện Bắc Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn phối hợp Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Khởi nghĩa Bắc Sơn với sự nghiệp cách mạng Việt Nam - Giá trị lịch sử, bảo tồn và phát huy".

Dự hội thảo có đồng chí Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đại diện một số bộ, ngành của Trung ương; lãnh đạo một số Viện nghiên cứu khoa học; lãnh đạo Quân khu I; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh Lạng Sơn; đại diện lãnh đạo các huyện ủy và thành ủy.

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo nêu rõ: Cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn [27-9-1940] là cuộc Khởi nghĩa mở đầu thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam - thời kỳ kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy của quần chúng kết hợp với tiến công của các lực lượng vũ trang cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Tuy thắng lợi được diễn ra trên phạm vi địa bàn một huyện, nhưng khởi nghĩa Bắc Sơn có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tại Hội thảo, đã có 60 tham luận khoa học của các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương; lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành và các địa phương tỉnh Lạng Sơn, các nhà khoa học. Các tham luận khoa học đã đi sâu làm rõ hơn nữa ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn; làm rõ đường lối đúng đắn, sáng tạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ, Ban cán sự Đảng tỉnh Lạng Sơn, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo Khởi nghĩa Bắc Sơn; tầm vóc, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của Khởi nghĩa Bắc Sơn; sự ra đời của Du kích Bắc Sơn và các Đội Cứu quốc quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam; bài học kinh nghiệm về lựa chọn thời cơ khởi nghĩa, giành và giữ chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng; đề xuất các cơ chế, chính sách, phương hướng, giải pháp quy hoạch, bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Khởi nghĩa Bắc Sơn…

Quang cảnh hội thảo. 

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh: Cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn vào ngày 27-9-1940 là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng, là “tiếng súng” mở đầu cho thời kỳ đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng; là sự khẳng định chuyển hướng đấu tranh đúng đắn của Đảng được định ra tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6 tháng 11-1939.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí chỉ rõ, sau cuộc Hội thảo này, các nhà khoa học, các nhân chứng lịch sử… cần tiếp tục sưu tầm, cung cấp tư liệu sự kiện liên quan đến Khởi nghĩa Bắc Sơn để các cơ quan Trung ương cũng như của tỉnh Lạng Sơn bổ sung vào công tác nghiên cứu, làm phong phú thêm sự kiện lịch sử này.

Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan của tỉnh Lạng Sơn cần tích cực phát huy kết quả nghiên cứu vào thực tiễn công tác; tiếp tục tuyên truyền, giáo dục lịch sử cho cán bộ, chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ, hiểu đúng giá trị lịch sử của Khởi nghĩa Bắc Sơn. Qua đó, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, trong giai đoạn hiện nay; các cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Bắc Sơn nói riêng cần tiếp tục đoàn kết, ra sức thi đua xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

HÙNG TRÁNG

– Cách đây 81 năm, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn [ngày 27/9/1940] do Chi bộ Cộng sản và Nhân dân Bắc Sơn tiến hành đã thức tỉnh tinh thần cách mạng của Nhân dân cả nước, mở đầu khởi nghĩa vũ trang đầu tiên của cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là  tiền đề quan trọng để cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi.

Ngày 22/9/1940, quân Nhật tiến vào chiếm Lạng Sơn, một số lớn quân Pháp đầu hàng, số còn lại tháo chạy theo hướng Điềm He, Bình Gia, Bắc Sơn về Thái Nguyên. Không bỏ lỡ thời cơ, một số đảng viên Cộng sản vừa thoát khỏi nhà tù Lạng Sơn về cùng Đảng bộ, Nhân dân Bắc  Sơn họp bàn, quyết định khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Đúng 20 giờ ngày 27/9/1940, lực lượng khởi nghĩa khoảng 600 người, gồm tự vệ, quần chúng các dân tộc Tày, Nùng, Dao… ở khắp các địa phương trong huyện được trang bị các loại vũ khí thô sơ, tự tạo, gậy gộc, giáo mác. Lực lượng được chia làm  3 mũi, tiến công đánh chiếm đồn Mỏ Nhài [châu lỵ Bắc Sơn]. Trước khí thế của quân khởi nghĩa, quân địch chỉ chống cự 15 đến 20 phút thì từ tri châu đến binh lính bỏ chạy tháo thân, chính quyền địch tan rã. Thay mặt Ban chỉ huy khởi nghĩa, đồng chí Hoàng Văn Hán tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ, trật tự trị an do Nhân dân tự đảm nhiệm, hạ lệnh đốt giấy tờ, sổ sách, ấn tín của địch. Ngày 28 và 29, quân khởi nghĩa tiếp tục phục kích tiêu diệt, tước khí giới quân Pháp ở đèo Canh Tiếm, Sập Dì, Nà Ty, Thẳm Thông…

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Bắc Sơn tham quan Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn

Sau khi chấp nhận đầu hàng quân Nhật, thực dân Pháp cấp tốc điều quân trở lại Bắc Sơn để đàn áp lực lượng khởi nghĩa. Không khí khủng bố đẫm máu lan tràn khắp châu Bắc Sơn.  Nhiều chiến sĩ trung kiên bị địch bắt, sát hại, nhiều gia đinh bị khủng bố, nhà cửa bị đốt phá, làng xóm tang thương. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Giữa lúc Ban chỉ huy khởi nghĩa đang lúng túng tìm cách đối phó thì Xứ ủy Bắc Kỳ kịp thời cử đồng chí Trần Đăng Ninh lên tăng cường lãnh đạo. Ngày 13/10/1940, đồng chí Trần Đăng Ninh đã triệu tập cuộc họp tại khu rừng Sa Khao, xã Vũ Lăng [nay thuộc Tân Hương] bàn biện pháp xây dựng lại phong trào cách mạng Bắc Sơn. Qua thảo luận, Hội nghị quyết định tập trung đảng viên và số quần  chúng  tích cực, thu thập vũ khí, thành lập Đội du kích Bắc Sơn đầu tiên do đồng chí Trần Đăng Ninh đứng đầu. Tại cuộc mít tinh, đồng chí Trần Đăng Ninh tuyên bố:  “Đội du kích Bắc Sơn” được thành lập và kêu gọi Nhân dân ủng hộ Đội du kích Bắc Sơn, tiếp tục  đẩy mạnh cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian tiến hành Hội nghị Trung ương 8 của Đảng [tháng 5/1941], Đội du kích Bắc Sơn đươc giao nhiệm vụ cùng lực lượng du kích Pác Bó [Cao Bằng] dẫn đường, bảo vệ cán bộ dự hội nghị và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Mặc dù cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn chưa giành được thắng lợi triệt để nhưng đã ghi nhận bước trưởng thành lớn mạnh của phong trào cách mạng nước ta trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Từ những hình thức nhỏ với mục tiêu đòi quyền dân sinh, dân chủ đã từng bước tiến hành đấu tranh vũ trang, tập dượt cho quần chúng nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.  Có thể khẳng định: Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã mở đầu thời kỳ cách mạng nước ta, sử dụng các hình thức bạo lực cách mạng, đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị nổi dậy của quần chúng Nhân dân, với tiến công của lực lượng vũ  trang cách mạng, đánh đổ đế quốc, phong kiến đã giúp Đảng ta có thêm những kinh nghiệm thực tiễn quý báu, làm cơ sở lý luận cho đường lối đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc; là tiền đề và điều kiện quan trọng để Đảng ta lãnh đạo Tổng khởi nghĩa năm 1945 thắng lợi, giành chính quyền về tay Nhân dân, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhận định về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, đồng chí Trường Chinh đã nói: “Ưu điểm lớn nhất của Nhân dân Bắc Sơn là đã kịp thời nổi dậy giành chính quyền khi quân đội phát xít Nhật xâm lược Lạng Sơn và hàng ngũ quân Pháp cùng bè lũ tay sai đã hoang mang, dao dộng đến cực điểm”.

 Khởi nghĩa Bắc Sơn đã gây chấn động lớn, trực tiếp đe dọa ách cai trị của phát xít Nhật và thưc dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa đã khai sinh ra Đội du kích Bắc Sơn – một trong những lực lượng vũ trang đầu tiên của Đảng, đã góp phần quan trọng vào sự ra đời và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ khởi nghĩa Bắc Sơn, Đảng ta quyết định thành lập căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai mà sau này ta gọi là hậu phương căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến. Đây là căn cứ địa đầu tiên để từ đó phong trào cách mạng và căn cứ địa khác được thành lập liên tiếp ở 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.

Cuộc khởi nghĩa đã cung cấp những luận cứ khoa học về xây dựng cứ địa cách mạng, là cơ sở khoa học trong việc củng cố và phát triển phong trào cách mạng cả nước, yếu tố quan trọng giành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945. Kinh nghiệm từ khởi nghĩa Bắc Sơn là cơ sở để Đảng ta đề ra chủ trương khởi nghĩa từng phần, ở từng địa phương, từng khu vực tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền cả nước. Xét về  góc độ hoàn cảnh và thời cơ lịch sử, khởi nghĩa Bắc Sơn là cuộc khởi nghĩa còn non nhưng trong thời điểm bấy giờ là cuộc khởi nghĩa đã đánh thức tinh thần đấu tranh quật khởi của lòng yêu nước, ý chí quyết tâm vì khát vọng độc lập, tự do của Nhân dân. Sức lan tỏa của khởi nghã Bắc Sơn như nhận định của Hội nghị Trung ương VII [tháng 11/1940]: “Khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra đúng lúc”. Tiếng súng khởi nghĩa Bắc Sơn đã thức tỉnh tinh thần đấu tranh cách mạng của Nhân dân cả nước, mãi mãi được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một tấm gương về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Nhân dân Việt Nam.

Khởi nghĩa Bắc Sơn,  giúp Đảng ta rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm về chọn thời cơ khởi nghĩa, về vấn đề tập hợp lực lượng đoàn kết toàn dân. Từ khởi nghĩa Bắc Sơn đã hình thành ra một trong những đội quân vũ trang cách mạng đầu tiên của Đảng là Đội du kích Bắc Sơn, tiếp theo là thúc đẩy sự ra đời của các đội Cứu quốc quân I, II, III. Khởi nghĩa Bắc Sơn dẫn đến thành lập căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai, làm nòng cốt cho việc củng cố, phát  triển  và thúc đẩy  phong trào cách mạng ở các địa phương lân cận và rộng cả nước được gọi là các  an toàn khu.

Kỷ niệm 81 năm khởi nghĩa Bắc Sơn, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung cùng đoàn kết phấn đấu, tập trung trí tuệ, phát huy sức mạnh tổng hợp, vượt qua khó khăn, thử thách trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp để phát triển kinh tế – xã hội; củng cố quốc phòng – an ninh; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, góp phần đắc lực vào việc xây dựng quê hương Xứ Lạng ngày càng văn minh, giàu đẹp

Video liên quan

Chủ Đề