Thể dục chống mệt mỏi cho trẻ mầm non

*Các bài tập phát triển thể chất cho trẻ mầm non sẽ trở thành một hoạt động thú vị. Không chỉ vậy mà nó còn tạo sự hứng thú cho trẻ, nếu như giáo viên biết cách lồng ghép những trò chơi hấp dẫn. Như vậy, vừa có thể giúp trẻ phát triển thể chất lại còn định hình được tính cách ở trẻ.

1. Vì sao nên phát triển thể chất toàn diện cho trẻ mầm non

Đối với trẻ mầm non thì việc phát triển thể chất là nhu cầu thiết yếu được phụ huynh cũng như nhà trường quan tâm hàng đầu. Bởi điều này mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời.

1.1 Trau dồi trí lực, rèn luyện thể lực

Trên thực tế có rất nhiều phụ huynh mong muốn con của mình có thể phát triển trí tuệ.  Chính vì vậy mà đã có không ít trẻ đã chịu áp lực học tập ngày từ khi còn nhỏ. Với một lịch học dày đặc ở trường và ở nhà khiến cho chúng cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi.

Tuy nhiên phụ huynh nên biết rằng trẻ em cần có khoảng thời gian để thư giãn, giải trí và vui chơi. Nhất là ở những trò chơi vận động để cơ thể được phát triển dẻo dai hơn.

Do đó mà phụ huynh nên cố gắng để con tiếp cận với bộ môn thể thao, tham gia các trò chơi rèn luyện trí tuệ phù hợp.  Như vậy sẽ tạo cho các con được sự hứng thú, để các con được làm quen với việc rèn luyện thể chất. Chỉ khi có sức khỏe thì kết quả học tập mới tốt, đồng thời còn tạo đức tính tốt ngay từ khi còn nhỏ.

1.2 Giúp bảo vệ bản thân

Khi được vận động thường xuyên trẻ sẽ có ý thức bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình. Coi đó là một thói quen tốt và mỗi ngày cần được rèn luyện. Do đó mà tại trường thường tổ chức các hoạt động hỗ trợ các con biết bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm.

1.3 Khả năng phát triển thêm các kỹ năng cần thiết

Các bé sẽ hình thành được kỹ năng cần thiết khi được phát triển thể chất tại trường mầm non. Chẳng hạn như: tinh thần kỷ luật, tính trung thực hay cả sự nhanh nhạy….

Một trong những giải pháp tốt nhất đó là tích cực vận động để tạo nên sự hứng thú tác động tích cực đến hệ thần kinh. Đó là chưa kể đến các hoạt động tập thể này sẽ giúp trẻ được giao lưu và xích lại gần nhau hơn.

2. Các giai đoạn phát triển thể chất ở trẻ

                        

Trong mỗi giai đoạn thì khả năng phát triển về thể chất của trẻ là khác nhau với những đặc trưng riêng. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1 [từ 0 cho đến 24 tháng]: Trong giai đoạn này trẻ có thể bò, ngồi và ngẩng đầu lên.
  • Giai đoạn 2 [từ 12 đến 24 tháng tuổi]: Trong giai đoạn này trẻ đã có thể đi nhanh, đi vũng và bước được lên các bậc cầu thang. Các ngón tay cũng đã sử dụng được dễ dàng và viết nguệch ngoạc.
  • Giai đoạn 3 [trẻ từ 2 cho đến 4 tuổi]: Trong giai đoạn này dưới sự giúp đỡ của người lớn trẻ đã bắt đầu biết chạy nhảy, leo cầu thang, cầm bút màu.
  • Giai đoạn 4 [trẻ từ 4 đến 6 tuổi]: Trong giai đoạn này trẻ đã không cần đến sự giúp đỡ từ người lớn mà vẫn cầm bút vẽ và viết thành thạo, leo cầu thang, tự mặc quần áo, đi giày.

Trong mỗi một giai đoạn sẽ có các phương pháp phát triển thể chất khác nhau. Do đó mà cha mẹ cần chú ý để chọn cho con cách rèn luyện phù hợp.

3. Các bài tập phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Có rất nhiều các bài tập để trẻ có thể phát triển thể chất mà cha mẹ có thể tham khảo như:

3.1. Tập thể dục

Tại trường các cô có thể hướng dẫn các con các động tác thể dục đơn giản, dễ thực hiện. Hãy thiết kế chúng thành bài tập thể dục vào mỗi buổi sáng hay buổi chiều để tập cùng các con. Theo như nghiên cứu khi tập thể dục sẽ giúp trẻ có thể phát triển được nhiều bộ phận. Bên cạnh đó thì đây cũng là hoạt động giải trí lành mạnh.

Mỗi một lứa tuổi sẽ có các bài tập cũng như khung giờ khác nhau. Hoạt động này thường được hoạt động theo tập thể, như vậy cũng sẽ giúp các con thân thiết với nhau hơn.

3.2. Hãy tổ chức cùng bé các trò chơi vận động

Khi thường xuyên tổ chức các trò chơi vận động mang tính tập thể như vậy sẽ tăng thêm sự gắn kết cũng như thấu hiểu giữa giáo viên và học sinh. Đồng thời nó còn tạo điều kiện để các con có thể phát triển toàn diện về thể chất lẫn kỹ năng.

Khi được tham gia vận động cùng bạn bè và thầy cô ở trường sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn. Hãy cố gắng tạo điều kiện để có vừa vận động thô vừa vận động tinh thần. Trong đó vận động thô sẽ giúp con phát triển được cơ bắp, kiểm soát và phối hợp giữa sức mạnh tay, chân và cơ thể. Vận động tinh thần sẽ giúp trẻ có thể phát triển tốt các cơ bắp nhỏ ở cả bàn tay và ngón tay.

-Một số bài tập phát triển thể chất ở lứa tuổi mầm non

Bài tập 1: Chuyển bóng đến đích [Trẻ 4 đến 5 tuổi]

Chuyển bóng đến đích là bài tập giúp rèn luyện cho trẻ sự khéo léo, tinh thần làm việc nhóm. Qua đó giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động cũng như hình thành

Dụng cụ cần dùng: Các cốc giấy và các trái bóng.

Luật chơi: Các trẻ được chia thành các đội 5 người. Giáo viên cho trẻ xếp thành một hàng dọc, mỗi trẻ được phát một cốc giấy, bóng được phát cho trẻ đầu hàng. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, trẻ đầu hàng phải đổ trái bóng về phía sau [không quay mặt lại] và trẻ đứng sau có nhiệm vụ hứng trái bóng. Cứ thế, đến trẻ cuối hàng sẽ mang trái bóng về rổ. Trong quá trình chuyển bóng, đội nào không hứng được bóng sẽ chơi lại vòng đó.

Bài tập 2: Vượt chướng ngại vật [trẻ 4 đến 5 tuổi]

Với bài tập phát triển thể chất cho trẻ mầm non này, trẻ được rèn luyện tinh thần làm việc theo nhóm, tính tổ chức và ý thức kỷ luật trong tập thể. Đây đồng thời là những kỹ năng sống căn bản và phù hợp dành cho trẻ mầm non lứa tuổi 4 – 5 tuổi.

Để áp dụng bài tập này, dụng cụ cần dùng: Các chướng ngại vật [khối gỗ, túi cát …]; bụt bật sâu; hầm chui; thang leo

Luật chơi:

Các trẻ được chia thành nhóm tối đa 5 trẻ. Giáo viên cho trẻ xếp thành một hàng dọc tại vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh, trẻ đầu tiên sẽ ngồi xổm và đi zích zắc để vượt qua các thử thách [chướng ngại vật]. Sau khi hoàn thành các thử thách, trẻ chạy về cuối hàng. Đội nào các thành viên vượt qua chướng ngại vật trong thời gian ngắn nhất thì giành chiến thắng.

Lưu ý khi chơi: giáo viên luôn có mặt gần bên thang leo để giúp đỡ và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Bài tập 3: Đỗ xe ô tô [trẻ từ 2 tuổi trở lên]

Rèn luyện cho trẻ: khả năng quan sát và phản ứng nhanh nhạy, tinh thần làm việc nhóm

Dụng cụ cần dùng: 4 đến 5 lá cờ khác màu nhau, sân chơi được chia thành 4 đến 5 khu vực tương ứng với các màu của lá cờ.

Luật chơi: Đỗ xe ô tô phải đỗ đúng bến, nếu đỗ sai phải ra ngoài một lần chơi.
Các trẻ được phát các tờ giấy màu tương ứng với màu cờ đã chuẩn bị, trẻ được hướng dẫn làm ô tô. Khi giáo viên nói: “Ôtô chuẩn bị về bến” đồng thời đưa hiệu lệnh màu cờ, các ô tô có màu đó sẽ được vào bến. Sau 30s, giáo viên ra hiệu 1 lần.

Lưu ý khi chơi: Giáo viên có thể hướng dẫn trẻ chạy tự do trong phòng, vừa chạy các bé vừa quay tay trước ngực như lái ôtô, vừa nói: “Bim, bim, bim…”

Bài tập phát triển thể chất cho trẻ: Chuyền nhanh chuyền giỏi [trẻ từ 3 tuổi]

Rèn luyện: sự khéo léo, phản ứng nhanh nhạy và tinh thần làm việc nhóm

Dụng cụ cần dùng: 2 đến 3 quả bóng

Luật chơi:

Giáo viên cho trẻ đứng thành vòng tròn [Nếu lớp đông có thể chia thành nhiều vòng tròn]. Cứ 8 trẻ thì có một trẻ cầm bóng. Khi giáo viên hô “bắt đầu”, trẻ cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp một bài hát bất kì nào đó.

Lưu ý khi chơi: Khi các trẻ đã chơi thành thạo có thể chia làm hai hoặc ba nhóm và thi đua cùng nhau, nhóm nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc.

Bài tập 3: Nắng – mưa

Rèn luyện: khả năng phản ứng nhanh nhạy, tinh thần đồng đội của trẻ

Dụng cụ cần chuẩn bị: sân chơi có vẽ các vòng tròn từ 30 cm đến 40 cm. Lưu ý: số vòng trên sân ít hơn số trẻ từ 3-4 cái.

Luật chơi

Các trẻ đóng giả hành khách đang đi chơi công viên vừa đi vừa hát theo nhịp của giáo viên hướng dẫn. Khi giáo viên có hiệu lệnh “trời mưa”, mỗi bé phải trốn vào một nơi trú mưa [các vòng]. Ai không tìm được nơi trú phải ra ngoài một lần chơi.

Trò chơi tiếp tục, giáo viên có hiệu lệnh “trời nắng” để trẻ đi ra xa vòng tròn. Hiệu lệnh “trời mưa” lại được hô lên để trẻ tìm các vị trí trú mưa.

Những trò chơi trên đều khá đơn giản và có thể trở thành các bài tập phát triển thể chất cho trẻ mầm non hữu ích và thú vị.

Video liên quan

Chủ Đề