Thế nào là quản lý sản xuất ngành may

Kỹ năng quản lý sản xuất là một trong những bí quyết giúp các doanh nghiệp lớn chinh phục thành công và “chạm” được ba cột mốc quan trọng của chặng đường kinh doanh: năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp quản lý sản xuất tốt nhất, đừng bỏ qua bài viết này!

Tìm hiểu về quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất là một hoạt động tất yếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp. Nhiệm vụ trọng yếu của quản lý sản xuất là thiết lập kế hoạch và kiểm soát quy trình làm việc, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trơn tru và hiệu quả nhất.

Đối với mọi doanh nghiệp, quản lý sản xuất đều hướng đến một mục tiêu chung là tối đa hóa lợi nhuận. Điều này chỉ có thể xảy ra khi doanh nghiệp thiết kế một quy trình sản xuất tốt, luôn sáng tạo, cải tiến những hoạt động trong công việc và rèn luyện các kỹ năng quản lý sản xuất vững chắc.

Là một “mắt xích” quan trọng của mô hình quản lý kinh doanh tổng thể, quản lý sản xuất có khả năng chuyển hóa nguyên vật liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh. Thông thường, công việc quản lý sản xuất thường gắn liền với các xí nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất.

Khi quản lý sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp sẽ đảm bảo quá trình cung ứng sản phẩm đúng thời hạn, đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng dựa trên chiến lược kinh doanh tổng thể.

Vì sao quản lý sản xuất lại quan trọng?

Giảm thiểu chi phí sản xuất

Quản lý sản xuất hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa việc cung ứng sản phẩm ra thị trường, giảm thiểu thiệt hại trong quá trình vận hành công việc. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể cải thiện tỷ suất lợi nhuận, đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

Chinh phục mục tiêu kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp đều đặt ra một số mục tiêu kinh doanh cụ thể như: tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tốt kỳ vọng của khách hàng, đạt doanh thu chạm ngưỡng tối đa,…

Khi quản lý sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp sẽ tạo ra những thành phẩm tuyệt vời và hoàn hảo nhất. Chúng sẽ đảm bảo được cả hai phương diện là: chất lượng và thời điểm tốt nhất để tung ra thị trường. Tận dụng điều này, doanh nghiệp có thể phát triển kinh doanh, đảm bảo vốn liếng để cải tiến và tăng sự hài lòng của người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thành công chinh phục mục tiêu kinh doanh của mình.

Tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững

Các kỹ năng quản lý sản xuất giúp bạn xác định được thời điểm “vàng” để cung ứng sản phẩm và giao chúng đến tay khách hàng theo đúng tiến độ. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bạn luôn có mặt trong mọi cuộc chơi trên thị trường, tạo dựng một vị thế vững mạnh sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ khác.

Nâng cao hình ảnh thương hiệu

Danh tiếng và hình ảnh thương hiệu là một trong những ước mơ hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Dù bạn là một tập đoàn lớn hay đơn vị nhỏ lẻ, thương hiệu vẫn là thước đo chuẩn mực giúp khách hàng chú ý đến bạn.

Quản lý sản xuất hợp lý giúp khách hàng tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Từ đó, hình ảnh và giá trị thương hiệu của bạn trong mắt họ sẽ được cải thiện.

Người quản lý sản xuất có nhiệm vụ gì?

Người quản lý sản xuất là người chuyên giám sát tiến độ sản xuất, hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu nào đó. Đây sẽ là người chịu trách nhiệm hướng dẫn các nhóm đa chức năng phát triển, thực hiện một sản phẩm. Một số nhiệm vụ của người quản lý sản xuất là:

  • Nghiên cứu và xác định thị hiếu của người tiêu dùng
  • Xây dựng và phát triển chiến lược quảng bá sản phẩm
  • Xác định tầm nhìn và “phác thảo” lộ trình sản phẩm
  • Giám sát, theo dõi nhóm sản phẩm trong quá trình sản xuất
  • Đề xuất mục tiêu bán hàng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
  • Tham gia phát triển và thực hiện những chiến dịch tiếp thị liên quan đến sản phẩm

6 kỹ năng quản lý sản xuất hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp

Có thể thấy, giao tiếp là kỹ năng tiên quyết trong mọi hoạt động của một doanh nghiệp, điển hình như: chăm sóc khách hàng, tiếp thị sản phẩm, bán hàng, chốt đơn,… Và tất nhiên, giao tiếp cũng là một kỹ năng không thể thiếu đối với quản lý sản xuất.

Người quản lý sản xuất dành phần lớn thời gian trong ngày để giao tiếp bằng các hình thức khác nhau. Họ thường xuyên phải thuyết trình, trao đổi, đóng góp ý kiến hoặc truyền đạt các mục tiêu sản xuất đến nhân viên, khách hàng và đối tác.

Bên cạnh đó, người quản lý sản xuất còn thường xuyên liên lạc với bộ phận của họ để hướng dẫn phát triển sản phẩm theo đúng hướng đi. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng giao tiếp giúp người quản lý triển khai công việc tốt hơn, tạo nên sự đồng cảm và thấu hiểu với những người xung quanh.

Kỹ năng kinh doanh

Là một người quản lý sản xuất, bạn cần có những kỹ năng cơ bản về kinh doanh để đảm nhiệm tốt công việc của mình. Ví dụ: Khi doanh nghiệp phát triển một chiến lược sản phẩm mới, bạn cần phải hiểu các thuật ngữ chuyên môn như: dòng tiền, lợi nhuận, ngân sách,…, và tầm quan trọng của chúng trong dự án phát triển.

Không những thế, kỹ năng kinh doanh giúp người quản lý sản xuất có thể thuận lợi trao đổi với khách hàng về doanh thu hiện tại, doanh thu dự kiến hoặc xây dựng hồ sơ cho ngân sách phát triển sản phẩm.

Kỹ năng nghiên cứu và phân tích

Để có thể xác định loại sản phẩm, thị hiếu người dùng và vị thế của đối thủ cạnh tranh, người quản lý sản xuất cần có kỹ năng nghiên cứu thị trường. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu tốt giúp người quản lý sản xuất nhận định các cơ hội và mối đe dọa trong sản xuất. Từ đó, bạn có thể xây dựng một nền tảng vững chắc để tạo ra một sản phẩm chất lượng.

Khả năng phân tích và sử dụng dữ liệu giúp người quản lý dễ dàng đưa ra các quyết định hỗ trợ kinh doanh. Bên cạnh đó, khi thành thạo kỹ năng này, bạn có thể giải quyết mọi vấn đề và phát triển giải pháp khắc phục khó khăn.

Kỹ năng phân chia nhiệm vụ

Nhiều người cho rằng phân chia nhiệm vụ không phải là một kỹ năng, vì ai cũng có thể làm tốt công việc này. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là một nhận định sai lầm. Trên thực tế, phân chia nhiệm vụ là một công việc rất khó, đòi hỏi tính cẩn thận và một tầm nhìn xa. Vì vậy, đây cũng là một kỹ năng cần được rèn luyện và mãi giũa kỹ càng.

Bạn không thể là người quản lý sản xuất tốt nếu không giám sát và ủy thác công việc cho các thành viên hiện quả. Kỹ năng này giúp người quản lý sản xuất xác định được điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm và giao nhiệm vụ dựa trên ưu điểm của họ. Với kỹ năng phân chia nhiệm vụ, những tác vụ cần được hoàn thành sẽ đạt chất lượng tốt nhất và không khiến các nhân viên cảm thấy khó chịu, thiếu công bằng.

Kỹ năng tư duy chiến lược

Kỹ năng này đóng góp rất tốt từ việc tìm hiểu thị trường đến khi quyết định phương thức tung sản phẩm mới ra thị trường. Không những thế, có rất nhiều nhiệm vụ khác đòi hỏi người quản lý cần có tư duy chiến lược để thực hiện thành công.

Với vai trò là người quản lý sản xuất, bạn cần có kiến thức về vòng đời sản phẩm, phân khúc đối tượng, quy trình quản lý dự án và dự báo doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, người quản lý sản xuất cần nâng cấp kỹ năng của mình bằng một số kỹ năng bổ sung như: giải quyết vấn đề, thành thạo phần mềm tư duy, quản lý rủi ro, định hướng mục tiêu,…

Kỹ năng ứng dụng công nghệ mới

Đây là kỹ năng đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghệ số, kỹ thuật số. Hiện nay, các hoạt động sản xuất, quản lý và vận hành doanh nghiệp đều được tối ưu hóa bằng các phần mềm và công nghệ hiện đại. Vì vậy, người quản lý sản xuất cũng cần thành thạo kỹ năng này để khai thác tốt các tính năng mới, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.

Để trau dồi kỹ năng ứng dụng công nghệ, người quản lý phải có tư duy cởi mở, không ngại thay đổi và thích nghi tốt với những cải tiến mới. Đặc biệt, nếu đã có tư duy chuyển đổi số, người quản lý cần dành thời gian đào tạo nhân viên của mình cách thức ứng dụng công nghệ. Vì vậy, nếu bạn thành thạo kỹ năng này, quá trình đào tạo sẽ diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

Trên đây là một số kỹ năng quan trọng giúp bạn trở thành người quản lý sản xuất tốt hơn. Tuy nhiên, quản lý sản xuất là một công việc linh động, phụ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực.. Vì vậy, những kỹ năng chúng tôi chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, bạn có thể áp dụng hoặc không tùy thuộc vào mục tiêu quản lý của bạn. Chúc bạn thành công!

FAQs về quản lý sản xuất

Tùy theo năng lực, kinh nghiệm chuyên môn và một số kỹ năng phù hợp, mức lương của người quản lý sản xuất dao động từ 10 – 20 triệu đồng/tháng.

Tuy theo tính chất và yêu cầu của công việc, quản lý sản xuất có thể làm tại văn phòng hoặc nhà máy, xưởng sản xuất.

Thông thường, quản lý sản xuất sẽ làm việc toàn thời gian. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp phát sinh thêm đơn hàng mới, đối tác mới, quản lý sản xuất có thể tăng thêm giờ làm việc. Đặc biệt, nếu bạn đảm nhiệm chức vụ quản lý sản xuất trong các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất thường diễn ra liên tục, vì vậy bộ phận này thường có nhiều hơn 1 nhân sự làm việc.

Tất nhiên là có! Bảng mô tả công việc giúp quá trình quản lý sản xuất diễn ra đúng tiến độ đã đề xuất, dễ dàng theo dõi và phân công nhiệm vụ cho nhân viên tốt hơn.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email:
  • Website: www.tino.org

Video liên quan

Chủ Đề