Thiết kế chiếu sáng lớp học

Ánh sáng trong phòng học là một trong những yếu tố phục vụ học sinh, sinh viên học tập được tốt nhất. Tuy nhiên, nguồn sáng trong phòng nằm ở mức cao hoặc thấp hơn so với tiêu chuẩn sẽ làm ảnh hưởng tới thị lực của học sinh. 

Độ sáng được xác định bằng máy đo cường độ ánh sáng có cấu tạo cầm tay, cho phép người dùng kiểm soát được chất lượng ánh sáng phòng học.

Thực trạng ánh sáng tại các phòng học hiện nay

Theo khảo sát, các tiêu chí về ánh sáng bằng thiết bị đo môi trường tại các phòng học hiện nay, hầu như độ sáng đều không đáp ứng được tiêu chuẩn độ sáng cần thiết. Dưới đây là một số điểm khảo sát được:

  • Độ rọi chủ yếu dưới 100 lux -> gây ảnh hưởng tới mắt, làm mắt khó điều tiết, dẫn đến hiện tượng nhức mỏi mắt,…
  • Bóng đèn mắc song song theo chiều dài lớp học làm cho ánh sáng tỏa ra không đều, chỗ tối, chỗ sáng.
  • Quạt trần treo thấp hơn bóng điện nên khi sử dụng sẽ làm ảnh hưởng tới đường truyền ánh sáng gây mỏi mắt, chóng mặt.

Từ những điểm trên, các nhà quản lý cần suy nghĩ và đưa ra phương án giải quyết để phòng học đảm bảo chất lượng ánh sáng bảo vệ sức khỏe của học sinh, sinh viên.

Thực trạng ánh sáng tại các phòng học hiện nay

Có thể bạn quan tâm: Cách bố trí và kiểm soát ánh sáng phòng khách cho không gian nhà đẹp

Tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống chiếu sáng phòng học

Dựa trên tiêu chuẩn chiếu sáng cho phòng học TCVN 7114-1:2008 ISO 8995-1:2002, có thể lắp đặt phòng học với các tiêu chí như sau:

  • Sử dụng bóng đèn huỳnh quang T8 – 36W, màu sắc thật, gần với ánh sáng tự nhiên.
  • Độ rọi sáng cần phải đạt 300 – 500 lux.
  • Đèn có chao chụp phản quang giúp tăng độ sáng.
  • Bố trí đèn song song với hướng nhìn cửa để hạn chế phản xạ lóa mắt.
  • Nên lắp quạt treo tường để khắc phục tình trạng gián đoạn ánh sáng.
  • Phòng học được bố trí đúng hướng, cửa sổ, cửa ra vào đầy đủ ánh sáng tự nhiên.

Phòng học được lắp theo tiêu chuẩn TCVN 7114-1:2008 ISO 8995-1:2002

Cách kiểm soát ánh sáng phòng học

Kiểm soát ánh sáng phòng học được quan tâm nhiều hiện nay bởi nó ảnh hưởng tới sức khỏe, thị lực học sinh, sinh viên, hơn nữa còn ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy. Vậy, làm sao để kiểm soát ánh sáng phòng học?

  • Sử dụng thiết bị đo sáng để kiểm tra độ sáng, chất lượng ánh sáng phòng học. Đây là điều nên làm vì nó sẽ giúp bạn nắm được tình trạng của các thiết bị chiếu sáng để có phương án khắc phục thích hợp.
  • Thay mới các loại bóng đèn để đảm bảo độ sáng phòng học, điều này được thực hiện sau khi bạn tiến hành kiểm tra phòng học.
  • Thiết kế cửa sổ để bổ sung nguồn sáng tự nhiên, đồng thời hỗ trợ tiết kiệm chi phí cho nhà quản lý.
  • Sắp xếp các thiết bị chiếu sáng khoa học để tối ưu và tăng chất lượng sáng cho phòng học. 

Sử dụng máy đo ánh sáng để kiểm tra chất lượng chiếu sáng phòng học

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về tiêu chuẩn ánh sáng phòng học và cách kiểm soát. Đây là một trong những yếu tố cần được quan tâm để tăng chất lượng phòng học, đảm bảo môi trường học tập cho học sinh, sinh viên.

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến, tình trạng cận thị học đường ngày càng tăng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng lực học tập của của học sinh. Một trong những giải pháp phòng tránh cận thị chính là đảm bảo yếu tố ánh sáng phù hợp trong phòng học.

Hiện nay, tất cả các trường học từ cấp tiểu học đến đại học đều được yêu cầu trang bị hệ thống đèn đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng trong phòng học đúng quy định để phòng ngừa cận thị trong học đường. Cụ thể như thế nào hãy cũng Nanofilm tìm hiểu ngay nhé!

Đôi nét về cường độ ánh sáng

Tiêu chuẩn ánh sáng trong phòng học cần đảm bảo cường độ ánh sáng đúng tiêu chuẩn cho lớp học. Cường độ ánh sáng là một thông số kỹ thuật của ngành công nghiệp chiếu sáng, có thể hiểu là lượng quang thông ánh sáng đèn phát ra trong diện tích 1m2.

Tùy vào mục đích sử dụng và không gian sử dụng khác mà tiêu chuẩn về cường độ ánh sáng sẽ khác nhau. Cường độ ánh sáng tự nhiên bạn có thể tham khảo như sau:

Ánh sáng tự nhiền từ mặt trời trung bình trong ngày: 32.000 [32klx] tới 100.000 lux [100 klx]. Ở điểm hoàng hôn và bình minh:  400 lux

Ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng:  1 lux.

Ánh sáng phản chiếu từ các ngôi sao:  0,00005 lux [= 50 μlx]

Đối với cường độ ánh sáng tiêu chuẩn trong phòng học, kể cả ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên cần đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định. Ngoài ra, độ rọi sáng cũng là một yếu tố quan trọng.

  • Độ rọi sáng là lượng ánh sáng rơi trên một bề mặt diện tích chiếu sáng.
  • Độ rọi được tính bằng quang thông chia cho diện tích chiếu sáng.
  • Độ rọi được biết đến là một đại lượng khác của cường độ ánh sáng. Đơn vị của độ rọi là lux. 1 lux = 1 Lumen/m2.

Một số tiêu chuẩn về độ rọi sáng cho các phòng học chức năng như:

  • Phòng học: độ rọi sáng đảm bảo từ ít nhất 300 lux trở lên
  • Phòng thí nghiệm, thực hành: độ rọi sáng ít nhất 500 lux
  • Tại vị trí bảng đen: độ rọi sáng 500 lux
  • Phòng thể dục thể thao [bể bơi]: độ rọi sáng 300 lux
  • Hành lang, sảnh, ban công, cầu thang: độ rọi sáng 100 lux

Tiêu chuẩn ánh sáng cho trường học nằm trong bộ TCVN 7114-1:2008 ISO 8995-1:2002, do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 159 “Ecogônômi” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

Dựa theo tiêu chuẩn trên, hệ thống ánh sáng cho phòng học cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Bóng đèn sử dụng trong phòng học cần sử dụng bóng đèn huỳnh quang T8 – 36W. Loại đèn này sáng hơn đèn huỳnh quang thông thường 20%, màu ánh sáng trắng, chân thật, gần với màu sắc ánh sáng tự nhiên.
  • Độ rọi sáng đảm bảo đạt 300 – 500 lux.
  • Đèn cần bố trí chao chụp phản quang giúp tăng độ sáng cho đèn, phân bố ánh sáng đồng đều.
  • Hệ thống đèn phải bố trí song song với hướng nhìn và cửa để phòng ngừa tình trạng phản xạ lóa mắt.
  • Đèn cần bố trí trên trần để ánh sáng chiếu trực tiếp xuống từng dãy bàn.
  • Sử dụng quạt treo tường lắp đặt ở độ cao 2,5m dọc theo tường phòng học. Quạt tường sẽ giúp hạn chế tình trạng gián đoạn ánh sáng khi quạt hoạt động.
  • Không có quy định cụ thể về số lượng đèn trong phòng học chỉ cần đảm bảo số đèn cung cấp được ánh sáng theo tiêu chuẩn. Thông thường, với một phòng học có diện tích trung bình khoảng 50m2, cần được bố trí 10 – 12 bộ đèn huỳnh quang.
  • Phòng phải được bố trí thêm cửa sổ. Vị trí cửa chính, cửa sổ phải đảm bảo nhận được đầyđủ ánh sáng tự nhiên.

Những lưu ý khi lắp đặt ánh sáng trong phòng học

Việc kiểm soát cường độ ánh sáng trong phòng học thường xuyên nhằm duy trì tiêu chuẩn ánh sáng trong phòng học đúng quy định. Có thể sử dụng thiết bị đo ánh sáng chuyên dụng để đảm bảo chính xác.

Bên cạnh việc bố trí hệ thống đèn theo đúng cường độ, vị trí thì việc tận dụng ánh sáng tự nhiên cũng rất cần thiết. Bố trí hệ thống cửa sổ, cửa chính đón ánh sáng tự nhiên đúng hướng. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp có thể gây chói mắt, nóng bức.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng bóng đèn để kịp thời thay mới khi sử dụng lâu, hư hỏng hoặc chiếu sáng không đủ, nhấp nháy. Bảo trì hệ thống dẫn điện cho đèn.

Bố trí bàn ghế theo kích thước và chiều cao đúng quy định phòng ngừa cận thị và cả những bệnh về cột sống cho học sinh. Sử dụng bảng đen, màn chiếu, máy chiếu trong phòng học chức năng cần đảm bảo đúng quy định để hạn chế tình trạng lóa mắt. Ngoài ra, không quên tắt hết đèn khi không sử dụng để tiết kiệm điện năng và tăng tuổi thọ của đèn.

Kết luận

Để phòng tránh tình trạng cận thị học đường đang gia tăng ở mức báo động, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đưa ra nhiều quy định nghiêm ngặt trong việc bố trí, thiết kế phòng học. Trong đó, tiêu chuẩn ánh sáng trong phòng học đúng quy định là yêu cầu quan trọng hàng đầu.

Việc kiểm tra, giám sát đảm bảo trường học tại các địa phương đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định này là một công tác cần thực hiện nghiêm túc, thường xuyên.

>> Xem thêm: Tư vấn giải pháp thi công dán phim cách nhiệt nhà kính cho trường học

16/12/2020

Ánh sáng mang một ý nghĩa sinh học quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ trong môi trường học tập. Chiếu sáng đúng cách trong phòng học sẽ bảo vệ thị lực và nâng cao chất lượng học tập cho các em học sinh. Nhưng hiện nay hầu hết các trường học tại Việt Nam đều chưa nhận ra được giá trị của việc đầu tư vào hệ thống chiếu sáng. Phần lớn hệ thống đèn chiếu sáng lớp học còn thiết kế quá sơ sài. Thiết bị chiếu sáng không phù hơp, thiếu ánh sáng hoặc quá thừa ánh sáng, hoặc ánh sáng không được đảm bảo.

Theo số liệu vài năm gần đây cho thấy tỷ lệ cận thị học đường của Việt Nam ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân chính là do bố trí nguồn sáng trong lớp học chưa hợp lý, độ rọi thấp. Để có một môi trường đảm bảo ánh sáng tự nhiên, chân thực, đặc biệt là an toàn thì hệ thống chiếu sáng đèn Led chính là giải pháp hoàn hảo.

Tiêu chí chung trong chiếu sáng trường học 

  • Đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008:  về các chỉ tiêu & chất lượng ánh sáng.
  • Đáp ứng quy chuẩn  Việt Nam QCVN 09:2013: về sử dụng năng lượng hiệu quả trong các công trình xây dựng
  • Đáp ứng quy chuẩn Bộ Y Tế Việt Nam QCVN 22/2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc
  • Đảm bảo điều kiện chiếu sáng tiện nghi: không có hiện tượng nhấp nháy ánh sáng, không gây chói lóa, không bị sấp bóng khi ngồi học
  • Thiết bị chiếu sáng chất lượng cao, bền, đẹp, hiệu suất sáng cao, thân thiện với môi trường, giảm chi phí vận hành.
  • Đa dạng dải nhiệt độ màu ánh sáng: 3000K, 4000K 5000K, 6500K
  • Hệ thống chiếu sáng hợp lý, tận dụng ánh sáng tự nhiên.

Chỉ tiêu và chất lượng trong chiếu sáng trường học

STT

Không gian chức năng

Độ rọi

Độ đồng đều

Chỉ số hoàn màu

Mật độ công suất

Giới hạn hệ số chói lóa

1

Phòng học

300

0,7

80

≤ 13

19

2

Phòng học thể chất

300

0,7

80

≤ 13

19

3

Phòng thực hành và thí nghiệm

500

0,7

80

≤ 13

19

4

Phòng làm việc khu hiệu bộ

300

 

80

≤ 13

19

5

Phòng nghỉ giáo viên

100

 

80

≤ 8

22

Giải pháp chiếu sáng phòng học

Tiêu chuẩn ánh sáng trong phòng học phải từ 300 – 500 lux, độ rọi đồng đều, có máng che không nông, đèn điện phải lắp so le nhau và không loáng quạt. Nếu hệ thống lắp đặt chiếu sáng đạt tiêu chuẩn thì không gian học tập và giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao, tạo hứng thú và không gây hại cho mắt.

Giải pháp chiếu sáng phòng học thể chất

Các chức năng thị giác liên quan tỷ lệ thuận với cường độ chiếu sáng nên khi học tại phòng giáo dục thể chất cần sử dụng loại đèn có công suất cao, quang thông lớn, chất lượng ánh sáng tốt giúp nhìn rõ vật di chuyển vận tốc cao. Nên sử dụng đèn LED tại các khu vực hoạt động chính như luyện tập và thi đấu.

Giải pháp chiếu sáng phòng học chức năng

Tùy theo công năng sử dụng để bố trí hệ thống chiếu sáng phù hợp. Đặc biệt đối với các phòng thí nghiệm Lý – Hóa – Sinh cần phải lắp đặt loại đèn LED có nhiệt độ màu từ 4300K – 5300K để quan sát rõ những hiện tượng khoa học.

Giải pháp chiếu sáng phòng nghỉ giảng viên

Phòng nghỉ cho giảng viên cũng cần được quan tâm tới các thiết kế chiếu sáng để tạo một môi trường đáp ứng sự thoải mái thư giãn tạo năng lượng cho những giờ giảng dạy tiếp theo.

Với hệ thống chiếu sáng nêu trên, các trường học không cần lắp đặt quá nhiều đèn điện mà chỉ cần đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật để đảm bảo sức khỏe, giúp học sinh đạt được hiệu quả cao trong học tập và rèn luyện.

Video liên quan

Chủ Đề