Thông tư 2023 bộ y tế

Sở Y tế vừa có công văn gửi các đơn vị trực thuộc Sở Y tế và các đơn vị liên quan hướng dẫn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” lần thứ 14 - năm 2023.

Việc xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” lần thứ 14 - năm 2023 được thực hiện theo Nghị định 41/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 5476/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế. Quy trình xét chọn bảo đảm theo nguyên tắc: Dân chủ, công khai, khách quan, phát huy tinh thần dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc giới thiệu và xét chọn danh hiệu vinh dự Thầy thuốc. Đối tượng được xét tặng gồm: Bác sỹ, dược sĩ, y sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, lương y, lương y dược và cán bộ quản lý y tế.

Danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân” được xét tặng cho các thầy thuốc đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức, tài năng, thành tích, thời gian trực tiếp làm công tác chuyên môn kỹ thuật… Trong khi đó, danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú được xét tặng cho các thầy thuốc đạt các tiêu chuẩn tương tự nhưng có thời gian trực tiếp làm công tác chuyên môn kỹ thuật ngắn hơn.

Đối tượng được xét tặng các danh hiệu Thầy thuốc gồm: Bác sỹ, dược sĩ, y sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, lương y, lương y dược và cán bộ quản lý y tế.

Hướng dẫn cũng nêu rõ cách tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế đối với các lĩnh vực, vị trí công việc… và việc xét tặng các danh hiệu cao quý này cho cá nhân chuyển đổi đơn vị công tác, đã nghỉ hưu, đang làm công tác giảng dạy.

Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” được thành lập cho từng đợt xét tặng và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Các Hội đồng xét tặng gồm: Hội đồng cấp cơ sở cấp huyện, Hội đồng cấp cơ sở của đơn vị và Hội đồng tại Sở Y tế.

Các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu nộp hồ sơ về Hội đồng cấp cơ sở chậm nhất ngày 5-4-2022; Hội đồng cấp cơ sở nộp hồ sơ xét tặng về Hội đồng cấp tỉnh chậm nhất ngày 15-6-2022; Hội đồng cấp tỉnh nộp hồ sơ về Hội đồng cấp Nhà nước chậm nhất ngày 15-8-2022.

Thông tư 2023 bộ y tế

Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với chủ đề "Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh" - Ảnh: VGP/HM

TS. Shane Fairlie, chuyên gia của WHO tại Việt Nam nêu nhận định dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023 và khuyến cáo người dân Việt Nam vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, tiêm bao phủ vaccine và thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân vẫn là những giải pháp quan trọng.

Hiện, trên thế giới, dịch COVID-19 đang tiếp tục được dự báo diễn biến phức tạp, khó lường với sự xuất hiện của những biến chủng mới. Trong vòng 1 tuần qua, thế giới ghi nhận hơn 3,320 triệu ca mắc mới. Số ca tử vong vì COVID-19 trong tuần là 10.807. Cũng trong tuần qua, Nhật Bản là nước ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất (753.974 ca), tiếp đó là Hàn Quốc (479.625 ca), Mỹ (358.567 ca). 

Ở nước ta, dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát nhưng thời gian gần đây, cả nước vẫn ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày. Nhiều địa phương đã ghi nhận các ca mắc các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc. Riêng ngày 11/9, cả nước ghi nhận 3 ca tử vong do COVID-19: Hải Phòng (1), Tây Ninh (2).

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế triển khai Chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với chủ đề "Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh". Chiến dịch diễn ra từ ngày 12/9 đến ngày 31/10/2022, với nhiều hoạt động truyền thông.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương kêu gọi các bộ, ban ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người dân cùng hành động, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch: Khẩu trang, khử khuẩn, vaccine, thuốc, điều trị, công nghệ và các biện pháp theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại Trung ương và địa phương.

Bộ Y tế cũng kêu gọi người dân cả nước chung sức nâng cao ý thức phòng bệnh, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe của cá nhân, gia đình và xã hội.

Theo các chuyên gia y tế, hướng dẫn đeo khẩu trang của Bộ Y tế vừa ban hành phù hợp trong điều kiện hiện nay. Đeo khẩu trang là biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp không chỉ với COVID-19 mà còn phòng chống nhiều bệnh khác lây qua đường hô hấp.

Thời gian gần đây, số ca mắc COVID-19 mới ở nước ta đang có xu hướng tăng, nhiều người đã mắc bệnh vẫn có thể mắc lại các biến thể mới như BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1. Do đó, việc đeo khẩu trang là cần thiết.

Mặc dù đã có các quy định xử phạt người không tuân thủ yêu cầu phòng dịch, trong đó có việc không đeo khẩu trang, song các chuyên gia vẫn khuyến cáo tăng cường truyền thông để vận động, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang và thực hiện các quy định phòng chống dịch tại nơi công cộng.

Trước đó, thông điệp 5K được Bộ Y tế được đưa ra từ giai đoạn đầu đại dịch COVID-19 bùng phát, với các biện pháp phòng, chống dịch (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế) đã phát huy hiệu quả. 

Đó cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp tình hình dịch COVID-19 nhanh chóng được kiểm soát. 

Hiền Minh