Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh ngoại vi

Hệ thần kinh của con người bao gồm hệ thần kinh trung ương [gồm não và tủy sống] và hệ thần kinh ngoại biên, chi phối các hoạt động chức năng về cảm giác, vận động và thực vật. Khi hệ thần kinh bị tổn thương sẽ gây ra các bệnh lý mà hệ thần kinh đó chi phối.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh lý xảy ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Dây thần kinh ngoại biên là dây thần kinh giúp truyền các tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ quan đích,nó rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Do đó,khi bị tổn thương nó sẽ làm rối loạn khả năng trao đổi thông tin của não với cơ và các cơ quan khác.

Bệnh lý thần kinh xảy ra là do hậu quả của các chấn thương, nhiễm trùng, bệnh lý chuyển hóa, di truyền hay tiếp xúc với hóa chất độc hại. Các nguyên nhân này gây phá hủy các dây thần kinh ngoại biên,tùy từng dây thần kinh bị phá hủy mà sẽ có biểu hiện rối loạn về cảm giác, vận động hay thực vật.

Biểu hiện chính thường gặp trên lâm sàng là các rối loạn về cảm giác như tê và đau ở tay và chân. Tuy nhiên tùy thuộc vào dây thần kinh bị tổn thương sẽ có biểu hiện bệnh lý khác nhau.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là sự phá hủy các dây thần kinh gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp:

  • Chấn thương hoặc chèn ép lên dây thần kinh: Các chấn thương cơ học như tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương thể thao đều có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở các mức độ khác nhau hoặc các vi chấn thương được lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có thể gây tổn thương các dây thần kinh như hoạt động dùng nạng, tư thế ngồi lâu, gõ máy tính hay dùng điện thoại,....
  • Tiểu đường là bệnh lý về nội tiết hay gặp các biến chứng về viêm đa dây thần kinh, bệnh thường biểu hiện thầm lặng khó phát hiện.
  • Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Guilain- Barre, bệnh đa dây thần kinh mất myelin viêm mạn tính,....
  • Nhiễm trùng: Bao gồm cả nhiễm khuẩn hay siêu vi như Zona thần kinh,viêm gan C, Bạch hầu, HIV,...
  • Nghiện rượu: Vitamin là chất rất cần thiết cho việc duy trì hoạt động của hệ thần kinh.Ở người nghiện rượu các vitamin này sẽ bị thiếu hụt do chế độ ăn uống không được đảm bảo.
  • Thuốc: Một số loại thuốc,đặc biệt là các thuốc điều trị ung thư [hóa trị] có thể gây bệnh lý thần kinh

Tiếp xúc với chất độc hại:

  • Di truyền: Như bệnh Charcot-Merie-Tooth
  • Thiếu vitamin: Thiếu các vitamin B như B1, B6, B12, vitamin E và niacin có thể gây bệnh lý thần kinh
  • Các bệnh lý khác: Như các bệnh lý về tủy xương, khối u gây chèn ép, các bệnh thận,gan, bệnh về mô liên kết, suy giảm chức năng tuyến giáp đều có thể gây bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • Còn một số trường hợp không rõ nguyên nhân còn gọi là vô căn nguyên phát

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên

Mỗi dây thần kinh sẽ đảm nhiệm một chức năng khác nhau,tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị tổn thương mà trên lâm sàng sẽ có biểu hiện của dây thần kinh đó.Các triệu chứng trên lâm sàng thường gặp là:

  • Dây thần kinh cảm giác [đau và tê]

Một trong những dấu hiệu hay được bệnh nhân kể lại là tê bì hoặc đau rát ở tay và chân,đó là một trong những dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh. Những cảm giác này thường bắt đầu ở ngón chân và bàn chân của bạn. Bạn có thể bị đau, thường xảy ra ở bàn chân và cẳng chân. Việc mất cảm giác này sẽ khiến cho bạn không cảm nhận được cảm giác nóng lạnh khi tiếp xúc với đồ vật hoặc môi trường,không cảm nhận được đau khi dẫm lên vật sắc nhọn và không kiểm soát được thăng bằng của bàn chân

  • Dây thần kinh vận động [các hoạt động về cơ bắp]

Các tổn thương ở dây thần kinh có thể khiến cho việc điều khiển cơ bắp gặp khó khăn và gây ra yếu cơ. Khi đó khả năng cầm nắm,đi lại của bạn sẽ không được tốt khi bạn cử động cơ thể hoặc một phần cơ thể. Đôi khi các cơ của bạn sẽ co giật hoặc co cứng và có thể sẽ teo cơ

  • Dây thần kinh tự chủ [hệ thần kinh thực vật]:

Điều hòa các chức năng như huyết áp,nhịp tim,tiêu hóa hay tiểu tiện. Bạn có thể cảm thấy no và ợ nóng dù mới chỉ ăn một ít thức ăn hoặc bạn có thể cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu khi đứng lên. Đau thắt ngực là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim và cơn đau tim.

Tình dục: đàn ông có thể bị rối loạn cương dương còn phụ nữ có thể gặp rắc rối với chứng khô âm đạo hoặc khó đạt cực khoái.

Bàng quang: bạn có thể bị rò rỉ nước tiểu. Bạn có thể mất cảm giác buồn đi tiểu.

Bệnh có thể gây tổn thương 1,2 hoặc nhiều dây thần kinh nên trên lâm sàng có thể gặp nhiều triệu chứng trên cùng một lúc. Bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng trên.

Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên do nhiều nguyên nhân gây ra vì vậy bác sĩ cần chú trọng vào nhiều yếu tố như:

  • Hỏi bệnh sử: Bác sĩ cần hỏi về bệnh sử và tiền sử một cách kĩ càng như lối sống, tiếp xúc chất độc hại, thói quen sử dụng bia rượu và bệnh lý thần kinh của người thân bệnh nhân
  • Thăm khám hệ thần kinh: đánh giá chức năng hệ vận động,cảm giác hay hệ thần kinh thực vật
  • Các xét nghiệm bổ trợ:
  • Xét nghiệm máu: kiểm tra lượng vitamin,đường máu,Tuyến giáp,chức năng gan,thận và các bất thường hệ miễn dịch,..
  • Hình ảnh: như chụp CT hoặc MRI để phát hiện các bệnh lý bất thường gây chèn ép
  • Điện cơ: ghi lại hoạt động dẫn truyền tín hiệu trong thần kinh-cơ
  • Sinh thiết dây thần kinh, sinh thiết da: lấy 1 mẫu nhỏ sợi thần kinh hoặc da để kiểm tra xem có bất thường hay không

Mục tiêu điều trị là điều trị các nguyên nhân nền gây ra bệnh thần kinh ngoại biên và làm giảm các triệu chứng như đau đớn. Có nhiều loại thuốc được dùng để làm giảm cơn đau của bệnh thần kinh ngoại biên.

Điều trị bằng thuốc: ngoài các thuốc dùng để điều trị bệnh và nguyên nhân thì cần dùng thêm các thuốc làm giảm triệu chứng có trên bệnh nhân gồm:

  • Thuốc giảm đau: được sử dụng để làm giảm các cơn đau trên bệnh nhân như thuốc kháng viêm,thuốc cần được sử dụng theo đơn của bác sĩ để đảm bảo không bị lạm dụng gây tác dụng phụ trên bệnh nhân
  • Thuốc chống co giật: để làm giảm các cơn đau do thần kinh
  • Thuốc chống trầm cảm: dùng để giảm các cơ đau ở người bị bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
  • Miếng dán giảm đau vào da

Phẫu thuật: Được sử dụng để giải phóng sự chèn ép ở bệnh nhân bị bệnh thần kinh ngoại biên do chèn ép như khối u,thoát vị đĩa đệm,...Tuy nhiên việc phẫu thuật cần được cân nhắc kĩ lưỡng và được đánh giá của các bác sĩ chuyên môn.

Thay đổi lối sống:

  • Ngưng hút thuốc lá, rượu bia làm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu và làm nặng hơn tình trạng bệnh
  • kiểm soát tốt đường huyết để đảm bảo lượng đường máu dưới ngưỡng cho phép,đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cần chăm sóc tốt bàn chân để tránh biến chứng gây viêm loét, hoại tử
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và giúp làm giảm các cơn đau do thần kinh
  • Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể không thiếu các chất khoáng vi lượng và các vitamin gây bệnh

Bệnh thần kinh ngoại biên nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp có thể gây nên các biến chứng sau:

  • Tổn thương da: Do người bệnh mất cảm giác về nhiệt độ hoặc cảm giác đau có thể dẫn đến bị bỏng.
  • Nhiễm trùng: những vị trí bị mất cảm giác do tổn thương thần kinh ngoại biên thường bị bỏ qua dễ dẫn đến nhiễm trùng.
  • Té ngã: Yếu cơ và mất cảm giác có thể gây mất thăng bằng bà té ngã.

Để phòng bệnh cần giải quyết 2 yếu tố đó là điều trị tốt các bệnh nền như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp,... và thay đổi lối sống tích cực như:

  • Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng đặc biệt là các vitamin nhóm B,niacin...
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Tránh các tư thế xấu lặp đi lặp lại nhiều lần gây chèn ép các sợi thần kinh,tránh tiếp xúc với chất độc hại.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích.

Trên đây là tổng quan về các rối loạn dây thần kinh ngoại biên gây ra, để hiểu hơn về bệnh hoặc cần thăm khám,tư vấn khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh xuất hiện các bạn cần đến gặp đội ngũ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị sớm.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Có rất nhiều phân tử dẫn truyền thần kinh hoạt động liên tục để giữ cho bộ não hoạt động và quản lý mọi thứ từ nhịp thở, nhịp tim đến khả năng tập trung. Hiểu được cách thức giao tiếp của các tế bào thần kinh cũng như sự tăng và giảm chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần sẽ giúp chúng ta hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

Chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể có tác dụng trong việc truyền tín hiệu từ các tế bào thần kinh đến các tế bào đích. Các tế bào đích này có thể nằm trong cơ, tuyến hoặc các dây thần kinh khác.

Não bộ cần chất dẫn truyền thần kinh để điều chỉnh nhiều chức năng cần thiết như điều chỉnh nhịp tim, thở, chu kỳ ngủ, tiêu hóa, tâm trạng, sự tập trung, thèm ăn và chuyển động cơ bắp.

Hệ thống thần kinh kiểm soát các cơ quan, chức năng tâm lý và chức năng thể chất của cơ thể. Tế bào thần kinh và các chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống này. Tế bào thần kinh bắn ra các xung thần kinh bằng cách giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, là những chất hóa học mang tín hiệu đến các tế bào khác.

Các chất dẫn truyền thần kinh chuyển tiếp thông điệp bằng cách di chuyển giữa các tế bào và gắn thụ thể trên tế bào đích. Mỗi chất dẫn truyền thần kinh gắn vào một thụ thể khác nhau, ví dụ, phân tử dopamine gắn vào thụ thể dopamin. Sau khi chất dẫn truyền thần kinh đưa ra thông điệp, cơ thể sẽ phá vỡ hoặc tái chế chúng.

Gửi thông điệp đi trong cơ thể được là cách các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau. Nhưng chúng không có mối liên hệ vật lý nào với nhau, chỉ là một khoảng cách nhỏ. Điểm nối giữa hai tế bào thần kinh này được gọi là khớp thần kinh.

Có hơn 100 chất dẫn truyền thần kinh đã được phát hiện trong cơ thể và mỗi chất dẫn truyền thần kinh có cách hoạt động riêng. Các chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến tế bào thần kinh theo một trong ba cách, bao gồm:

  • Chất dẫn truyền thần kinh kích thích khuyến khích tế bào đích thực hiện hành động.
  • Chất dẫn truyền thần kinh ức chế làm giảm cơ hội hoạt động của tế bào đích và đôi khi, những chất dẫn truyền thần kinh này có tác dụng giúp thư giãn.
  • Các chất dẫn truyền thần kinh điều hòa có thể gửi thông điệp đến nhiều tế bào thần kinh cùng một lúc. Chúng cũng giao tiếp với các chất dẫn truyền thần kinh khác.

Một số chất dẫn truyền thần kinh có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau, tùy thuộc vào loại thụ thể mà chúng đang kết nối. Các chất dẫn truyền thần kinh điều hòa có thể ảnh hưởng đến một số tế bào thần kinh cùng một lúc và ảnh hưởng đến tác động của các sứ giả hóa học khác. Một số chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn như dopamine, tùy thuộc vào các thụ thể có mặt để tạo ra cả tác dụng kích thích và ức chế.

Có hơn 100 chất dẫn truyền thần kinh đã được phát hiện trong cơ thể và mỗi chất dẫn truyền thần kinh có cách hoạt động riêng.

Acetylcholine kích hoạt các cơn co thắt cơ, kích thích một số hormone và điều khiển nhịp tim. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong chức năng não, trí nhớ và cũng là một chất dẫn truyền thần kinh kích thích.

Acetylcholine ở mức độ thấp có liên quan đến các vấn đề về trí nhớ và suy nghĩ, thường xảy ra ở những bệnh nhân Alzheimer. Một số loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer giúp làm chậm quá trình phân hủy acetylcholine trong cơ thể và điều này có thể giúp kiểm soát một số triệu chứng mất trí nhớ.

Nồng độ acetylcholine cao có thể gây co cơ. Điều này có thể dẫn đến co giật, co thắt và các vấn đề sức khỏe khác.

Chất dinh dưỡng choline là một khối cấu tạo của acetylcholin. Cơ thể phải nhận đủ choline từ chế độ ăn uống để sản xuất đủ mức acetylcholine. Choline có sẵn dưới dạng chất bổ sung nhưng nếu dùng liều cao có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như tổn thương gan và co giật.

Dopamine rất quan trọng đối với trí nhớ, học tập, hành vi và phối hợp vận động. Nhiều người biết dopamine như một chất dẫn truyền thần kinh khoái cảm. Trong cơ thể, não giải phóng dopamine khi chúng ta có cảm giác vui vẻ và hưng phấn. Dopamine cũng hỗ trợ cho chuyển động của cơ. Do đó, thiếu hụt dopamine có thể gây ra bệnh Parkinson.

Chúng ta có thể được cung cấp đủ lượng dopamin từ chế độ ăn uống lành mạnh. Cơ thể cần một số axit amin nhất định để sản xuất dopamine và axit amin được tìm thấy nhiều trong thực phẩm giàu protein. Trong khi đó, ăn nhiều chất béo bão hòa có thể làm cho hoạt động dopamine thấp hơn. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến hoạt động dopamine thấp.

Tập thể dục có thể giúp tăng mức độ dopamine một cách tự nhiên. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên cải thiện tín hiệu dopamine ở những người mắc bệnh Parkinson giai đoạn đầu.

Dopamine rất quan trọng đối với trí nhớ, học tập, hành vi và phối hợp vận động.

Cơ thể có thể giải phóng endorphin khi cười. Endorphins ức chế các tín hiệu đau và tạo ra cảm giác hưng phấn, tràn đầy năng lượng. Chúng cũng là thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể.

Một trong những cách nổi tiếng nhất để tăng mức endorphin là mang lại cảm giác tốt là tập thể dục nhịp điệu. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng tiếng cười giải phóng endorphin.

Endorphin có thể giúp chống lại cơn đau. Mức endorphin thấp có thể đóng vai trò trong một số chứng rối loạn đau đầu. Sự thiếu hụt endorphin cũng có thể gây ra chứng đau cơ xơ hóa.

Epinephrine còn được gọi là adrenaline. Nó vừa là hormone vừa là chất dẫn truyền thần kinh. Khi một người căng thẳng hoặc sợ hãi, cơ thể có thể tiết ra epinephrine. Epinephrine làm tăng nhịp tim, nhịp thở và cung cấp năng lượng cho các cơ. Nó cũng giúp não đưa ra quyết định nhanh chóng khi đối mặt với nguy hiểm. Mặc dù epinephrine rất hữu ích nhưng căng thẳng mãn tính có thể khiến cơ thể tiết ra quá nhiều hormone này và theo thời gian, căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như giảm khả năng miễn dịch, huyết áp cao, tiểu đường và bệnh tim.

Những người đang đối mặt với mức độ căng thẳng cao liên tục nên thử các kỹ thuật như thiền, hít thở sâu và tập thể dục. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng epinephrine để điều trị nhiều tình trạng nguy kịch có thể đe dọa tính mạng như sốc phản vệ, hen suyễn, tim ngừng đập, nhiễm trùng nặng. Khả năng làm co mạch máu của Epinephrine có thể làm giảm sưng tấy do phản ứng dị ứng và cơn hen suyễn. Ngoài ra, epinephrine giúp tim co bóp trở lại nếu nó đã ngừng đập trong quá trình ngừng tim.

Epinephrine làm tăng nhịp tim, nhịp thở và cung cấp năng lượng cho các cơ.

Đây là chất dẫn truyền thần kinh phổ biến nhất trong hệ thần kinh trung ương. Nó là một chất dẫn truyền thần kinh kích thích và thường đảm bảo sự cân bằng với tác dụng của axit gamma-aminobutyric [GABA], một chất dẫn truyền thần kinh ức chế.

Đây là một chất dẫn truyền thần kinh kích thích chủ yếu tham gia vào các phản ứng viêm, giãn mạch và điều chỉnh phản ứng miễn dịch của bạn với các vật thể lạ như chất gây dị ứng.

Còn được gọi là noradrenaline, norepinephrine là chất dẫn truyền thần kinh chính trong hệ thần kinh giao cảm, nơi nó hoạt động để kiểm soát nhịp tim, huyết áp, chức năng gan và các chức năng khác.

Axit gamma-aminobutyric [GABA] là một chất giúp cân bằng tâm trạng, nó có tác dụng ức chế khiến các tế bào thần kinh không bị kích động quá mức. Đây là lý do tại sao mức GABA thấp có thể gây ra lo lắng, khó chịu và bồn chồn.

Benzodiazepines [benzos] là những loại thuốc có thể điều trị chứng lo âu. Chúng hoạt động bằng cách tăng hoạt động của GABA. Điều này có tác dụng làm dịu có thể điều trị các cơn lo âu. Theo một số nghiên cứu, GABA có sẵn ở dạng bổ sung nhưng vẫn chưa rõ liệu những chất bổ sung này có giúp tăng mức GABA trong cơ thể hay không.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể làm tăng mức serotonin. Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế, nó giúp điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, đông máu, giấc ngủ và nhịp sinh học của cơ thể.

Serotonin có thể gây ra chứng trầm cảm và lo lắng. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc có thể làm giảm trầm cảm bằng cách tăng mức serotonin trong não. Rối loạn cảm xúc theo mùa [SAD] gây ra các triệu chứng trầm cảm vào mùa thu và mùa đông khi ánh sáng ban ngày ít hơn cũng có liên quan đến mức serotonin thấp hơn.

Các chất ức chế tái hấp thu serotonin norepinephrine [SNRI] làm tăng serotonin và norepinephrine, là một chất dẫn truyền thần kinh khác. SNRI được dùng để làm giảm các triệu chứng trầm cảm, lo lắng, đau mãn tính và đau cơ xơ hóa.

Chúng ta có thể tăng serotonin một cách tự nhiên thông qua tiếp xúc với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mặt trời, tập thể dục. Một tiền chất của serotonin, được gọi là 5-hydroxytryptophan [5-HTP] có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 5-HTP không phải là phương pháp điều trị trầm cảm an toàn hoặc hiệu quả và có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.

Chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò trong hầu hết các chức năng trong cơ thể. Sự cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh là cần thiết để ngăn ngừa một số tình trạng sức khỏe. Không có cách nào được chứng minh để đảm bảo rằng các chất dẫn truyền thần kinh được cân bằng và hoạt động chính xác. Tuy nhiên, duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng có thể hữu ích để cân bằng hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh.

Serotonin có thể gây ra chứng trầm cảm và lo lắng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com, medicalnewstoday.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề