Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp gồm

Bất cập trong nghiên cứu, chuyển giao

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN và PTNT] cho thấy, trong nhiều năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã liên tục phát triển với tốc độ cao. Song, thời gian gần đây tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, hiệu quả chưa cao, kém bền vững. Để phát huy cao hơn vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Giải pháp quan trọng hàng đầu để thực hiện chủ trương này là đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHKT, bao gồm cả công nghệ cao. Đây được xem là kim chỉ nam để hệ thống các tổ chức nghiên cứu và chuyển giao KHKT được tăng cường, nhân lực được đào tạo, cơ chế chính sách được đổi mới. Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển của ngành, các nhà khoa học cho rằng, ngoài nguồn lực từ Chính phủ, cần đẩy mạnh hơn công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học và công nghệ, phát huy cao hơn vai trò của hệ thống các viện, trường, hệ thống khuyến nông, nhất là khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp.

Trên thực tế, chỉ tính năm 2014, trong trồng trọt, đã có 27 giống cây trồng mới được công nhận chính thức và 15 giống cây trồng được công nhận cho sản xuất thử. Tuy nhiên, khi đưa vào sản xuất thử đã nảy sinh không ít bất cập. Đó là "thời gian sống" không dài, kém bền vững, không đạt yêu cầu so với báo cáo trồng thử nghiệm. Nguyên nhân được chỉ ra là do công nghệ nhân giống và sản xuất giống của các viện nghiên cứu thiếu ổn định, nhất là giống lúa, ngô không có độ đồng đều cao như giống của các công ty đa quốc gia. Đây chính là những hạn chế khiến người nông dân không mặn mà với giống mới và công tác chuyển giao KHCN cũng vì thế mà khó khăn gấp bội.

Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp Lê Hồng Vinh nhớ lại chuyến đi công tác về huyện Châu Thành [tỉnh Tiền Giang] giới thiệu giống nấm linh chi [chỉ sử dụng làm dược liệu]. Lúc đó nhiều người dân đã hỏi: Nấm linh chi xào có ngon không? Câu hỏi đó khiến ông và đoàn cán bộ chuyển giao đều hết sức ngỡ ngàng. Thực tế, tại thời điểm đó, hầu hết nông dân tham gia tập huấn đều không có kiến thức về công dụng cũng như kỹ thuật trồng loại nấm này. Không riêng gì Châu Thành, khi đến các huyện: Cai Lậy, Gò Công Đông, Gò Công Tây... cũng gặp phải tình huống tương tự. Tuy nhiên, bằng phương châm "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với nông dân, sau một thời gian triển khai dự án, nhiều vùng nông thôn ở tỉnh Tiền Giang đã hình thành các mô hình sản xuất nấm chuyên nghiệp. Đến nay, Tiền Giang đã trở thành một trong những vùng trồng nấm trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Qua những chuyến công tác chuyển giao, các nhà khoa học rút ra kinh nghiệm: Khi đưa giống vào trồng đại trà, cái khó không chỉ là kinh phí mà chính là công tác chuyển giao. Vấn đề là phải làm thế nào để thuyết phục được người dân bằng người thật, việc thật. Đồng thời, phải có "một gói kỹ thuật" về giống được tổ chức bài bản, trên cơ sở mùa vụ và thổ nhưỡng vùng đất khác nhau để hướng người dân từ bỏ giống cũ kém chất lượng, phương thức sản xuất cũ vốn chỉ dựa vào kinh nghiệm để thay vào đó là giống mới, quy trình sản xuất mới.

Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt [BỘ NN và PTNT] Trần Xuân Định thì: việc đầu tư trong nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng hiện nay ở nước ta chưa nhiều, còn dàn trải, dẫn đến một thời gian dài chúng ta tư duy "số lượng", chọn tạo giống cây trồng chính như lúa, ngô cũng theo hướng năng suất, chưa chú trọng các giống chất lượng, chọn tạo giống cây rau, hoa còn non kém.

Đem những thắc mắc về thực trạng Việt Nam hiện có lực lượng nhân lực nghiên cứu hùng hậu mà vẫn chưa chủ động được nguồn giống cho cây trồng, vật nuôi, bàn luận với PGS, TS Nguyễn Tất Cảnh, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi được biết: "Cái khó chính là kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn ít và dàn trải, cho nên nhiều đề tài sau nghiên cứu có tính khả thi thấp, dẫn đến lãng phí. Do đó, để kết quả nghiên cứu khoa học có thể ứng dụng trên đồng ruộng, cần có sự đấu thầu, cạnh tranh giữa các đề tài. Nhà nước cần có cơ chế để đánh giá con người, năng lực của các đơn vị nghiên cứu, thành tựu để giao nhiệm vụ nghiên cứu".

Theo đánh giá của các nhà kinh tế, giống và biện pháp canh tác đã đóng góp 35% vào tổng giá trị tăng thêm của ngành. Tuy nhiên, sự đóng góp này sẽ đạt hiệu quả hơn nếu nhận được sự đầu tư thỏa đáng và những chính sách được khơi thông từ Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân.

Đồng bộ các chính sách thúc đẩy ứng dụng KHCN

Trong sản xuất nông nghiệp, một tiến bộ kỹ thuật [TBKT] muốn đưa ra đồng ruộng thì nhà khoa học phải chứng minh được tính ưu việt và chỉ rõ nguồn lợi nếu người nông dân áp dụng TBKT ấy. Công tác chuyển giao vì vậy được đánh giá là vô cùng quan trọng và hoàn toàn phải dựa vào hệ thống khuyến nông cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp, trình diễn, tạo các điểm "mẫu" để người nông dân được "trăm nghe không bằng một thấy". Vì vậy, cần có sự liên kết hoặc sang nhượng bản quyền cho doanh nghiệp đủ tiềm lực để tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm giống cây trồng mới.

Cũng theo Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật Lê Hồng Vinh thì việc chuyển giao công nghệ cho các địa phương hiện nay chỉ được thực hiện dựa trên những "đơn đặt hàng" cụ thể cho nên chưa phát huy được sự chủ động của doanh nghiệp và bản thân các nhà khoa học. Đây là một thực tế đòi hỏi phải có sự thay đổi trong cơ chế chuyển giao, và trong nhận thức của nhà khoa học- doanh nghiệp và người nông dân. Đồng thời, các cơ quan quản lý cần rà soát quá trình nghiên cứu tránh tình trạng nhiều đơn vị cùng nghiên cứu một loại cây trồng, gây lãng phí và chồng chéo trong công tác quản lý.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, PGS, TS Nguyễn Tất Cảnh khẳng định: Muốn giảm sự chồng chéo, lãng phí trong nghiên cứu khoa học, cần đẩy mạnh tính liên kết giữa các viện, trung tâm nghiên cứu và bản thân các nhà khoa học. Nhà nước cần có dự án tập hợp các nhà khoa học lại. Đơn cử, BỘ NN và PTNT cần đặt đầu bài và tập hợp các nhà khoa học tại các vụ, viện để làm đề tài và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc này.

Tập hợp các nhà khoa học, đặt hàng họ thông qua các công trình nghiên cứu đã và đang được xem là giải pháp tối ưu để KHCN đứng chân trên đồng ruộng. Bên cạnh những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học mang tính ứng dụng cao cần có sự tham gia của doanh nghiệp đầu tư cho KHCN. Thực tế đã chứng minh, nhờ kết hợp nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp và người nông dân, tỉnh Lâm Đồng đã có bốn doanh nghiệp được BỘ NN và PTNT công nhận là "doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao".

Tuy số doanh nghiệp này không nhiều, nhưng đã phần nào cho thấy doanh nghiệp coi việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản Việt Nam ra thế giới.

Đã đến lúc, thay vì chạy theo số lượng, cần chú trọng đến chất lượng nghiên cứu khoa học để KHKT thật sự ra đồng ruộng. Muốn vậy, cần phải khẩn trương hoàn thiện đồng bộ cơ chế chính sách, đổi mới hoạt động KHCN trong nông nghiệp, nông thôn. Hoàn thiện cơ chế đặt hàng sản phẩm KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với đó là tăng cường hệ thống chuyển giao thông qua công tác khuyến nông để tiến bộ KHCN thật sự là đòn bẩy trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Tổng kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước do BỘ KHCN quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2008-2013 là 2.143 tỷ đồng [chiếm 30%]. Kinh phí sự nghiệp cấp riêng cho BỘ NN và PTNT trong giai đoạn này là gần 4.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 13% tổng kinh phí sự nghiệp KHCN cả nước.

[*] Xem Báo Nhân Dân số ra ngày 8-7.

NGỌC SƠN, HUỆ SƠN VÀ BẢO VINH

a. Các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp phải dựa vào những tiến bộ về sinh vật học và sinh thái học, lấy công nghệ sinh học và sinh thái học làm trung tâm. Các tiến bộ khoa học công nghệ khác như thuỷ lợi hoá, cơ giới hóa, điện khí hoá, hoá học hoá, cải tạo đất v.v… phải đáp ứng yêu cầu của tiến bộ khoa học – công nghệ sinh học và sinh thái học.Mối quan hệ sinh vật, sinh thái trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi các tiến bộ khoa học – công nghệ khác hướng sự phát triển của mình vào việc cải tiến bản thân sinh vật [các cây trồng vật nuôi] và cải tiến môi trường sống của sinh vật. Việc nghiên cứu để tạo ra giống mới trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời lại đòi hỏi việc nghiên cứu để tạo ra một loạt các yếu tố đồng bộ khác. Cứ như vậy, tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp ngày càng phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày nay đang phải đối mặt với tính khan hiếm của các yếu tố nguồn lực. Như vậy, những công nghệ mới trong trồng trọt và chăn nuôi không những phải nhằm hướng nâng cao sức sống bên trong của cây trồng, vật nuôi, sử dụng với hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên đất đai sinh thái hiện có, mà còn phải góp phần giữ gìn, tái tạo các nguồn tài nguyên đó để đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai.

Do có sự khác biệt về loại đất, địa hình, thời tiết khí hậu v.v… Sự khác biệt giữa các vùng nông nghiệp nông thôn đòi hỏi phải khảo nghiệm, phải địa phương hoá các tiến bộ khoa học công nghệ trước khi triển khai áp dụng đại trà.

c.   Tính đa dạng của các loại hình công nghệ trong nông nghiệp.

Xét mối quan hệ tiến bộ khoa học – công nghệ với sản phẩm, có hai loại hình công nghệ. Một loại gọi là công nghệ thâm canh nhằm nâng cao năng suất sinh vật và năng suất kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích. Loại thứ hai gọi là công nghệ cơ giới và tự động hoá, chủ yếu nhằm nâng cao năng suất việc làm, tiết kiệm thời gian lao động trong mỗi khâu công việc, giảm bớt hao phí lao động sống. Lựa chọn sự kết hợp hai loại công nghệ nói trên như thế nào là tuỳ thuộc mỗi giai đoạn phát triển của ngành nông nghiệp ở từng vùng khác nhau để đáp ứng nhu cầu xã hội; nhu cầu rút bớt lao động nông nghiệp để phát triển các ngành dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn; vấn đề giải quyết việc làm và thu nhập v.v…

Xét trên khía cạnh vật chất – kỹ thuật, một tiến bộ khoa học công nghệ bất kỳ trong nông nghiệp đều được biểu hiện ra ở sự phát triển về công cụ lao động, đối tượng lao động và sự phát triển kỹ thuật, kỹ năng của ngay chính bản thân người lao động. Nói cách khác, sự phát triển từng mặt, từng bộ phận của lực lượng sản xuất là sự biểu hiện có tính vật chất kỹ thuật của tiến bộ khoa học – công nghệ nông nghiệp. Nếu như từng tiến bộ khoa học – công nghệ riêng lẻ chỉ tác động đến sự phát triển từng mặt, từng yếu tố của lực lượng sản xuất, thì ngược lại sự phát triển của ngành nông nghiệp lại dựa trên sự phát triển đồng bộ của các yếu tố cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân nông nghiệp. Điều này có nghĩa là cần có sự vận dụng tổng hợp các tiến bộ khoa học công nghệ riêng lẻ để đảm bảo sự phát triển ổn định và vững chắc của nông nghiệp.

Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển, do kết quả tác động khác nhau của các tiến bộ khoa học – công nghệ riêng lẻ vào sự phát triển từng yếu tố của lực lượng sản xuất làm cho tổng thể cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp lộ ra những bộ phận lạc hậu, yếu kém hơn. Khắc phục những bộ phận lạc hậu yếu kém này chính là nhiệm vụ trọng tâm trong một giai đoạn nhất định của việc nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề