Tiểu luận kinh tế vĩ mô chính sách kích cầu

You're Reading a Free Preview
Pages 7 to 12 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 17 to 24 are not shown in this preview.

Tiểu luận kinh tế vĩ mô chính sách kích cầu
31
Tiểu luận kinh tế vĩ mô chính sách kích cầu
399 KB
Tiểu luận kinh tế vĩ mô chính sách kích cầu
0
Tiểu luận kinh tế vĩ mô chính sách kích cầu
23

Tiểu luận kinh tế vĩ mô chính sách kích cầu

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 31 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Tiểu luận Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 1 Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 5 1.1. Lý thuyết về suy thoái kinh tế .............................................................................. 5 1.1.1 Suy thoái kinh tế là gì? .................................................................................. 5 1.1.2 Nguyên nhân suy thoái kinh tế ...................................................................... 5 1.1.3 Các kiểu suy thoái kinh tế ............................................................................. 5 1.1.4 Những tác động của suy thoái kinh tế ............................................................ 6 1.2 Lý thuyết về chính sách kích cầu ......................................................................... 7 1.2.1. Lý thuyết về kích cầu .................................................................................... 7 1.2.2 Lý thuyết về chính sách kích cầu ................................................................... 9 CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CHỐNG SUY THOÁI KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ....................................................................................... 12 2.1. Chính sách kích cầu trên thế giới ....................................................................... 12 2.1.1. Chính sách kích cầu tại Mỹ ......................................................................... 12 2.1.2. Chính sách kích cầu tại Châu Âu ................................................................. 13 2.1.3. Chính sách kích cầu tại Nhật Bản ................................................................ 16 2.1.4. Chính sách kích cầu tại các nước đang phát triển (điển hình tại ASEAN) .... 17 2.2. Chính sách kích cầu ở Việt Nam ........................................................................ 22 2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội .............................................................................. 22 2.2.2. Chính sách kích cầu tại Việt Nam ............................................................... 22 2.2.3. Đánh giá...................................................................................................... 25 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ................................................................................ 28 Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 2 Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới 3.1. Một số bài học kinh nghiệm ............................................................................... 28 3.2. Một số lưu ý với các chính sách kích cầu: .......................................................... 29 KẾT LUẬN..................................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 31 Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 3 Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới LỜI MỞ ĐẦU Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu những năm 2007-2010 đã ảnh hưởng tới hầu hết mọi nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy suy thoái kinh tế là gì? Nguyên nhân và tác động của hiện tượng này như thế nào? Tại sao thế giới và cả Việt Nam đều sử dụng chính sách kích cầu để đối phó với hiện tượng suy thoái kinh tế? Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, tất cả các quốc gia đều không tránh khỏi tác động bất lợi. Tuy nhiên các quốc gia khác nhau chịu tác động của khủng hoảng không đồng đều bởi độ mở khác nhau của các nền kinh tế. Các quốc gia đã đưa ra các chính sách kích cầu với những hướng đi riêng nhằm cải thiện tình hình kinh tế. Để hiểu rõ các vấn đề trên, nhóm 1 đã tìm hiểu đề tài: “Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới” Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 4 Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Lý thuyết về suy thoái kinh tế 1.1.1 Suy thoái kinh tế là gì? Có nhiều quan điểm:  Suy thoái kinh tế là sự suy giảm tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm  định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi  Theo cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ: suy thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng. Suy thoái kinh tế liên quan sự suy giảm đồng thời các chỉ số kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái đi liền với giảm phát, hoặc lạm phát trong thời kì đình lạm. Khi suy thoái trầm trọng và lâu dài thì gọi là khủng hoảng kinh tế. 1.1.2 Nguyên nhân suy thoái kinh tế Các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của:  Các yếu tố nội sinh theo chu kỳ: lạm phát bởi cung tiền tệ, quản lý tiền tệ yếu kém, cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát.  Các cú sốc ngoại sinh như: giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. 1.1.3 Các kiểu suy thoái kinh tế Phân loại theo hình dáng của đồ thị tăng trưởng theo quý, có các kiểu suy thoái sau: Suy thoái hình chữ V (kiểu suy thoái thường thấy):có pha suy thoái ngắn, tốc độ suy thoái lớn; đồng thời, pha phục phồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi nhanh; điểm đồi chiều giữa hai pha này rõ ràng. Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 5 Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Suy thoái hình chữ U (kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất chậm): nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái. Trong thời kỳ thoát khỏi suy thoái, các quý tăng trưởng dương và âm xen kẽ nhau. Suy thoái hình chữ W (kiểu suy thoái liên tiếp). Nền kinh tế vừa thoát khỏi suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái. Suy thoái hình chữ L (suy thoái không lối thoát hay khủng hoảng kinh tế). Nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng rồi suốt một thời gian dài không thoát khỏi suy thoái. 1.1.4 Những tác động của suy thoái kinh tế  Thất nghiệp tăng GDP thực tế giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng vì khi các doanh nghiệp sản xuất ít hàng hoá và dịch vụ hơn, họ sa thải bớt công nhân và số người thất nghiệp tăng. Trong mỗi đợt suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên rất cao. Khi suy thoái kết thúc và sản lượng bắt đầu tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm dần biến động xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên bằng khoảng 5 phần trăm.  Biến động kinh tế bất thường và không thể dự báo Biến động của nền kinh tế thường được gọi là “chu kỳ kinh doanh”, gắn liền với những thay đổi trong điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, thuật ngữ “chu kỳ kinh doanh” có thể dẫn tới hiểu lầm, vì nó có vẻ hàm ý biến động kinh tế diễn ra theo quy luật, có thể dự báo được. Trên thực tế, chu kỳ kinh doanh không hề có tính chất định kỳ và không thể dự báo với độ chính xác cao.  Hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô cùng biến động Khi GDP giảm trong thời kỳ suy thoái, thì thu nhập cá nhân, lợi nhuận công ty, tiêu dùng, đầu tư, sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ, quy mô mua bán nhà cửa và ô tô… cũng giảm. Do suy thoái là một hiện tượng xảy ra trong toàn nền kinh tế, nên nó biểu thị trong nhiều số liệu vĩ mô khác nhau và mức độ biến động của các biến số vĩ mô cũng khác nhau. Cụ thể, đầu tư biến động rất mạnh trong chu kỳ kinh doanh. Mặc dù đầu tư chỉ bằng khoảng một phần bảy GDP, nhưng sự suy giảm trong đầu tư đóng góp vào hai Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 6 Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới phần ba mức suy giảm GDP trong thời kỳ suy thoái. Nói cách khác, khi các điều kiện kinh tế xấu đi, phần lớn mức suy giảm đều bắt nguồn từ sự giảm sút chi tiêu để xây dựng nhà máy, nhà ở và bổ sung thêm hàng tồn kho mới. 1.2 Lý thuyết về chính sách kích cầu 1.2.1. Lý thuyết về kích cầu  Khái niệm Kích cầu là sử dụng các công cụ chính sách để làm tăng các thành phần của tổng cầu của nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế.  Mục tiêu Khi suy thoái, nền kinh tế bị đẩy vào vòng xoáy luẩn quẩn: suy giảm kinh tế  thất nghiệp giảm thu nhập  giảm tiêu dùng  giảm tổng cầu  doanh nghiệp không có đầu ra  doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, sa thải nhân công và thất nghiệp tăng. Do vậy mục tiêu lớn nhất của kích cầu là giảm thất nghiệp và duy trì việc làm.  Những nguyên tắc kích cầu để đảm bảo hiệu quả  Kích cầu phải kịp thời (Timely) Nghĩa là một khi kích cầu được thực hiện thì những biện pháp này sẽ có hiệu quả kích ứng ngay – làm tăng tổng cầu ngay trong nền kinh tế. Nếu thực hiện quá sớm, kích cầu có thể làm cho nền kinh tế trở nên nóng, tăng lạm phát. Nếu thực hiện quá chậm, khi nền kinh tế đã bắt đầu tự phục hồi, kích cầu lúc đó lại có thể có tác dụng xấu do có khả năng làm hun nóng nền kinh tế dẫn đến lạm phát và những mất cân đối vĩ mô lớn.  Kích cầu phải đúng đối tượng (targeted) Nghĩa là gói kích cầu nhằm vào các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và chính quyền sẽ sử dụng những đồng tiền này, và qua đó đưa thêm tiền vào nền kinh tế. Tiền kích cầu phải được sử dụng để khuyến khích các nhóm đối tượng này tiến hành các khoản chi tiêu mới, hoặc hạn chế việc các nhóm này cắt giảm chi tiêu. Khi nền kinh tế khủng hoảng thì nhóm người có thu nhập thấp chịu nhiều bất lợi nhất. Nhóm người này lại thường có mức tiêu dùng biên cao và chi tiêu chủ yếu vào hàng nội. Do Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 7 Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới vậy nếu kích cầu vào đúng nhóm đối tượng này thì đạt được đồng thời cả hai mục tiêu là hiệu quả và công bằng.  Kích cầu chỉ được thực hiện trong ngắn hạn (temporary) Nghĩa là các biện pháp kích cầu chỉ có tính tạm thời và sẽ chấm dứt khi nền kinh tế đã vượt qua suy thoái. Nguyên tắc ngắn hạn cần chú ý sau: Thứ nhất, tính ngắn hạn làm tăng hiệu quả của gói kích cầu do sẽ khuyến khích doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ đầu tư để tận dụng ưu đãi. Những chính sách mà vẫn còn hiệu lực sau khi nền kinh tế phục hồi là những chính sách kém hiệu quả vì sẽ trở thành chi phí của Chính phủ hoặc khoản thất thu khi thời gian kích thích đã kết thúc. Nếu là những biện pháp dài hạn thì sẽ không kích thích được cầu do các doanh nghiệp sẽ thấy không cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ đầu tư trong giai đoạn nền kinh tế cần được kích thích nhất. Thứ hai, kích cầu vừa đủ để đảm bảo nền kinh tế có thể vượt qua suy thoái nhưng không làm ảnh hưởng lớn tới ngân sách trong dài hạn và làm tăng tính bất ổn của nền kinh tế. Nếu gói kích cầu quá bé thì kích thích sẽ bị hụt hơi và tổng cầu có thể không bị kích thích nữa, gây lãng phí. Nếu gói kích cầu quá lớn tạo ra tác động kéo dài khiến cho nền kinh tế đã hồi phục mà vẫn tiếp tục được kích thích thì sẽ dẫn tới kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát tăng lên. Thứ ba, thời điểm rút kích cầu cũng rất quan trọng: cần rút kích cầu khi nền kinh tế đã phục hồi. Nếu rút quá muộn sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, gây lạm phát. Nếu rút quá sớm, khi nền kinh tế còn chưa có dấu hiệu phục hồi chưa rõ ràng thì sẽ làm cho nền kinh tế không thể phục hồi hoặc sẽ đi vào trạng thái chu kỳ hình W.  Các nguốn vốn chính của kích cầu Tùy theo đặc điểm thị trường tài chính của mỗi quốc gia sẽ thực hiện gói kích cầu theo tỷ lệ các nguồn tài trợ khác nhau. (1) Tài trợ thông qua phát hành trái phiếu trong nước: biện pháp tài trợ này có thể chia thành vay nợ từ công chúng hoặc từ hệ thống các ngân hàng thương mại. Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 8 Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới (2) Tài trợ thông qua miễn giảm thuế: miễn giảm thuế để doanh nghiệp có nguồn đầu tư. Đây là một biện pháp có lợi giúp duy trì hoặc mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp. (3) Tài trợ thông qua quỹ dự trữ: nguồn tài trợ này được sử dụng theo tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn dự trữ so với gói kích cầu. (4) Tài trợ thông qua Ngân hàng Nhà nước: Chính phủ trực tiếp thông qua Ngân hàng Nhà nước in tiền để tài trợ cho chi tiêu hay vay tiền của công chúng và hệ thống ngân hàng thương mại thông qua phát hành trái phiếu. (5) Tài trợ thông qua vay nợ nước ngoài: tác động của việc tài trợ cho gói kích cầu thông qua biện pháp vay nợ nước ngoài, nếu có, sẽ phụ thuộc nhiều vào chủ trương theo đuổi chế độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. (6) Tài trợ thông qua tích lũy nợ: đây là một trong những biện pháp quan trọng và thường xuyên được thực hiện ở các nền kinh tế chuyển đổi. 1.2.2 Lý thuyết về chính sách kích cầu Keynes cho rằng sự giảm sút của tổng cầu là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng. Do đó, học thuyết Keynes nhấn mạnh tới tổng cầu của nền kinh tế, cần phải nâng cao tổng cầu để kích thích kinh tế. Tổng cầu được xác định bởi bốn cấu phần cơ bản là tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng: AD = C + I + G + NX Trong đó: C - chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình, khu vực tư nhân mua sắm hàng hóa và dịch vụ, I - đầu tư của các doanh nghiệp vào xây dựng vào cơ sở hạ tầng, nhà máy……, G - chi tiêu chính phủ gồm mua sắm hàng hóa và dịch vụ, NX - xuất khẩu ròng, phần chênh lệch giữa xuất khẩu EX và nhập khẩu MX Chính sách kích cầu là chính sách làm tăng một hoặc cả bốn cấu phần của tổng cầu để làm tổng cầu tăng lên. Đó là sự kết hợp rất linh hoạt của hầu hết các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, tiền tệ, chính sách lương tiền, chính sách ngoại thương, tỷ giá hối đoái.  Các chính sách kích cầu:  Kích cầu tiêu dùng: tiêu dùng sẽ tăng khi: Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 9 Tiểu luận: Chính sách kích cầu chống suy thoái ở Việt Nam và thế giới Thu nhập khả dụng tăng: chính phủ thực hiện chính sách tăng lương tối thiểu; giảm thuế thu nhập. Chính sách tăng mức lương tối thiểu mặc dù có tác động làm tăng tiêu dùng song trong thời kỳ suy thoái là khó thực hiện bởi lẽ trong thời kỳ này tỷ lệ thất nghiệp đã cao nên nếu tiếp tục tăng mức lương tối thiểu thì trên thị trường lao động, thất nghiệp còn bị đẩy cao hơn nữa. Tăng kỳ vọng lạc quan vào tương lai, tăng khả năng vay nợ cho tiêu dùng  Kích cầu chi tiêu của Chính phủ Về mặt lý thuyết, kích cầu chi tiêu của chính phủ thông qua chính sách tài khóa là gia tăng chi tiêu mua sắm của chính phủ hay mua sắm phần chênh lệch lượng hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất và lượng hàng hóa được người dân tiêu dùng, giúp giữ niềm tin của doanh nghiệp, giữ nền kinh tế được bình ổn, giữ tổng cầu không sụt giảm. Về thực tiễn, không phải tất cả doanh nghiệp đều có lợi từ chính sách này do việc lựa chọn hàng hóa và dịch vụ trong chi tiêu mua sắm của chính phủ sẽ quyết định điều này.  Kích cầu đầu tư: Đầu tư có thể được thực hiện trong ba khu vực: đầu tư công, đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Để tăng đầu tư, chính phủ có thể: Trực tiếp tăng đầu tư công: xây dựng tốt một cơ cấu cơ sở hạ tầng vật chất: các công trình cơ sở hạ tầng như sân bay, bến cảng, đường xá, cầu cống… giúp giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả lao động của các doanh nghiệp Gián tiếp kích thích đầu tư tư nhân: miễn giảm thuế doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, hỗ trợ lãi suất có tính hai mặt: tính hiệu quả và tính công bằng. Xét về tính công bằng thì tất cả doanh nghiệp đều được tiếp cận đến hỗ trợ vốn như nhau. Tuy nhiên xét về tính hiệu quả thì cần có sự lựa chọn ưu tiên cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, nếu thực hiện tràn lan sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí. Thường thì đầu tư nội địa sẽ lớn hơn nhiều so với tiết kiệm trong nước do có sự hỗ trợ của nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn nước ngoài sẽ tạo một động lực lớn cho đầu tư tăng trưởng. Do vậy, khuyến khích đầu tư nước ngoài là cần thiết.  Kích cầu xuất khẩu: Nhóm 1 – Ngày 3 – K21 Trang 10

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.