Tiểu máu đại thể là gì

Tình trạng đi tiểu ra máu cũng khá phổ biến và có thể tự khỏi nhưng phải đến hơn 95% trường hợp bệnh nhân gặp một số vấn đề về sức khỏe  khi trong nước tiểu có xuất hiện máu. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây để kiểm tra xem liệu mình hoặc người thân có bị mắc bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tình trạng này hay không nhé!

1. Khái niệm đi tiểu ra máu

Theo góc độ y học, nước tiểu sẽ phản ánh một phần thực trạng về cơ thể. Là một phần của hệ tiết niệu, nếu màu sắc của nước tiểu thay đổi hay có dấu hiệu bất thường thì chứng tỏ sức khoẻ của người bệnh cũng đang bị đe dọa bởi một bệnh lý nào đó.

đi tiểu ra máu tức là trong nước tiểu có lẫn màu đỏ của hồng cầu. Nếu thực sự bệnh nhân đang có trục trặc về sức khoẻ thì khi đi tiểu sẽ có cảm giác đau buốt, nóng rát khó chịu.

2. Có mấy loại bệnh lý đi tiểu ra máu?

Thông thường có 2 loại đi tiểu ra máu: Tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể.

- Tiểu máu vi thể: Là trường hợp nước tiểu có màu bình thường không thấy lẫn máu. Tuy nhiên khi kiểm tra bằng cách xét nghiệm thì số lượng hồng cầu trong nước tiểu có tới >10.000 hồng cầu/ml. Bởi vì khó có thể nhận biết được bằng mắt thường nên đa phần bệnh nhân phát hiện ra bị tiểu máu vi thể khi đi khám sức khỏe định kỳ có làm xét nghiệm nước tiểu.

- Tiểu máu đại thể: Trái với vi thể, khi đi tiểu phát hiện thấy có màu đỏ của máu bằng mắt thường thì đó gọi là tiểu máu đại thể. Tuỳ theo mức độ của bệnh, nếu nhẹ máu trong nước tiểu sẽ có màu nhạt, còn nặng thì máu sẽ đỏ sẫm, thậm chí còn có cả máu cục. Đôi khi nước tiểu lẫn máu lại có màu nâu sẫm hoặc lắng cặn.

Tiểu máu đại thể là khi phát hiện trong nước tiểu nhiễm máu bằng mắt thường

Ở một số trường hợp đi tiểu ra máu cũng có thể bị bệnh nhân ngộ nhận nhưng thật ra là không phải do các nguyên nhân sau:

- Nước tiểu có màu đỏ do ăn thực phẩm có màu đỏ như rau, củ dền, thanh long đỏ, quả mâm xôi, dâu đen,... Do màu của những loại thức ăn này vẫn được “bảo tồn" qua quá trình tiêu hoá và được bài tiết qua nước tiểu nên dễ gây hiểu lầm. Nếu có ăn chúng, triệu chứng “phai màu" ra nước tiểu sẽ hết sau khi bạn ngừng tiêu thụ đồ ăn có màu đỏ;

- Do “chị nguyệt” ghé thăm: Đối với phụ nữ khi đến ngày kinh, đi tiểu sẽ dễ lẫn máu;

- Việc sử dụng những thuốc như Metronidazol, Rifampicin,... cũng khiến nước tiểu bị đổi màu;

- Đi tiểu ra máu sau khi quan hệ tình dục: Nếu là nữ rất có thể trong quá trình sinh hoạt bị cọ xát mạnh dẫn tới tổn thương âm đạo gây chảy máu. Nếu ở nam thì có thể sau khi xuất tinh có lẫn máu nên sau khi quan hệ tình dục máu sẽ lẫn một chút trong nước tiểu.

3. Nguyên nhân bị đi tiểu ra máu là do đâu?

Lý do khiến bệnh nhân đi tiểu ra máu có thể là:

3.1. Do thận có vấn đề

Đây là nguyên khá phổ biến vì thận là nơi tiết nước tiểu nên nếu nước tiểu có bất thường thì cần phải kiểm tra lại chức năng thận. Một số bệnh lý thường xảy ra ở thận đó là:

- Sỏi thận: Sỏi hình thành do các chất khoáng có mặt trong nước tiểu bị lắng đọng ở thận, niệu quản, bàng quan,... Kích thước của sỏi lớn nhất có khi lên đến vài centimet. Khi sỏi lưu hành cùng với nước tiểu, nó sẽ gây cọ xát làm tổn thương và dẫn tới đi tiểu buốt, tiểu ra máu;

- Chứng thận đa nang: Khi đi khám có thể phát hiện ra những khối u tại hố thận, trước đó sẽ khiến người bệnh đi tiểu ra máu, tiểu mủ, đau vùng thắt lưng và test nồng độ ure trong máu tăng cao;

- Bệnh ung thư thận: Một con số đáng buồn đó là dấu hiệu đi tiểu ra máu cảnh báo 70% nguy cơ mắc ung thư thận. Các biểu hiện thường gặp của bệnh lý này đó là phát hiện hố chậu có khối u, đi tiểu không đau rát nhưng ra máu đậm và nhiều;

- Lao thận: Do không phát hiện nước tiểu có lẫn với máu nên bệnh này nằm trong loại tiểu máu vi thể, kéo theo viêm bàng quang. Triệu chứng mắc bệnh này khá đặc trưng đó là máu thường ra cuối bãi, tiểu són, dắt, có mủ, đi xong có cảm giác đau. Khi khám xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy trực khuẩn lao hiện diện;

- Viêm thận - bể thận: Nếu mắc bệnh lý này thì không chỉ dừng lại ở dấu hiệu đi tiểu ra máu của người bệnh mà còn đi kèm với sốt cao, rét run, đau vùng thắt lưng, tiểu dắt, đau cả bụng vùng dưới rốn;

- Bị viêm cầu thận cấp: Giống như lao thận bệnh này cũng thuộc tuýp tiểu máu vi thể. Bệnh nhân có biểu hiện sốt như khi mắc viêm thận, bị nhiễm trùng da, họng và đau vùng thắt lưng.

Sỏi thận có thể làm thương niêm mạc gây nên tiểu ra máu

3.2. Do bệnh nhân bị chấn thương

Chấn thương do tai nạn, va chạm hay vận động mạnh như chơi các bộ môn thể thao diễn ra tại khu vực thận, bàng quang, vùng thắt lưng, vùng chậu hoặc bị chấn thương niệu. Mặc dù vậy nếu tổn thương ở mức độ nhẹ thì vẫn có khả năng hồi phục nhanh.

3.3. Mắc bệnh lý ở niệu đạo/tuyến tiền liệt

Bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến hay phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới có thể là nguyên nhân gây nên chứng đi tiểu ra máu. Triệu chứng dễ nhận thấy khi bị mắc bệnh này đó là đi tiểu khó, tiểu rắt, tiểu són, kết quả siêu âm cho thấy tuyến tiền liệt phình to. Ở phụ nữ nguyên do gây nên tiểu ra máu có thể là vì polyp niệu đạo, phát hiện được qua kỹ thuật nội soi.

3.4. Bàng quang có vấn đề

Trong bàng quang cũng có khả năng bị đọng sỏi hay chứa túi thừa. Bàng quang bị viêm do virus, khối u phát triển. Qua kỹ thuật siêu âm có thể nhận ra điều này. Dấu hiệu ban đầu của bệnh sẽ là tiểu rắt, tiểu ra máu, đi tiểu khó.

Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đi tiểu ra máu

4. Làm thế nào để điều trị dứt điểm chứng đi tiểu ra máu?

4.1. Phương án điều trị bằng thuốc

  • Nếu máu ra quá nhiều có thể truyền thêm máu cho bệnh nhân;

  • Dùng thuốc cầm máu: Transamin dùng cho đường uống hoặc truyền qua tĩnh mạch [lưu ý tuân theo chỉ định của bác sĩ];

  • Nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, có thể dùng kháng sinh;

  • Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ phối hợp điều trị kèm theo thuốc khác.

4.2. Phương án phẫu thuật

Nếu đi tiểu ra máu là kết quả của một bệnh lý nghiêm trọng, như xuất hiện tình trạng cục máu gây tắc nghẽn đường tiết niệu thì cần phải can thiệp bằng cách loại bỏ máu đông, máu cục tại bàng quang để lưu thông rồi tiếp tục tiến hành điều trị, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

Nhìn chung bài viết đã chỉ ra những điểm bất thường người bệnh có thể gặp phải đối với biểu hiện đi tiểu ra máu. Thông thường nếu không phải do yếu tố thực phẩm hoặc vấn đề khác không liên quan trực tiếp tới đi tiểu ra máu thì triệu chứng này cảnh báo sức khoẻ bệnh nhân đang gặp vấn đề, cần phải đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của bệnh và điều trị triệt để.

Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, bạn có thể liên hệ ngay tới tổng đài 1900565656 của BVĐK MEDLATEC để được giải đáp và tham vấn các gói khám cần thiết nhé!

1.  ĐỊNHNGHĨA:

Đái máu là tình trạng nước tiểu có máu. Có đái máu đại thể và đái máu vi thể.

-       Đái máu đại thể: khi nước tiểu đỏ sẫm màu, nhận biết được bằng mắt thường.

-       Đái máu vi thể: mắt thường không nhận thấy, chỉ phát hiện được khi làm xét nghiệm tế bào học nước tiểu với số lượng hồng cầu > 10.000 hồngcầu/ml.

2.  CHẨN ĐOÁN:

a]  Chẩn đoán xácđịnh

Có hồng cầu trong nước tiểu ở các mức độ khác nhau [vi thể hoặc đại thể]. Có thể phát hiện nước tiểu có máu bằng mắt thường hoặc có thể phát hiện hồng cầu niệu vi thể bằng xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu hoặc xét nghiệm tế bào niệu.

- Triệu chứng lâm sàng: tùy theo nguyên nhân gây đái máu sẽ có triệu chứng lâm sàng tương ứng

Đái máu đại thể hoặc vi thể,

+ Có thể kèm theo tiểu buốt, dắt, khó, ngắt quãng, bí tiểu,

+ Có thể có sốt có hoặc không rét run

+ Có thể cơn đau quặn thận, đau hố thắt lưng 1 hoặc 2 bên,

+ Có thể đau tức, nóng rát vùng bàng quang

- Cận lâm sàng:

+ Xét nghiệm nước tiểu để khẳng định đái máu: có hồng cầu niệu ở các mức độ:

Để tìm nguyên nhân đái máu cần làm thêm một số thăm dò, tùy thuộc lâmsàng

+ Tế bào niệu: tìm tế bào ác tính

+ Siêu âm hệ thận – tiết niệu

+ Chụp bụng không chuẩn bị

+ Protein niệu 24h

+ Soi bàng quang, có thể tiến hành trong giai đoạn đang đái máu.

+ Chụp bể thận ngược dòng

+ Chụp cắt lớp vi tính

+ Chụp mạch

+ Định lượng các Ig

+ Sinh thiết thận:  hiển vi quang học và miễn dịch huỳnh quang

Chẩn đoán phânbiệt:

Nước tiểu đỏ không do đái máudo:

+ Một số thức ăn

+ Một số thuốc [rifampicine, metronidazole...]

Chảy máu niệu đạo: chảy máu từ niệu đạo không phụ thuộc vào các lần đi tiểutiện.

Nước tiểu lẫn máu:  ở phụ nữ đang có kinhnguyệt

Myoglobine niệu khi có tiêucơ

Hemoglobine niệukhi có tan máu trong lòng mạch,

porphyline niệu[nước tiểu đỏ sẫm không có máu cục]. Cần xét nghiệm tế bào học để khẳng định có đái máu.

b.Chẩn đoán nguyên nhân đái máu: tùy thuộc vào nguyênnhân

Các nguyên nhân có thể gây đái máu:

* Đái máu do nguyên nhân tiết niệu: trước hết phải cảnh giác với khối u thận tiết niệu gây ra đái máu.

-       Đái máu do sỏi thận, tiếtniệu:

-       Đái máu do khốiu:

Khối u nhu mô thận

+ U biểu mô tiết niệu

+ U bàng quang

+ U tuyến tiền liệt

-       Đái máu do nhiễm trùng tiếtniệu

-       Đái máu do chấnthương:

+ Chấn thương vùng thắt lưng

Chấn thương vùng hạ vị

+ Chấn thương niệu đạo

*     Đái máu do nguyên nhânthận:

-       Viêm cầuthận:

+ Viêm cầu thận cấp:

+ Viêm cầu thận mạn:

-       Viêm kẽthận:

*     Đái  máu do các nguyên nhân hiếmgặp:

-       Nghẽn, tắc mạch thận [động mạch và tĩnhmạch]

-       Tắc tĩnh mạchchủ

-       Sánmáng

Các thăm dò chuyên sâu có thể thực hiện:

-       Nội soi bàng quang: tiến hành khi đang có đáimáu

-       Chụp bể thận ngược dòng, chụp cắt lớp vi tính, chụp mạch: khi có đái máu từ 1 bên niệu quản cần tiến hành để tìm kiếm khối u thận kích thước nhỏ hoặc dị dạng mạchmáu.

-       Sinh thiết thận : khi có đái máu từ 2 bên niệu quản ở bệnh nhân trẻ tuổi nghĩ nhiều đến bệnh thậnIgA.

3.  ĐIỀUTRỊ:

Nội khoa:

+ Thuốc cầm máu: Transamin đường uống hoặc truyền tĩnh mạch

+ Truyền máu nếu mất nhiều máu

+ Kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng: Sulfamid, Quinolone, có thể phối hợp với nhóm khác tùy theo diễn biến lâm sang và kết quả cấy vi khuẩn máu và nước tiểu.

+ Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đái máu cần phối hợp thêm thuốc khác Ngoại khoa:

Trong một số trường hợp nếu có tắc nghẽn nhiều đường tiết niệu do máu cục tạo thành, cần can thiệp ngoại khoa tạm thời dẫn lưu, lấy máu cục tai bang quang, trước khi giải quyết nguyên nhân.

-  Điều trịnguyênnhân:          can thiệp ngoại khoa tùy vào nguyên nhân đái    máuvàtình trạng lâm sàng cụ thể của bệnhnhân.

4.  PHÒNG BỆNH: nên khám và kiểm tra định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịpthời

Video liên quan

Chủ Đề