Tính cách của Bill Gates

Khi nhắc đến những nhà lãnh đạo thành công, cái tên Bill Gates sẽ xuất hiện ở vị trí đầu tiên. Bill Gates là một ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư, tác giả và nhà từ thiện người Mỹ. Ông sinh ngày 28 tháng 10 năm 1955. Bill Gates và Paul Allen đồng sáng lập Microsoft vào năm 1975, công ty đã trở thành phần mềm máy tính lớn nhất thời đó. Trong sự nghiệp của mình, ông đã đảm nhiệm các vị trí chủ tịch, giám đốc điều hành và kiến ​​trúc sư phần mềm chính, đồng thời là cổ đông cá nhân lớn nhất của Microsoft kéo dài đến tháng 5 năm 2014. 

Bill Gates đã bỏ học vì cho rằng ông không thể thực hiện được ước mơ trong lớp học. Với giá trị tài sản ròng ước tính là 86,9 tỷ đô la Mỹ [thống kê năm 2017] có thể Bill Gates không phải là một tấm gương hoàn hảo cho giới trẻ nhưng câu chuyện thành công của ông là điều không thể phủ nhận. Ngày nay, với tư cách là tỷ phú số 1 thế giới, và là CEO của một trong những công ty công nghệ máy tính nổi tiếng, phẩm chất, kỹ năng và phong cách lãnh đạo của Bill Gates là điều đáng được phân tích sâu hơn. Điều gì tạo nên sự khác biệt ở Bill Gates, đưa ông trở thành tỷ phú và là ông chủ của một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới?

1. Làm việc không mệt mỏi

Phẩm chất lãnh đạo mạnh mẽ nhất của Gates là ông ấy rất năng động. Gates biết rất rõ thành công sẽ không đến trong một sớm một chiều trừ khi bạn làm việc chăm chỉ và không biết mệt mỏi. Bill Gates đã dành nhiều năm làm việc trong gara của mình, phát triển mã hóa và lập trình, đồng thời học cách tạo ra một giải pháp có khả năng tiếp cận toàn cầu. Anh ấy đã làm việc hàng giờ liền. Ngay cả sau khi Microsoft bắt đầu đạt được thành công, Bill Gates đã làm việc ngày đêm để tìm hiểu đối tượng mục tiêu và phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, giáo dục và người dùng.

2. Hướng về tương lai

Cho dù điều gì xảy ra, Bill Gates vẫn tiếp tục hướng về phía trước. Bất chấp thành công phi thường của mình, Gates đã phải đấu tranh với các vụ kiện chống lại các cáo buộc cho rằng Microsoft là một công ty độc quyền. Ông luôn thích tập trung vào tương lai hơn là bị phân tâm bởi những thách thức ở hiện tại. 

Trưởng thành và Học hỏi

Một phẩm chất lãnh đạo mạnh mẽ khác của Bill Gates là càng trưởng thành, ông càng học hỏi nhiều hơn. Sau nhiều lần lọt vào danh sách tỷ phú, người ta nghĩ rằng Bill Gates sẽ thỏa mãn hoặc đã biết tất cả mọi thứ. Nhưng ông vẫn kiên trì học hỏi từ những người thành công khác. Bill Gates thường nói rằng ông học được rất nhiều điều từ Warren Buffett. Gates từng nhận xét rằng Buffett có “cách nhìn tuyệt vời về thế giới”. 

Đôi bạn “cùng tiến” Bill Gates – Warren Buffett [Ảnh: Getty]

3. Tầm nhìn

Một phẩm chất và kỹ năng lãnh đạo khác của Bill Gates là ông là một nhà lãnh đạo sở hữu tầm nhìn tuyệt vời. Tầm nhìn của ông là theo đuổi việc tạo ra một giao diện đồ họa trở thành phần mềm của Microsoft. Nhìn lại các cuộc phỏng vấn của mình về sự phát triển của Microsoft, Gates nói rằng ông luôn muốn có nhiều hơn một sản phẩm duy nhất.

4. Tập trung

Lý do của việc trở thành một nhà lãnh đạo thành công là Gates luôn tập trung vào một thứ đó là “phần mềm” thay vì phát triển nhiều thứ khác. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã gắn bó với nó và làm việc chăm chỉ để chiếm lĩnh thị trường công nghệ phần mềm. 

5. Nghĩ lớn

Gates là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa và thích nghĩ lớn. Điều này khuyến khích ông dám ước mơ – không phải cho bản thân mà còn cho công ty. Phẩm chất này đã dẫn đến thành công lớn trong mọi việc mà ông đã làm. 

6. Quan tâm về con người

Mặc dù là tỷ phú hàng đầu thế giới, Bill Gates là một nhà từ thiện và nhân đạo, luôn quan tâm đến những nhóm thiểu số trên thế giới. Gates nằm trong 1% những người giàu đã cho đi phần lớn tài sản của họ vì mục đích nhân văn. 

7. Kích thích trí tuệ và sự sáng tạo

Nếu không có trí tuệ và sự sáng tạo, Microsoft sẽ không thành công nhiều như vậy. Bill Gates kích thích trí tuệ và sự sáng tạo này. Nếu không có sự giúp đỡ của Bill Gates, nhân viên của ông khó có thể giàu sự sáng tạo và trí tuệ để làm nên sự thành công của Microsoft.

Bill Gates có khả năng truyền cảm hứng tuyệt vời đến nhân viên [Ảnh: Reuters].

8. Tư duy tích cực

Bill Gates là một nhà lãnh đạo sở hữu kỹ năng tư duy tích cực. Sự thống trị hiện tại của Microsoft trên thị trường đã xảy ra bởi vì họ luôn nhấn mạnh việc học hỏi từ những sai lầm của họ. Bill Gates luôn giữ cho công ty hoạt động tích cực trong mọi hoàn cảnh. Nhiều người dùng không đồng ý về các sản phẩm của Microsoft và một số phiên bản sản phẩm của họ có chất lượng kém trong thị trường cạnh tranh. Bất chấp mọi khó khăn, Bill Gates luôn kiên quyết học hỏi từ những sai lầm này và lần nào ông cũng nghĩ ra một ý tưởng trị giá hàng tỷ đô la để giải quyết từng vấn đề. 

Các phẩm chất nổi bật khác của Bill Gates còn là tính liêm chính, sẵn sàng giúp đỡ và không ngừng phát triển. Bill Gates đi theo phong cách lãnh đạo chuyên quyền vì ông đủ năng lực và hiểu biết để quyết định về mọi thứ. Gates cũng tuân theo phong cách lãnh đạo chuyển đổi khi cố gắng thu hút cảm xúc của nhân viên thông qua tạo động lực và tăng cường sự hỗ trợ. Ông cũng sở hữu phong cách lãnh đạo tầm nhìn và lãnh đạo chiến lược. 

Bất cứ ai muốn trở thành lãnh đạo đều có thể linh hoạt như vậy nhưng điều cốt yếu là không được để mất những phẩm chất lãnh đạo chủ chốt. Những nhà lãnh đạo vĩ đại như Bill Gates thành công vì không đánh mất những phẩm chất quan trọng tạo nên thành công. Những phẩm chất và thành tựu ông đạt được chắc chắn là một tấm gương tuyệt vời cho những ai muốn phát triển năng lực lãnh đạo. 

Nguồn: dịch từ thestrategywatch.com

Theo Việt Hà / Trí thức trẻ   -   Thứ ba, 28/08/2018 14:43 [GMT+7]

Trong suy nghĩ của mọi người, tỷ phú giàu có bậc nhất thế giới thường có phong cách sống chuẩn mực, chuyên nghiệp, viên mãn từ công việc cho đến gia đình. Nhưng chắc hẳn sẽ không ít người ngạc nhiên khi biết được sự thật về lối sống khác người bị “bóc” từ chính người thân, đồng nghiệp dưới trướng của các vị tỷ phú này.

1. Con gái không được thừa nhận của Steve Jobs: "Càng được sống gần ông, tôi càng cảm thấy xấu hổ…"

                 

Mới đây, Lisa Brennan-Jobs, con gái của người đồng sáng lập Apple - Steve Jobs, đã xuất bản một cuốn hồi ký trải lòng về quãng thời gian cô sống cùng cha mình. Trái với ý nghĩ của mọi người, cuộc sống của cô chẳng hề êm đẹp, hạnh phúc, thay vào đó là chuỗi ngày đau đớn về tinh thần.

Steve Jobs từng tuyên bố Lisa không phải con mình và từ chối chi trả tiền trợ cấp cho đến khi được yêu cầu. Cuốn sách đã "lột trần" nhiều sự thật đáng lo ngại trong cách nuôi dạy con của ông.

Trong cuốn tự sự, Lisa kể rằng cha mình từng từ chối lắp máy sưởi trong phòng ngủ của cô, dùng tiền để khiến cô hoảng loạn và sợ hãi. Điều này, theo Jobs là để cung cấp cho con gái mình hệ thống chuẩn mực về đạo đức.

Steve Jobs thường xuyên có những cử chỉ thân mật thái quá với người vợ thứ hai trước mặt Lisa nhưng khi vừa biết cô có ý định rời khỏi đó, Jobs liền ngăn lại. Ông bắt Lisa ngồi yên đó và tiếp tục hành động có phần tình tứ quá mức của mình còn cô con gái nhỏ buộc phải nhìn đi chỗ khác. Lý do Jobs làm như vậy là muốn "cô phải tận hưởng những phút giây gia đình và cố gắng trở thành một phần của gia đình này".

Một trích dẫn từ cuốn sách cho người đọc thấy rõ hơn về sự xa lánh mà Lisa cảm thấy từ cha mình khi lớn lên: "Sự tồn tại của tôi đã phá hoại cuộc đời siêu việt của ông ấy. Đối với tôi, ngược lại, càng được sống gần ông tôi càng cảm thấy xấu hổ".

Dẫu vậy, đến nay, Lisa Brenna-Jobs tuyên bố rằng cô đã tha thứ cho cha mình và không muốn mọi người lên án ông sau khi đọc cuốn hồi ký.

2. Warren Buffett – Thiên tài trong giới kinh doanh nhưng lại là người chồng, cha "tệ bạc"

 


Warren Buffett là một trong những vị tỷ phú may mắn có vợ, bà Susan Thompson là hậu phương vững chắc, bằng lòng từ bỏ sự nghiệp để ở nhà chăm sóc gia đình, con cái, giúp chồng theo đuổi niềm đam mê kinh doanh.

Chuyện chăm lo cho bữa ăn của Warren khá đơn giản, ông không ngại ăn mãi một món và thích ăn đồ ăn nhanh. Nhưng nề nếp có phần vụng về và bừa bãi của ông đòi hỏi nhiều tâm sức và lòng kiên nhẫn của vợ.

Dù đã là chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Berkshire Hathaway lớn mạnh nhưng Warren lại không biết cách tự chăm sóc cho bản thân và gần như không bao giờ để ý đến bề ngoài của mình. Susan đã lo lắng tất cả thay cho chồng, từ quần áo, giầy dép cho đến tóc tai.

Công việc là niềm say mê của Warren Buffett, nên ông dành rất ít thời gian cho gia đình. Trở về nhà sau ngày làm việc, ông thường lao ngay vào phòng đọc và ở đó rất lâu. Ông rất hiếm khi ra ngoài ăn tối với vợ hay chơi với 3 đứa con của mình. Sự hờ hững với gia đình khiến bạn bè của họ đôi khi phải thốt lên: "Susan giống như một bà mẹ đơn thân với 4 đứa con vậy".

Warren Buffett quả thực là một cỗ máy kiếm tiền siêu việt, tài sản của ông không ngừng tăng lên theo con số hàng triệu đô nhưng vợ chồng và các con ông sống không khác gì một gia đình bình dân. Ông mua báo cũ để tiết kiệm tiền, để ý tới những khoản chi nhỏ nhất và luôn tỏ thái độ coi thường các đồ công nghệ cao và những thói quen, sở thích xa xỉ.

Lúc các con đều đã trưởng thành thì cuộc sống vợ chồng của họ bắt đầu rạn nứt. Warren đã gặp và tỏ ra thân thiết quá mức với nhà báo nổi tiếng Katharine Graham. Điều này khiến Susan cảm thấy bị xúc phạm. Bà quyết định viết thư cho Katharine, bày tỏ sự đồng ý với mối quan hệ của hai người, rồi tự cho phép mình đến với một huấn luyện viên tennis.

Hai người ly thân vào năm 1977. Sự đổ vỡ này là một cú sốc với Warren, mà về sau này, ông đã gọi đó là "sai lầm lớn nhất của đời mình".

3. Tỷ phú Jeff Bezos: Thất thường, đòi hỏi cao và thường xuyên bêu rếu cấp dưới 

Tỷ phú Jeff Bezos cùng chiếc bàn làm từ cánh cửa.


Những giám đốc từng làm việc dưới trướng Jeff Bezos có những quan điểm khác nhau về cách quản lý nhân viên của ông, quả thực không phải lúc nào ông cũng là vị CEO được lòng nhiều người.

Một cựu giám đốc điều hành cho biết, Jeff có thói quen vẫy tay trước mũi cấp dưới khi ông không muốn nghe họ nói nữa.

Có lần Jeff Bezos đã đứng lên tuyên bố: "Giao tiếp thật là kinh khủng!" trong một cuộc họp khi những người quản lý khác nói rằng nhân viên công ty cần giao tiếp nhiều hơn.

Ông không lắng nghe khi nhân viên của mình phàn nàn về việc phải làm thêm giờ quá nhiều. Một nữ nhân viên làm việc 12 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần nhưng vẫn bị ông gọi lên nói chuyện riêng và phàn nàn về hiệu suất làm việc của cô. Khi cô nói rằng mình không thể làm việc chăm chỉ hơn được nữa, ông đã đưa ra một giải pháp: yêu cầu nhân viên làm quá 10 tiếng so với ca làm của họ để giải quyết sạch số việc còn tồn đọng.

Bezos còn có cách rất "kỳ dị" để thể hiện sự đánh giá cao của mình cho các lập trình viên. Đối với nhân viên tạo được thành tựu đặc biệt, phần thưởng mà ông trao tặng không phải tăng lương mà là một đôi giày Nike đã qua sử dụng.

Jeff cũng nổi tiếng là người tằn tiện. Không chỉ tiết kiệm trong việc thuê nhân viên, thuê văn phòng mà còn trong việc trang trí nội thất. Bàn ghế ở trụ sở Amazon thực chất là những cánh cửa gắn thêm chân, những thứ khác thì được mua từ các đợt bán đấu giá hoặc hạ giá.

Shel Kaphan, nhân viên thế hệ đầu tiên của ông chia sẻ: "Không nghi ngờ gì cả, Jeff là một doanh nhân xuất sắc với một tầm nhìn mạnh mẽ về nơi mà ông có thể đưa công ty vươn tới. Tuy nhiên, ông cũng là một nhà quản lý tiểu tiết có đòi hỏi cao, rất khó để làm việc với ông.

Đây là một lí do mà rất ít người mà làm việc cho Amazon vào những ngày đầu vẫn trụ lại ở công ty. Ông ấy cũng rất thất thường. Khi tôi còn ở đó, ông có thói quen xấu là thường xuyên bêu riếu cấp dưới của mình trước mặt mọi người”.

4. Bill Gate – Vị tỷ phú hay “chửi thề” và có nhiều sở thích lạ kỳ

 Tỷ phú Bill Gates

Ngoài việc là tỷ phú giàu nhất thế giới, đồng sáng lập Microsoft, đồng chủ tịch quỹ từ thiện Gates Foundation… Bill Gates còn có nhiều giai thoại sẽ khiến bạn hiểu tại sao ông được gọi là "thiên tài lập dị".

Bill Gates từng có sở thích phóng xe "bạt mạng" quanh sa mạc Albuquerque, gần trụ sở đầu tiên của Microsoft. Có lần, ông mượn chiếc xe Porche 928 của một người bạn và gây tai nạn, chiếc xe gần như tan nát và phải mất một năm mới sửa xong.

Tại Microsoft, ông thường có thói quen ghi nhớ biển số xe của nhân viên để theo dõi giờ làm việc của họ, tuy nhiên ông đã từ từ thay đổi thói quen này.

Ông chủ Microsoft là một "fan bự" của trò "Dò mìn" trong hệ điều hành Windows. Ông mê mẩn nó đến nỗi phải tự dỡ nó khỏi máy tính tại văn phòng để mình tập trung làm việc.

Gates nổi tiếng trong công ty với những lời chửi thề trong cuộc họp hay email. Các nhân viên của ông truyền tai nhau rằng để biết được ý tưởng kinh doanh của mình có gây được hứng thú với sếp hay không, chỉ việc đếm số lần Gates chửi thề trong khi họ đang thuyết trình. Tuy vậy, những lời ấy không hề nhắm đến một cá nhân nào cả. Một nhân viên của ông cho biết: "Bill có thể rất gay gắt nhưng ông ấy chưa từng tấn công bất cứ ai về mặt cá nhân, tất cả chỉ là công việc mà thôi".

Bên cạnh đó, có nhiều câu chuyện thú vị khác xoay quanh tính cách lập dị của Bill Gates, một trong số đó là vị tỷ phú này từng nhốt mình trong phòng tắm giữa một buổi phỏng vấn và nhất quyết không chịu đi ra cho tới khi các phóng viên phải đích thân xin lỗi vì đã đặt những câu hỏi kích động ông.

5. Richard Branson – "Ông hoàng chơi ngông" trong giới nhà giàu

"Ngông cuồng", "kỳ dị", "xa xỉ" là những cụm từ là người ta thường dùng để miêu tả ông chủ tập đoàn Virgin này.

Sự liều lĩnh và chơi ngông của Branson được nhiều người biết đến ngay từ những năm đầu khởi nghiệp ở thập niên 70. Thời điểm này ông đã mạnh tay chi tiền mua hẳn một hòn đảo hoang sơ với diện tích vỏn vẹn 28 héc-ta có tên Necker. 5 năm tiếp theo, với tài năng của mình, ông đã biến nó trở thành khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất, là mơ ước của bất cứ vị đại gia nào.

Richard Branson cải trang làm nữ tiếp viên hàng không sau khi thua một vụ cá cược

Năm 2007, Richard Branson đã nhảy từ tầng thượng sòng bạc Palm tại Las Vegas, Mỹ để kỷ niệm lễ khai trương hãng hàng không Virgin America thuộc tập đoàn của ông.

Độ "chịu chơi" của ông Branson còn thể hiện qua những trận cá cược với bạn bè mà ông thường giành phần thua. Tiêu biểu là hình ảnh ông giả gái với lớp son phấn dày cộp "náo loạn" khắp các mặt báo vào thời điểm đó. Đó chính là kết quả của trận thua cược giải đua Công thức một với người bạn của ông là Tony Fernandes – CEO của Air Asia.

Một lần khác, khi đội bay của vị tỷ phú này bị một nhóm chuyên đột nhập trái phép vào hệ thống máy tính, giả làm nhân viên Virgin gọi điện cho các khách hàng, nói rằng các chuyến bay sẽ bị huỷ và chuyển khách sang British Airway, Virgin đã kiện đối thủ ra toà và nhận được khoản bồi thường gần một triệu đô, Branson sau đó đã chia số tiền này cho nhân viên trong hãng bay của mình, coi như là tiền thưởng Giáng sinh.

Video liên quan

Chủ Đề