Tổ chức công xã thị tộc là gì

Chế độ cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Đó là một xã hội không có giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật. Nhưng những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước và pháp luật lại nảy sinh chính trong xã hội đó.

Vì vậy, việc nghiên cứu về xã hội cộng sản nguyên thủy sẽ là cơ sở để giải thích nguyên nhân làm phát sinh nhà nước và pháp luật, tạo điều kiện để hiểu rõ bản chất của chúng.

Để tìm hiểu về xã hội cộng sản nguyên thủy, trước hết cần nghiên cứu cơ sở kinh tế của nó, bởi vì cơ sở kinh tế là yếu tố cơ bản quyết định đời sống xã hội. Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ, con người chưa có nhận thức đúng đắn về thiên nhiên và về bản thân mình, họ luôn luôn trong tình trạng mềm yếu, hoảng sợ và bất lực trước những tai họa của thiên nhiên thường xuyên xảy ra, năng suất lao động thấp … Trong những điều kiện và hoàn cảnh đó, con người không thể sống riêng biệt mà phải dựa vào nhau, cùng chung sống, cùng lao động và cùng hưởng thụ những thành quả lao động chung. Để có thể cùng chung sống, cùng lao động và hưởng thụ những thành quả lao động, một nguyên tắc phân phối đặc trưng đã hình thành, đó là nguyên tắc bình quân. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không có ai có tài sản riêng, không có người giàu, kẻ nghèo, không có tình trạng người này chiếm đoạt tài sản của người kia. Xã hội chưa phân chia thành giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.

Chính những điều kiện kinh tế đó đã quyết định đời sống xã hội của chế độ cộng sản nguyên thủy. Tế bào cơ sở của xã hội không phải là gia đình mà là thị tộc. Thị tộc là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài. Nó xuất hiện ở một giai đoạn khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định.

Sự xuất hiện của tổ chức thị tộc là một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại, nó đã đặt nền móng cho việc hình thành hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên trong lịch sử - hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy. Tổ chức thị tộc đã thực sự là một tổ chức lao động và sản xuất, một bộ máy kinh tế - xã hội.

Cơ sở kinh tế đặc trưng bằng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động đã quyết định mối quan hệ giữa người với người trong tổ chức thị tộc. Mọi người đều tự do, bình đẳng, không một ai có đặc quyền, đặc lợi đối với người khác trong cùng một thị tộc. Trong thị tộc đã tồn tại sự phân công lao động, nhưng mới chỉ là sự phân công lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, giữa người già và trẻ nhỏ để thực hiện các loại công việc khác nhau chứ chưa mang tính xã hội.

Thị tộc tổ chức theo huyết thống. Ở giai đoạn đầu do những điều kiện về kinh tế, xã hội và hôn nhân, do phụ thuộc vào địa vị chủ đạo của người phụ nữ trong thị tộc, các thị tộc đã được tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Dần dần, sự phát triển của kinh tế xã hội đã tác động làm thay đổi quan hệ trong hôn nhân; mặt khác địa vị của người phụ nữ trong thị tộc cũng thay đổi. Người đàn ông đã giữ vai trò chủ đạo trong đời sống thị tộc và chế độ mẫu hệ đã chuyển thành chế độ phụ hệ.

Xã hội thị tộc được hình thành và công xã thị tộc mẫu hệ ra đời mang tính tổ chức xã hội chặt chẽ và ổn định hơn, thay thế cho bầy người nguyên thủy.

1. khái niệm thị tộc là gì?

Do yêu cầu phát triển của sức sản xuất, bầy người nguyên thủy với mối quan hệ lỏng lẻo cố hữu dần được thay thế bằng một tổ chức xã hội chặt chẽ hơn, ổn định hơn, vì thế tổ chức công xã thị tộc ra đời. Đối với lịch sử loài người, đây là một bước phát triển nhảy vọt và so với những bước phát triển kế tiếp thì nó có một ý nghĩa to lớn hơn nhiều. Sở dĩ có sự chuyển biến đó là do sự lao động tập thể tiến bộ hơn, phức tạp hơn, đòi hỏi xã hội phải được tổ chức chặt chẽ hơn để tiến hành lao động sản xuất tốt hơn. Tổ chức xã hội đó chính là công xã thị tộc; mọi thành viên của nó đều gắn chặt chẽ với nhau bởi mối quan hệ dòng máu, vì có chung một tổ tiên trực tiếp, do đó mà gọi là thị tộc.

Thị tộc được xem như là một tập đoàn sản xuất lâu dài, ổn định và đoàn kết chặt chẽ, có khả năng đảm bảo tiếp tục sản xuất với hiệu suất cao hơn, đảm bảo kế thừa những kinh nghiệm và kỹ năng lao động của những người đi trước. Trong giai đoạn lịch sử này của loài người, quan hệ dòng máu là sức mạnh duy nhất có thể có, và có thể duy trì được lâu dài. Từ đó, thị tộc trở thành hình thái tổ chức cơ bản của xã hội nguyên thủy. Như vậy là sự phát triển của sức sản xuất đã dẫn tới một sự cải tạo căn bản của cơ cấu xã hội bầy người nguyên thủy.

Xã hội thị tộc

Công xã thị tộc là một tập đoàn lớn hơn, đông hơn bầy người nguyên thủy, có thể gồm vài chục đến hàng trăm người, sống thành từng gia đình, gồm lớp cha mẹ và con cái, anh chị em ruột thịt. Nhiều thị tộc có quan hệ dòng máu xa hợp thành một bộ lạc. Trong giai đoạn đầu của xã hội thị tộc, bộ lạc thường chia làm hai “nửa” gọi là bào tộc, mỗi bào tộc được tổ chức nên bởi hai thị tộc, bốn thị tộc… tóm lại là bởi một số thị tộc chẵn. Về sau, với sự phát triển của chế độ thị tộc, tổ chức bào tộc dần dần mất đi, vì thế bộ lạc chỉ còn do một số thị tộc, hoặc nhiều hoặc ít, tổ chức nên. Đồng thời với sự xuất hiện của công xã thị tộc thì cũng bắt đầu có lệ cấm anh chị em cùng một thị tộc lấy nhau. Gia đình đồng huyết đã chấm dứt. Do đó, trai hay gái của một thị tộc này, phải lấy vợ hay chồng ở một thị tộc khác, chế độ hôn nhân đó gọi là ngoại tộc nhân, mà đặc điểm của nó là việc kết hôn bao giờ cũng tiến hành giữa hai “nửa”, tức là giữa hai bào tộc của một bộ lạc hoặc giữa hai thị tộc của một bào tộc.

2. Công xã thị tộc mẫu hệ

Dưới chế độ ngoại tộc hôn, việc hôn nhân bao giờ cũng phải được xây dựng trong phạm vi bộ lạc, giữa hai bào tộc hay hai thị tộc của bộ lạc ấy. Nguyên tắc đó gọi là chế độ nội tộc hôn. Trong xã hội thị tộc, ngoại tộc hôn và nội tộc hôn không đối lập nhau mà tồn tại song song. Đó là hai nguyên tắc tự nhiên, nhưng cần được chấp hành một cách nghiêm chỉnh. Hôn nhân từ nay không còn là một hiện tượng sinh vật nữa, mà đã là một hiện tượng xã hội.

Công xã thị tộc mẫu hệ

Trong giai đoạn này, việc kết hôn chỉ có thể tiến hành một cách tập thể, và bản thân hôn nhân mới chỉ là sự kết hợp ngẫu nhiên và không ổn định giữa tập thể những người con gái của thị tộc này với tập thể những người con trai của thị tộc kia – hình thức hôn nhân gọi là chế độ quần hôn. Hình thức gia đình mới xây dựng trên chế độ quần hôn gọi là  gia đình Pu-na-lu-a, có nghĩa là gia đình của những người bạn thân, vì những người vợ chung và những người chồng chung không gọi nhau là chị em hay anh em nữa, mà họ cũng không cần thiết phải là anh em, chị em nữa, mà gọi nhau là “Pu-na-lu-a”, tức là bạn thân.

Do chế độ quần hôn mà con cái sinh ra chỉ biết mẹ chứ không biết cha, vì người cha không thể xác định được và người cha bao giờ cũng ở thị tộc khác, tức là thuộc đơn vị kinh tế khác. Trong ý thức của những thành viên của thị tộc, dường như lúc đầu người ta chưa hề có khái niệm về người cha, do đó họ hoàn toàn tập hợp xung quanh những người đàn bà là mẹ, và quan hệ dòng máu cũng tính theo dòng mẹ mà không tính theo dòng cha. Bởi vậy, công xã thị tộc ra đời, ở giai đoạn đầu là công xã thị tộc mẫu hệ.

Ở hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, người ta đã tìm thấy những bằng cứ xưa nhất về sự xuất hiện của nghệ thuật tạo hình. Trong các di chỉ văn hóa của thời kỳ này, đã tìm thấy một số tác phẩm điêu khắc và hội họa nguyên thủy, thậm chí cả đồ trang sức nữa [những tượng phụ nữ, những hình khắc và hình vẽ các loại động vật, những chuỗi răng thú có xuyên lỗ,…]. Sau hết, có một số di tích khác, đặc biệt là sự sắp đặt bộ xương người chết theo một tư thế đặc biệt, một số đề tài hội họa và tranh màu đã chứng tỏ rằng, ở thời kỳ này tôn giáo cũng đã xuất hiện.

Sự hình thành xã hội thị tộc và công xã thị tộc mẫu hệ
– LichSu.Org –


Thị tộc [còn gọi là gia tộc hay dòng tộc] [dưới một hình thức nào đó nó còn là "bè phái", "phe cánh", tiếng Anh: Clan] là hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người, bao gồm tập hợp một số người cùng chung huyết thống và có ràng buộc về kinh tế [quan hệ sản xuất].

Các quan hệ sản xuất ở đây bao gồm quyền sở hữu công cộng về các tư liệu sản xuất [đất đai, đồng cỏ, rừng núi, sông ngòi, công cụ sản xuất...]. Các thành viên trong thị tộc cùng lao động chung, sử dụng các công cụ lao động chung và hưởng thụ sản phẩm làm ra theo lối bình quân.

Theo sách giáo khoa về lịch sử ở Việt Nam hiện nay [Lịch sử lớp 10 [1]] thì ở giai đoạn đầu tiên của lịch sử loài người [xã hội nguyên thủy] thị tộc tuân theo chế độ chế độ mẫu hệ. Đó là tập hợp liên kết những người cùng huyết thống tính theo dòng mẹ. Ở chế độ này, người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong sản xuất, trong đời sống gia đình và ngoài xã hội. Ở giai đoạn sau, chế độ công xã thị tộc chuyển dần sang giai đoạn phụ hệ, gắn liền với quá trình xuất hiện của công cụ bằng kim loại. Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển giao vai trò từ người phụ nữ sang người đàn ông, đó là kiểu gia đình hiện đại một vợ một chồng như hiện nay. Công xã thị tộc là giai đoạn quá độ từ Bầy người Nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.

Tuy nhiên các khái niệm trình bày trong sách giáo khoa về lịch sử nói trên được khái quát từ lịch sử các vùng phát triển trên thế giới, dựa trên kiến thức có được đến giữa thế kỷ 20. Nó không được cập nhật những kết quả nghiên cứu mới về cổ nhân loại học. Trong số đó đặc biệt là đã bỏ qua những thị tộc và bộ lạc hiện còn đang sống theo lối sống cổ xưa tại các vùng chưa phát triển. Cuộc sống của những bộ lạc này cho thấy lịch sử phát triển của loài người đa dạng hơn, và không phải chỉ theo một con đường duy nhất.

Người Hadza, Maasai... ở châu Phi có lối sống săn bắt hái lượm nguyên thủy, không thay đổi trong chục ngàn năm qua. Họ tựa như những bảo tàng sống về giai đoạn cổ xưa của lịch sử loài người. Cuộc sống của họ thể hiện thị tộc giống như và kế thừa lối sống xã hội theo đàn nhỏ của linh trưởng nói chung, và điển hình là các thành viên của họ Người [Hominidae, như tinh tinh và bonobo]. Lối sống này có sự gắn kết xã hội của các thành viên kết hợp với sự phân thứ bậc của từng thành viên, trong đó thành viên khôn ngoan và khỏe mạnh hơn thì đảm nhận nhiều chức năng hơn. Nó cũng cho thấy chế độ mẫu hệ hay phụ hệ trong các dân tộc xuất hiện một cách đa dạng hơn. Ở một số dân tộc, như người Hadza, Maasai..., thì chế độ mẫu hệ không xuất hiện. Trong khi đó chế độ mẫu hệ tồn tại đến ngày ở những dân tộc như người Chăm [Việt Nam, và Đông Nam Á], người Minangkabau[2] ở tỉnh Tây Sumatra Indonesia, người Ami ở Đài Loan [3], người Kuna ở Panama và Colombia, nhiều dân tộc khác ở Ấn Độ và ở châu Phi,... Đặc biệt, người Mosuo ở vùng đông nam Himalaya thuộc tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên [Trung Quốc] duy trì lối sống mẫu hệ đa phu [nhiều chồng] [4].

  1. ^ Lịch sử lớp 10. Chương 1. Xã hội nguyên thuỷ. Bài 1. Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thuỷ.
  2. ^ Sanday, Peggy Reeves [2004]. Women at the Center: Life in a Modern Matriarchy. Cornell University Press. ISBN 0-8014-8906-7.
  3. ^ Chia-chen, Hsieh; Wu, Jeffrey [ngày 15/02/2015]. Amis remains Taiwan's biggest aboriginal tribe at 37.1% of total. FocusTaiwan.tw. The Central News Agency.
  4. ^ Lugu Lake Mosuo Cultural Development Association [2006]. The Mosuo: Matriarchal/Matrilineal Culture. Truy cập 10/10/2017.

  • Bào tộc
  • Gia tộc
  • Bộ lạc
  • Bộ tộc
  • Dân tộc
  • Sắc tộc
  • Chủng tộc
  • Huyết tộc [hay họ hàng]
  • Bầy người
  • Chiefdom
  • Tiến hóa loài người
  • Cái nôi của nhân loại
  • Tiến trình tiến hóa loài người
  • Các dòng di cư sớm thời tiền sử

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thị tộc.

Bản mẫu:Sơ sài

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thị_tộc&oldid=66875576”

Video liên quan

Chủ Đề