Kịch khung nghĩa là gì

Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế trên đường Phạm Văn Đồng - Ảnh: Đ.T.

Tối ngày 18-3, Đội tuần tra - dẫn đoàn thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt [PC08] Công an TP.HCM thực hiện chuyên đề kiểm tra vi phạm nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế trên tuyến đường Phạm Văn Đồng [khu vực gần vòng xoay Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp].

Với cách đo này, lực lượng CSGT có thể kiểm tra được nhiều tài xế hơn và tiết kiệm thời gian hơn.

Khi xe vào làn đường kiểm tra, tài xế chỉ cần ngồi trên xe và trả lời CSGT một số câu hỏi, máy đo định tính sẽ xác định được có nồng độ cồn hay không. Trường hợp máy đo báo có cồn, tài xế mới phải xuống xe thổi vào máy đo định lượng để xác định chính xác mức độ vi phạm.

Nhờ vậy mà chỉ trong khoảng 1 giờ, tổ chuyên đề đã dừng kiểm tra hàng chục trường hợp, qua đó phát hiện 4 tài xế ôtô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao.

CSGT đang đo nồng độ cồn bằng máy đo định tính - Ảnh: Đ.T.

Trong đó, chị  N.T.V.P. [27 tuổi, quê  Bình Phước], điều khiển xe 4 chỗ, có nồng độ cồn lên đến 0,498 mlg/lít khí thở, vượt mức vi phạm cao nhất [0,4 mlg/lít khí thở]. Sau khi CSGT lập biên bản vi phạm, chị này ra sức nài nỉ xin bỏ qua và phải khá lâu sau đó chị này mới đồng ý ký vào biên bản.

Tài xế nữ được yêu cầu thổi vào máy đo nồng độ cồn - Video: Đ.T.

Có nồng độ cồn cao hơn cả chị P. là anh L.V.T. [45 tuổi, tài xế taxi công nghệ] có kết quả đo trên 0,5 mlg/lít khí thở. Thời điểm kiểm tra, anh T. không xuất trình được giấy phép lái xe [GPLX]. Theo anh T., GPLX của anh đang bị CSGT tạm giữ trong một lỗi vi phạm Luật giao thông khác.

Theo nghị định 100, với lỗi vi phạm trên, mỗi trường hợp sẽ đối diện với mức phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng và tước GPLX từ 22 đến 24 tháng.

Trước đó, Phòng PC08 Công an TP.HCM đã triển khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề "Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn" từ ngày 15-3-2021 đến hết ngày 31-12-2021 trên các tuyến giao thông đường bộ thuộc địa bàn phòng đảm trách; các tuyến vận tải hành khách du lịch, hàng hóa, các tuyến thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông; địa bàn gần nơi xuất phát, khu vực bến xe, bến cảng, kho bãi, khu vực quán bar, vũ trường, nhà hàng, quán ăn, khu vực phức tạp về an ninh, trật tự, ma túy....

ĐAN THUẦN

Thông tin từ Bộ Tài nguyên & Môi trường [TN&MT] kiến nghị mức xử phạt cao nhất cho những hành vi sai phạm của Công ty Vedan - sát thủ chính trong việc "bức tử" sông Thị Vải - với số tiền là 216,5 triệu đồng đã khiến dư luận cho rằng việc xử lý trên chưa tương xứng với những sai phạm của công ty này. Đành rằng, đó là mức xử phạt cao nhất theo luật định, thêm vào đó các khoản truy thu, bồi thường của Công ty Vedan sẽ tính riêng.

Đành rằng xử lý theo luật định, nhưng…

216,5 triệu đồng! Số tiền nếu so với doanh số của Công ty Vedan trong 6 tháng đầu năm 2008 là 182,7 triệu USD thì đúng khoảng cách "một trời một vực". 216,5 triệu đồng chắc chắn rằng không bằng một đợt khuyến mại "mua bột ngọt trúng ôtô" của công ty này. Điều nghịch lý hơn, chính các chuyên gia đã dự tính mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp mà Công ty Vedan đã trốn nộp lên đến khoảng 127 tỉ đồng. Giả dụ một vụ buôn lậu trốn thuế có giá trị 127 tỉ đồng thì mức xử phạt sẽ cao gấp nhiều lần, kể cả chuyện truy cứu trách nhiệm hình sự cá nhân hay tổ chức phạm tội.

Theo Nghị định số 81/2006, Chính phủ ban hành quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành chính.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định bao gồm: Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường; Vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài [sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức] có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam, đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các nghị định có liên quan.

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo; phạt tiền.

Đành rằng đó là luật định, nhưng chắc chắn, khi xử lý cần phải xét đến các yếu tố phụ khác. Đặc biệt là trong vụ Công ty Vedan 14 năm liền "bức tử" sông Thị Vải. Chính Bộ TN&MT cũng đã nêu rõ, trong quá trình hoạt động, Công ty Vedan có hành vi gian dối thiết kế trong việc lắp đặt các hệ thống như: bồn chứa, bể chứa dịch thải... được đặt lẫn lộn trong khu bồn chứa nguyên liệu mật rỉ đường, nguyên liệu và hóa chất sản xuất.

Hệ thống đường ống chằng chịt, nằm xen kẽ nhau rất rối rắm và hầu hết là chôn chìm dưới lòng đất. Hệ thống máy bơm áp lực cao với các van được điều khiển theo ý của người vận hành. Hệ thống này ngụy trang rất tinh vi, nhằm đánh lừa làm cho người xem nghĩ đây là hệ thống máy bơm nước từ sông Thị Vải vào. Nhưng thực chất, đây chính là hệ thống để xả chất thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải.

Đáng phẫn nộ hơn, Công ty Vedan đã đặt hẳn ra một chức danh là Phó tổng giám đốc cho người chỉ đạo trực tiếp điều hành hoạt động của hệ thống xả thải này, ông Chen Ping Huei. Phụ việc cho ông Huei, còn có 2 người điều hành khác, đều là người Đài Loan.

Ngoan cố hơn, khi Cơ quan điều tra [CQĐT] đang tiếp tục làm rõ những đường ống xả thải còn nằm trong vòng bí mật thì Công ty Vedan vẫn cho người xả chất thải ra sông Thị Vải và bị CQĐT bắt quả tang. Bên cạnh đó, để gây khó khăn cho CQĐT, công ty này đã tìm nhiều cách để trì hoãn việc cung cấp bản vẽ thiết kế, sơ đồ hệ thống đường ống xả nước thải của công ty...

Nhiều vết hàn cắt nhằm xóa dấu vết xuất hiện trên đường ống xả chất thải của Vedan.

Hơn thế, trước những bằng chứng không thể chối cãi về những sai phạm của mình, Công ty Vedan cũng đã thừa nhận đây là những vi phạm có hệ thống, có tổ chức từ 14 năm nay. Cũng theo Bộ TN&MT, thông thường đối với loại hình chế biến thực phẩm như Công ty Vedan, kinh phí chi cho môi trường bằng khoảng 10-15% tổng giá trị đầu tư. Tuy nhiên, cho đến nay Vedan mới chỉ đầu tư chiếm khoảng 0,73% tổng giá trị đầu tư.

Rõ ràng, Công ty Vedan đã bằng mọi cách xả cho kỳ được chất thải chưa qua xử lý trực tiếp xuống sông Thị Vải nhằm giảm bớt số tiền đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, đúng theo quy định do luật định.

Cho đến nay, Vedan đã đầu tư trên 500 triệu USD cho Vedan Việt Nam, nếu như hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải theo đánh giá của Bộ TN-MT thì Vedan mất từ 50 đến 65 triệu USD. Một số tiền rất lớn. Nhưng, nguyên tắc đầu tư kinh doanh ở một nước khác hoặc ngay tại chính quốc thì nhà đầu tư luôn phải tính đến chuyện lợi ích kinh doanh lâu dài. Lấy đâu ra cái kiểu như Công ty Vedan vì muốn sinh lợi nhiều nên hủy hoại môi trường sống của quốc gia mà công ty này đang đầu tư.

Với toàn bộ hồ sơ rất rõ ràng về sự ngoan cố, gian trá của Công ty Vedan trong việc xả chất thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải, chắc chắn không ai có thể đồng tình với kiến nghị xử phạt như trên. Vì xét về nhiều mặt, Vedan ý thức được rất rõ hành động của mình là sự tàn phá môi trường, họ đã bị các cơ quan chức năng xử phạt nhiều lần, bị nhân dân quanh khu vực nhà máy tố cáo nhiều năm trời... --PageBreak--

Nhưng, thay vì chấp hành tốt điều luật tại Việt Nam, họ lại chọn cái cách gian dối hơn để che mắt đoàn kiểm tra. Rõ ràng, lợi nhuận đã làm lãnh đạo của Công ty Vedan mờ mắt. Họ đã bất chấp tất cả miễn sao kiếm được càng nhiều tiền càng tốt.

Bạn đọc quan tâm đến vụ việc Vedan đã gọi điện thoại cho PV Chuyên đề ANTG đưa ra so sánh việc Vedan "bức tử" sông Thị Vải với câu chuyện vịnh Minamata của Nhật Bản. Tra cứu dữ liệu từ Internet, chúng tôi xin tóm tắt câu chuyện ở Nhật để bạn đọc dễ hình dung.

Đúng vào thời kỳ phát triển kinh tế "thần kỳ" của Nhật Bản, Tập đoàn Chisso của Nhật đã thu được 200 triệu USD lợi nhuận từ hóa dầu vào năm 1975. Tuy nhiên, Chisso bị buộc phải đóng cửa không lâu sau đó, vì nhà chức trách đã điều tra ra việc nhà máy sản xuất của họ đặt tại vịnh Minamata đã xả chất thải có độc tính cao vào vịnh, không qua xử lý.

Loại độc tính này làm ô nhiễm nguồn thức ăn cho các loại sinh vật biển như; cá, tôm... Đây chính là loại hải sản thường xuyên có mặt trong khẩu phần ăn của người dân sinh sống quanh vịnh Minamata. Hàng loạt người dân trong khu vực có đặt nhà máy của Chisso mắc phải triệu chứng liệt, tay chân run, mất cảm giác, mất thăng bằng... Trẻ em sinh ra thường bị những chứng như liệt não, điếc hoặc mù...

Sau khi phát hiện tất cả những chứng bệnh nói trên đều do chất thải của Tập đoàn Chisso gây ra, các nhà chức trách sau đó đã buộc Chisso loại bỏ hết tạp chất tại vịnh Matamita, trả lại môi trường sạch cho nguồn nước, kể cả bằng biện pháp vét lớp bùn dưới đáy vịnh nhằm làm sạch hóa chất. Tuy nhiên, cho đến năm 1997, vẫn còn 17.000 người nghi ngờ bị mắc phải chứng bệnh do chất thải của Chisso thải ra.

Liên hệ với vụ Công ty Vedan "bức tử" sông Thị Vải với vịnh Matamita ở Nhật Bản, ai dám chắc rằng thế hệ sau của những người dân sinh sống tại khu vực này không bị ảnh hưởng gì khi môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng như vậy? Bởi đơn giản, việc hủy hoại môi trường bao giờ cũng gây những hậu họa khôn lường về sau, và chính thế hệ kế thừa phải gánh lấy hậu quả này.

Ngay trong thời điểm hiện tại, sông Thị Vải không còn cho nguồn lợi thủy sản, hệ thống kênh rạch ô nhiễm, đất nông nghiệp có cũng như không vì không thể trồng trọt do nguồn nước từ con sông này chảy vào đã ô nhiễm quá nặng... Đó là thiệt hại trước mắt, nhưng vài chục năm sau thì sao, ai sẽ giải quyết thấu đáo cho những thiệt hại ở thì tương lai này [?!].

Còn nhớ, khi trao đổi với báo chí về những sai phạm của Công ty Vedan, Đại tá Nguyễn Xuân Lý - Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường, đã khiến dư luận rất phấn khởi vì có thể xử lý hình sự vụ việc này theo quan điểm của ông.

Đại tá Nguyễn Xuân Lý cho rằng: "Theo điều 183 BLHS năm 1999 thì việc xả chất thải ra môi trường thiên nhiên gây hậu quả nghiêm trọng của Vedan có thể xử lý hình sự được vì công ty đã bị xử lý hành chính nhưng vẫn tiếp tục tái phạm, bao gồm 4 mức độ: vi phạm có hệ thống, cố ý vi phạm, tái phạm và gây hậu quả nghiêm trọng. Pháp luật hình sự không xử lý đối với pháp nhân. Tuy nhiên, ở đây có thể quy trách nhiệm cá nhân được và Tổng giám đốc Công ty phải là người chịu trách nhiệm chính trước pháp luật".

Chúng tôi rất đồng tình với quan điểm này của Đại tá Nguyễn Xuân Lý. Không thể nào để Công ty Vedan nộp một mức phạt "nhẹ nhàng" như vậy kèm theo vài điều khoản bắt buộc khác. Nếu như lần này Công ty Vedan lại thoát, thì dư luận vẫn có thể đặt nghi vấn: "Sau bao nhiêu năm nữa, Công ty Vedan sẽ lại tiếp tục bị bắt quả tang vì hành vi hủy hoại môi trường tại Việt Nam[?!]”.

Bên lề một cuộc họp diễn ra vào cuối tháng 9 vừa qua, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã có cuộc trao đổi với các cơ quan báo chí xung quanh vụ Vedan.

Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, Công ty Vedan đã bỏ túi hàng trăm tỉ đồng nhờ trốn tránh trách  nhiệm với môi trường. Vedan đã hoạt động mười mấy năm qua tại Việt Nam thì cũng hủy hoại môi trường từng ấy năm. Đối với Vedan, đã có thể đóng cửa nhà máy này vào những năm trước, nhưng do xét tới các yếu tố khách quan nên chỉ yêu cầu họ phải khắc phục việc gây ô nhiễm môi trường tới thời điểm cuối vào ngày 31/12/2006. Tuy nhiên, họ đã không làm. Lần này Bộ TN&MT sẽ cương quyết, triệt để hơn.

Dư luận cũng đang rất cần sự cương quyết và triệt để đó trong vụ xử lý sai phạm của Công ty Vedan.

Bộ TN&MT dự kiến đề xuất Chính phủ biện pháp xử lý đối với công ty Vedan

Phạt tiền tối đa các khung hình phạt, tổng cộng là 216,5 triệu đồng.

Đình chỉ hoạt động xả thải đối với Công ty Vedan để khắc phục ô nhiễm môi trường.

Vedan phải cải tạo toàn bộ hệ thống thu gom, xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải theo quy định. Hệ thống thu gom và cửa xả nước thải phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát.

Truy thu khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp mà Vedan đã trốn nộp.

Vedan có trách nhiệm đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với hành vi gây ra ô nhiễm môi trường do công ty này gây ra.

Chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng điều tra và truy tố theo quy định của pháp luật nếu vi phạm của Vedan có dấu hiệu tội phạm.

Công khai thông tin các vi phạm về môi trường của Vedan trên các phương tiện truyền thông, do Bộ TN&MT lẫn Sở TN&MT Đồng Nai đảm nhiệm.

Kinh Hữu

Video liên quan

Chủ Đề