Trách nhiệm cộng đồng là gì

[HNM] - Giới văn nghệ sĩ là những người luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận, được nhiều người biết đến thông qua tài năng, sự cống hiến và những sáng tạo của họ. Có thể nói, đây là lực lượng có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng, nhất là giới trẻ - những người luôn theo dõi, đặt nhiều kỳ vọng vào nghệ sĩ.

Điều đáng mừng là, thời gian qua, đa số văn nghệ sĩ luôn ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng, xã hội, hăng say lao động, cống hiến hết mình vì nghệ thuật; giữ thái độ ứng xử đúng đắn, chuẩn mực, từ đó hướng công chúng đến những giá trị của chân, thiện, mỹ. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, không ít nghệ sĩ đã có những hành động đẹp vì cộng đồng, chung tay, chung sức lan tỏa tinh thần “tương thân, tương ái”, truyền đến công chúng những thông điệp tích cực, góp phần tạo sức bật, sự hứng khởi để toàn xã hội vượt qua dịch bệnh...

Song, bên cạnh đó cũng có một số “con sâu làm rầu nồi canh”. Đó là những nghệ sĩ buông thả trong lối sống, đi ngược lại với lợi ích chung của cộng đồng; bất chấp những quy định pháp luật, giá trị đạo đức, chuẩn mực văn hóa, có hành động, phát ngôn lệch lạc, xem thường và thách thức dư luận. Lại có những người vì chút lợi trước mắt mà sẵn sàng tham gia quảng cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản, niềm tin của người tiêu dùng…

Là những “chiến sĩ” trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, giới văn nghệ sĩ có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng. Để lực lượng này không bị “lệch chuẩn” trong lối sống, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác quản lý, thực hiện tốt Công văn số 1854/ BVHTTDL-NTBD ngày 4-6-2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường công tác quản lý trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, định hướng cho giới văn nghệ sĩ nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng; đồng thời nắm bắt, phát hiện kịp thời những tư tưởng, hành vi sai trái, vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, chuẩn mực nghề nghiệp của một số nghệ sĩ để uốn nắn, chấn chỉnh và xử lý nghiêm khắc… Bên cạnh đó là sớm nghiên cứu, xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách quy định về trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của nghệ sĩ khi tham gia các hoạt động xã hội, vừa bảo vệ lợi ích của người có đóng góp, vừa tránh được rủi ro ảnh hưởng đến uy tín của nghệ sĩ.

Đối với giới văn nghệ sĩ, mỗi người cũng cần nhận thức đầy đủ hơn về sứ mệnh, thiên chức nghệ thuật cao cả, thiêng liêng mà mình đang đảm trách để giữ gìn hình ảnh đẹp và sự trân trọng từ phía khán giả; thực hiện tốt nghĩa vụ, quyền hạn của một người công dân, tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật, có lối sống lành mạnh, trong sáng, có ứng xử phù hợp với quy tắc, chuẩn mực đạo đức của cộng đồng xã hội. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; nâng cao trình độ tay nghề, năng lực chuyên môn, có những sản phẩm nghệ thuật giàu chất lượng, hướng cộng đồng đến lối sống tốt đẹp hơn… Với công chúng, cần nói không, thậm chí tẩy chay ngay những nghệ sĩ phát ngôn hay hành xử sai trái, lan truyền những thông tin không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội hoặc vi phạm các quy định của pháp luật.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Người nghệ sĩ chân chính không chỉ có trách nhiệm đối với nghệ thuật mà còn phải có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Khi đó, những hành động đẹp sẽ tiếp tục được lan tỏa…

Cập nhật: 05-08-2020 | 08:51:23

Những ngày qua, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với tâm dịch ở Đà Nẵng, Quảng Nam và đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành khác, gây rất nhiều khó khăn trong thực hiện “mục tiêu kép” mà Chính phủ đã đề ra; đồng thời tác động tới mọi mặt đời sống - xã hội, làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống sinh hoạt của người dân. Để khống chế, đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh, cùng với những biện pháp quyết liệt của Chính phủ, ngành y tế, thì một trong những yếu tố tiên quyết, quan trọng nhất, đó vẫn là vai trò, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân đối với cộng đồng.

 Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại tại Đà Nẵng, mọi công tác phòng, chống dịch bệnh đã ngay lập tức được kích hoạt trở lại. Người dân trong tỉnh sau khi trải qua công tác phòng, chống dịch bệnh lần thứ nhất đã nắm vững thông tin, đặc biệt là có ý thức cao, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống. Mỗi gia đình là “một pháo đài”, mỗi người dân là một chiến sĩ luôn sẵn sàng để “chống dịch như chống giặc”, không chờ dịch bệnh đến mới chống. Tinh thần lạc quan nhưng không chủ quan trong “trạng thái bình thường mới” là một yếu tố tâm lý tích cực để mỗi cá nhân và cộng đồng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Tuy vậy, ở đâu đó những ngày qua vẫn có một vài cá nhân trong cộng đồng còn nảy sinh tâm lý chủ quan, lơ là, chưa thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Điều này tương phản hoàn toàn với những hình ảnh nữ bác sĩ trẻ cắt ngắn mái tóc để tham gia tuyến đầu trên mặt trận chống dịch bệnh ở Đà Nẵng, hay hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ ngày đêm chốt trực trong các khu cách ly, những sinh viên tình nguyện xung phong đi vào tâm dịch để tham gia cuộc chiến đầy cam go với dịch bệnh Covid-19...

Tôi chợt nhớ đến “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ... Ở đó có những bà mẹ một nắng hai sương, hạt lúa củ khoai nuôi chồng nuôi con đi đánh giặc; có những người con gái, con trai đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép, xa nhau không hề nhỏ lệ, nước mắt chỉ dành cho ngày đoàn tụ. Bởi, khi Tổ quốc cần họ biết hy sinh... Đó cũng chính là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi cá nhân với đất nước, với cộng đồng.

Và, trong cuộc chiến với dịch bệnh Covid-19 này, cũng rất cần phải có tinh thần trách nhiệm của mỗi người như thế, bởi muốn thành công, không phải riêng lẻ một người làm được. Mỗi cá nhân cần phải suy nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với cộng đồng như thế nào. Đơn giản nhất là tự giác tìm hiểu thông tin chính xác về dịch bệnh, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thông tin về cách phòng tránh cho mọi người; là phải biết chia sẻ với cộng đồng để cùng vượt qua khó khăn... Tất cả vì sự an toàn, sức khỏe, tính mạng của bản thân, gia đình và xã hội.

THÀNH SƠN

Mỗi người cần vì mọi người, cần có nhận thức đúng đắn, sâu sắc trách nhiệm công dân, trách nhiệm với cộng đồng. Không vì một chút phiền toái mà chủ quan; không vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài; không vì lợi ích của bản thân mà ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng. Đó không chỉ là khẩu hiệu mà còn là phương châm hành động thực tế của mỗi người trong thời điểm hiện nay.

Lướt mạng xã hội trong những ngày này không khó để bắt gặp những thông điệp hết sức thân thương. Một bạn trẻ đã đăng lên trang cá nhân Facebook thông báo về lịch trình, thời gian đi lại ở Đà Nẵng, thời gian tự cách ly tại nhà và để góp phần đảm bảo an toàn cho mọi người, cộng đồng, nếu có việc xin liên hệ qua điện thoại. Có cụ ông gần 80 tuổi sau chuyến đi thăm con cháu ở Đà Nẵng về đã treo tấm biển carton trước cổng nhà: Gia đình mới đi Đà Nẵng về, tự cách ly tại nhà, không tiếp khách, mọi việc liên lạc qua điện thoại… được nhiều người chụp lại, đăng tải…

Những thông điệp này nhận được sự quan tâm chia sẻ, động viên, khen ngợi ý thức, trách nhiệm của cá nhân, gia đình đối với cộng đồng nhằm góp phần sớm đẩy lùi dịch bệnh. Không ít người đã tự hỏi, nếu bạn trẻ này, cụ ông này và nhiều trường hợp khác nữa thiếu ý thức, không khai báo, không thông báo tự cách ly y tế tại nhà, vẫn gặp gỡ người này, người kia, vẫn đến các điểm tập trung đông người, nếu lỡ trở thành F1, F2… sẽ làm liên lụy đến hàng chục, thậm chí hàng trăm người khác. Mọi việc khi đó không dừng lại ở riêng bạn trẻ này, cụ ông này hay những người vì bạn, vì ông mà trở thành F2, F3 mà còn ảnh hưởng đến thành quả nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng biết bao nhiêu người trên tuyến đầu chống dịch phải đối mặt với vô vàn gian khó, thậm chí cả hiểm nguy tính mạng, bao nhiêu người không chút nề hà, toan tính, sẵn sàng đóng góp công sức, tiền của để góp phần kịp thời hạn chế đến mức tối đa sự lây lan của dịch bệnh.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Nga kiểm tra công tác phòng dịch tại chốt đèo Lò Xo. Ảnh: N.P  

Trong thời điểm dịch bệnh Covid -19 đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, ý thức, trách nhiệm cá nhân với lợi ích cộng đồng được đề cao hơn lúc nào hết. Có trường hợp đến, về từ vùng dịch dù được hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nhưng lại chưa chấp hành nghiêm, vẫn chủ quan, đi lại một số nơi, gặp gỡ một số người. Khi có yếu tố dịch tễ liên quan mới lo lắng, đến cơ sở y tế thăm khám, cách ly y tế tập trung. Hay chuyện những “anh hùng bàn phím” hoặc vì thiếu hiểu biết hoặc vì mục đích cá nhân đã thiếu trách nhiệm với cộng đồng, từ chuyện chưa có thật hoặc có thật mới chỉ một nửa đã hư cấu, thêm mắm, thêm muối, tung tin thất thiệt, tạo tâm lý hoang mang trong cộng đồng, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch. Chấn chỉnh tình trạng này, gần đây, ngành chức năng đã kịp thời nhắc nhở, xử lý các đối tượng.

Rõ ràng, đó là những bài học cảnh tỉnh cho những ai còn thiếu ý thức, trách nhiệm với cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay. Bài học cho những trường hợp dù được hướng dẫn cách ly y tế tại nhà nhưng lại không thực hiện triệt để các biện pháp cách ly. Bài học cho những trường hợp vẫn còn thiếu ý thức, tập trung nơi đông người, không mang khẩu trang ở nơi công cộng, không thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn.

Nhiều người bày tỏ rằng, nhìn hình ảnh nữ điều dưỡng tranh thủ chợp mắt khi vẫn đeo khẩu trang và đội mũ bảo hộ trong những tấm bìa carton; đọc thông tin về một cán bộ y tế bị ngất xỉu, phải thở ô xy do phải đi nhiều nơi để truy tìm F1 và tuyên truyền người dân đi cách ly; nhìn những cán bộ, chiến sĩ dầm mưa dãi nắng trực 24/24h ở các chốt chặn kiểm soát dịch hay đến từng thôn làng vùng sâu, vùng xa để tuyên truyền, vận động bà con… thì những bất tiện của mình đang gặp phải chẳng thấm vào đâu. Trong khi đó, hiện nay, nhiều ca nhiễm bệnh không có dấu hiệu ho, sốt đặc trưng. Nếu người bị bệnh [hoặc đang mang mầm bệnh] chủ quan không áp dụng các biện pháp cách ly, người khỏe cũng chủ quan không biết để phòng tránh thì dịch bệnh càng dễ dàng lây lan trong cộng đồng. Đeo khẩu trang hơn đeo máy thở, nếu không có việc thì nên ở nhà, hạn chế ra đường, hạn chế tụ tập đông người vẫn sướng hơn là phải nằm viện… Tuân thủ tốt các quy định, các khuyến cáo trong phòng, chống dịch không chỉ tốt cho bản thân mình, gia đình mình mà cũng là một cách góp phần đẩy lùi dịch bệnh.

Với không ít người thời gian 14 ngày tự cách ly y tế tại nhà hay cách ly y tế tập trung không phải là ngắn và sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế, dang dở một số kế hoạch, dự định. Nhiều người cũng sẽ cảm thấy có một số hạn chế, phiền toái, thậm chí cả thiệt hại về kinh tế so với ngày thường khi chấp hành đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch: Luôn luôn đeo khẩu trang; rửa tay sát khuẩn; bảo đảm khoảng cách với người tiếp xúc không dưới 2 m; ở nhà, không ra ngoài nếu không thật cần thiết.

Nhưng, mỗi người cần vì mọi người, cần có nhận thức đúng đắn, sâu sắc trách nhiệm công dân, trách nhiệm với cộng đồng. Không vì một chút phiền toái mà chủ quan; không vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài; không vì lợi ích của bản thân mà ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng. Đó không chỉ là khẩu hiệu mà còn là phương châm hành động thực tế của mỗi người trong thời điểm hiện nay.

Nguyên Phúc

Video liên quan

Chủ Đề