Vì sao bàn chân bị lạnh

Lòng bàn chân thông thường sẽ có cấu tạo vòm và có thể thấy dễ dàng khi đặt trên mặt sàn phẳng. Nếu bàn chân có hình dáng bẹt [lòng bàn chân phẳng lì khi đặt trên sàn nhà] thì nguyên nhân có thể là do dị tật bẩm sinh, viêm khớp, thấp khớp, béo phì hoặc vấn đề về thần kinh. 

Do cấu tạo bẹt nên bàn chân bẹt sẽ gây các cơn đau đến gót chân, cổ chân, ảnh hưởng đến khả năng đi lại bình thường. Bàn chân bẹt cũng khiến ngón cái có cấu trúc bất thường và gây viêm cân gan bàn chân, gai gót chân,…

Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc bị tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ thường gặp hiện tượng nóng rát ở bàn chân. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng nóng rát ở bàn chân gồm có: bệnh thận mãn tính, thiếu vitamin B, suy giáp hoặc bệnh động mạch ngoại biên.

Đôi bàn chân lạnh thường xuyên thì có khả năng cao là máu đang lưu thông kém. Nếu bạn ấn ngón tay vào phần thịt dưới ngón chân thì đôi chân khỏe mạnh sẽ khôi phục màu sắc ban đầu nhanh chóng. Ngược lại, chân đang bị lạnh hoặc gặp vấn đề về lưu thông máu sẽ bị tím tái, màu sắc kém hồng hào.

Chuột rút là hiện tượng phổ biến và sẽ biến mất sau khi bạn thực hiện động tác duỗi thẳng và xoa bóp. Tuy nhiên, nếu thường xuyên gặp hiện tượng này thì có thể việc lưu thông máu đang có vấn đề.

Bên cạnh đó, dây thần kinh bị chèn ép cũng có thể dẫn đến chuột rút. Bạn hãy tìm cách bổ sung nước, chất điện giải và các khoáng chất như kali, magie và canxi để phần nào hạn chế hiện tượng này. 

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bị đau chân mà không rõ nguyên nhân thì rất có thể là do tình trạng “gãy xương do mỏi”, xuất hiện những vết nứt nhỏ ở xương. Tình trạng này thường xảy ra do vận động cường độ cao ở các môn thể thao. Ngoài ra, nếu bị loãng xương thì bạn sẽ dễ gặp phải hiện tượng này hơn.

Bàn chân và bắp chân bị phù đôi khi có thể do bạn đứng quá lâu nhưng cũng có thể xuất phát từ những vấn đề sau:

  • Bệnh tim mạch: Khiến cho máu tụ lại tại bàn chân và bắp chân.
  • Vấn đề về mạch máu: Các mạch máu có thể bị tắc nghẽn và không đẩy được máu đi và khiến máu tụ lại tại chân.
  • Vấn đề với hệ bạch huyết: Sự tắc nghẽn hệ bạch huyết thì sẽ gây ra phù ở chân và tay.
  • Vấn đề về gan: Do gan không tạo đủ các protein của máu.

Những hoạt động như chạy nhảy, đi bộ chân trần cũng có thể khiến hình thành các vết chai, tuy nhiên nếu da bàn chân khô nứt nặng và gây khó chịu thì có thể là do một số bệnh như viêm da, vảy nến, eczema, chứng dày sừng, nhiễm nấm.

Nếu bàn chân bạn có mùi bên cạnh việc bị khô, nứt nẻ thì khả năng cao bạn đã bị nhiễm nấm. Điều này khiến phần da giữa các ngón chân và gan bàn chân bị ngứa, cảm giác châm chích nhức nhối, nứt nẻ và khô.

Một biểu hiện dễ thấy ở móng chân cần chú ý đó là bị ngả vàng và dễ gãy. Điều này có thể do lạm dụng sơn móng hoặc bạn đang bị nhiễm nấm móng chân - có thể dẫn đến một số bệnh da liễu.

Ngoài ra nếu chân không bị chân thương mà móng chân lại xuất hiện những mảng tối hoặc sẫm màu thì hãy đi khám sớm nhất có thể vì đây là dấu hiện của ung thư da.

Khi chức năng gan bị suy giảm, sự lưu thông máu sẽ kém hơn dẫn đến sự gia tăng mạch máu của bàn chân. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần chú ý đi khám để bảo vệ sức khỏe gan.

Ngoài ra, nếu phụ nữ thấy có nhiều nếp nhăn sâu ở hai bên ngón chân hoặc có những biểu hiện giống như lỗ kim thì hãy cảnh giác với sự xuất hiện của các bệnh phụ khoa như rối loạn nội tiết, kinh nguyệt không đều,…

Vì trong lòng bàn chân có rất nhiều huyệt quan trọng kết nối với các cơ quan nội tạng nên từ màu sắc bàn chân bạn có thể nhận định được các cảnh báo về sức khỏe như:

  • Lòng bàn chân có màu xanh: Cơ thể thuộc tính hàn, dễ bị lạnh chân vào mùa đông hoặc toát mồ hôi lạnh vào mùa hè.
  • Lòng bàn chân có màu quá đỏ: Cơ thể đang bị nóng trong, nên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng giải độc, mát gan để cải thiện.
  • Lòng bàn chân có màu vàng: Có thể đang mắc bệnh gan.
  • Lòng bàn chân có màu đen hoặc tím: Do máu đang không lưu thông tốt.
  • Lòng bàn chân có màu trắng: Cơ thể bị thiếu máu, suy nhược hoặc có tính hàn.

Mời bạn tham khảo mẫu bồn ngâm chân tại Điện máy XANH để ngâm chân giúp đẹp và khỏe hơn mỗi ngày:

Bồn ngâm massage xông hơi chân Rio FTBH9

Còn hàng3.300.000₫Xem chi tiết

Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được các dấu hiệu trên bàn chân cảnh báo sức khỏe. Nếu có thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Trả lời:

Cơ thể tiếp xúc quá lâu trong môi trường lạnh làm cho tay, chân trở nên lạnh cóng hay khí huyết lưu thông kém, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, lượng hồng cầu trong máu hạ thấp.

Để giữ ấm, bạn có thể ngâm tay, chân trong nước ấm 40-50 độ, chỉ cần ngâm 15-20 phút trước khi đi ngủ để tăng huyết lưu thông, lại giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon hơn. Thường xuyên massage lòng bàn tay, lòng bàn chân để tuần hoàn máu ở vùng này được tăng cường, giúp tay chân ấm nóng. Tắm nước ấm, có thể thêm tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu gừng, bạc hà, hoa quế, hoa oải hương... để thúc đẩy lưu thông máu, giữ ấm cho cơ thể.

Luôn giữ ấm khi ra ngoài bằng tất, đội kín mũi, giày cao cổ. Nên sử dụng chất liệu cotton, len, tạo cảm giác dễ chịu, hấp thụ mồ hôi tốt. Hạn chế mặc đồ quá bó sát, cản trở vận động, giảm quá trình lưu thông của mạch máu. Tập luyện thể thao nhẹ nhàng, không tập sáng sớm hay tập quá sức. Bổ sung thực phẩm giàu calo, vitamin để tái tạo năng lượng. Uống đủ nước, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ngải cứu, gừng, muối hoặc hành tím để ngâm tay chân và giữ ấm cho cơ thể.

Một số bài thuốc có thể tham khảo như: Lấy khoảng 30-50 g ngải cứu tươi đun sôi với 1/2 nồi nước khoảng 10 phút. Sau đó pha thêm nước [để nhiệt độ giảm còn khoảng 40 độ] thì cho thêm muối khuấy đều rồi ngâm tay chân 15-20 phút. Bài thuốc này có tác dụng trừ lạnh, tăng cường dương khí, không chỉ dùng cho người bị tay chân lạnh mà còn hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp rất tốt.

Hoặc, dùng 20-30 g gừng tươi đập dập rồi cho vào đun sôi trong 10 phút với 1/2 nồi nước, đậy nắp kín để tránh bay hơi một số chất trong gừng. Pha thêm nước lạnh và muối vào nước gừng để cho nhiệt độ còn khoảng 40 độ thì ngâm tay chân. Áp dụng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt, từ đó giải trừ chứng tay chân lạnh hiệu quả. Có thể thay ngải cứu và gừng bắng vỏ quế, hoa tiêu, vỏ cam quýt bưởi.

Lưu ý, chỉ ngâm nước đến dưới mắt cá chân, ngược lại có thể gây phản tác dụng. Áp dụng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Khi ngâm xong thì lau khô tay chân và giữ ấm bằng tất, tránh tiếp xúc với nước lạnh. Nếu chân lạnh nhiều, có thể dùng lót giày bằng vỏ gỗ quế để làm ấm và kích thích các huyệt ở bàn chân.

Trong một số trường hợp, tay lạnh và bàn chân lạnh có thể là nguyên nhân của các bệnh như huyết áp thấp, suy giáp, các bệnh về tim mạch... Bạn nên đi khám định kỳ để theo dõi sức khỏe và điều trị sớm.

Lương y Bùi Đắc Sáng
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam

Rất nhiều người bị lạnh chân vào mùa đông dù đã tìm nhiều cách giữ ấm đôi chân và cơ thể. Chân lạnh vào mùa đông có đáng lo ngại không? Làm cách nào để khắc phục?

Chân tay lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi thời tiết trở lạnh. Khi đó, các mạch máu ở tay và chân co lại làm giảm lượng máu lưu thông. Từ đó, nhiệt lượng cũng giảm đi khiến bạn bị lạnh tay hoặc lạnh chân vào mùa đông. Nếu được ủ ấm, tay chân bạn sẽ ấm áp trở lại.

Tuy nhiên nếu tình trạng tay chân lạnh vẫn kéo dài mặc dù đã được ủ ấm kỹ thì bạn nên lưu tâm. Đặc biệt, nếu chân bị lạnh kèm với triệu chứng da tái xanh thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lạnh tay chân và cần chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân bị lạnh chân vào mùa đông

Thời tiết lạnh là nguyên nhân lớn nhất khiến hầu hết mọi người bị lạnh chân mùa đông. Trong vài trường hợp, chân bị lạnh vào mùa đông còn do những yếu tố liên quan đến sức khỏe, bao gồm:

1. Hiện tượng Raynaud

Hiện tương Raynaud xuất hiện ở một số người do khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc có tâm lý căng thẳng cao. Lúc đó, mạch máu sẽ bị hạn chế lưu thông, khiến cho các ngón tay chân bị lạnh cóng hoặc bị tê không còn cảm giác gì nữa.

2. Tâm lý lo lắng và căng thẳng quá độ

Căng thẳng hay lo lắng cao độ cũng là nguyên nhân khiến chân tay lạnh. Cơ thể của người thường xuyên lo lắng có một phản ứng khá tự nhiên là sản xuất ra hormon adrenaline, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể. Từ đó, dẫn đến hiện tượng bị tắc nghẽn mạch, không đủ nuôi dưỡng tế bào trên cơ thể, đặc biệt là ở phần tay và chân.

Những người gặp vấn đề tuần hoàn máu kém sẽ gặp khó khăn trong việc làm ấm cơ thể cũng như bàn tay, bàn chân. Điều này dễ xảy ra với người ít vận động và có thói quen hút thuốc lá.

4. Thiếu máu

Người bị thiếu máu cũng rất dễ bị lạnh chân vào mùa đông. Khi bị thiếu máu, cơ thể có quá ít tế bào hồng cầu. Lúc này, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống và tìm gặp bác sĩ để được tư vấn dinh dưỡng.

5. Đái tháo đường

Người bị đái tháo đường [tiểu đường] có lượng đường trong máu cao. Điều này khiến mạch mạch bị thu hẹp, giảm lượng máu cung cấp đến các tế bào. Không chỉ bị lạnh chân, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: bị ngứa ran hoặc có cảm giác như bị kim châm, tê hoặc đau rát pử bàn chân và các ngón chân.

6. Suy giáp

Suy giáp xuất hiện do sự hoạt động kém ở tuyến giáp. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến nhịp tim, thân nhiệt và quá trình tuần hoàn máu. Dấu hiệu dễ thấy nhất là chân tay lạnh. Nghiêm trọng hơn, bệnh khiến cơ thể mệt mỏi và gặp một số vấn đề về trí nhớ.

3 cách giữ ấm khi bị lạnh chân vào mùa đông

Nếu hiện tượng bị lạnh chân vào mùa đông kéo dài, bạn cần được bác sĩ kiểm tra để chẩn đoán bệnh.  muốn tìm giải pháp khắc phục tại nhà, bạn hãy thử những cách sau:

Đi tất là cách đơn giản nhất để “ủ ấm” bàn chân và làm ấm cơ thể. Ngoài ra, nếu sàn nhà không được trải thảm hoặc lắp đặt hệ thống sưởi thì bạn có thể tự trang bị cho mình đôi dép cách nhiệt.

2. Ngâm chân bằng nước ấm

Ngâm chân trong nước ấm trong khoảng thời gian 10 đến 15 phút sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và nhanh chóng làm ấm đôi chân. Bên cạnh đó, cách làm này còn giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

3. Vận động cơ thể

Để làm ấm cơ thể, chúng ta có thể làm một việc đơn giản nhất là vận động cơ thể bằng những động tác thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, nhảy dây. Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và bàn chân sẽ được giữ ấm suốt cả ngày.

Hầu hết những trường hợp bị lạnh chân vào mùa đông đều không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu chân bị lạnh kéo dài dù đã dùng nhiều cách sưởi ấm, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và tìm cách can thiệp y tế kịp thời.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề