Trồng rau thủy canh bao lâu thu hoạch

Facebook Twitter Linkedin

Rau thủy canh rất xanh tốt, nhiều người do mới làm quên với mô hình này còn lúng túng trong khâu thu hoạch rau thủy canh. Vậy nên hôm nay Bách Nông muốn làm 1 bài viết chia sẻ kiến thức để thu hoạch rau thủy canh đúng cách và các bước sau thu hoạch.

Tùy theo từng loại rau mà ta sẽ có các cách thu hoạch khác nhau

Tùy theo thời gian phát triển của mỗi loại rau mà bạn sẽ có kế hoạch thu hoạch rau cụ thể.

Đối với rau ăn lá: Thì ta sẽ hái ngọn ăn dần theo từng đợt. Còn đối với rau cải thì ta cũng nhổ tỉa cây để ăn dần.

Với các loại rau ăn củ, ăn quả: Có thể thu hoạch 1 lần hoặc chín đến đâu thu hoạch đến đó.

Bạn nên thu hoạch theo từng loại rau để thuận tiện hơn, Mỗi loại sẽ có thời gian phát triển là khác nhau, nên bạn cũng cần nên kế hoạch reo trồng và thu hoạch để đem lại hiệu quả cao.

Các bước thực hiện thu hoạch nguyên rọ trồng rau:

- Thời điểm thích hợp để thu hoạch: lúc không khí mát mẻ có thể chọn thời điểm trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều để cho rau không bị heo do nhiệt độ cao.

- Cần thao tác nhẹ nhàng tránh cho cây dập nát, kể cả khi vận chuyển.

- Cách thực hiện: Lấy rọ rau cần thu hoạch ra khỏi hệ thống, sau đó cắt ngang gốc từng cây.

- Cần đặt rau những vị trí râm mát có mái che chắn, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

- Nếu cần vận chuyển rau đến nơi lưu trữ xa, cần sử dụng vải để che cho rau và di chuyển đi nhanh nếu xe không làm lạnh.

Lưu ý khi bảo quản rau thủy canh: Với những loại rau lấy rễ, ăn củ, bạn không cần rửa sạch cho đến khi ăn vì rửa sạch sẽ có thể khiến rau ra mầm và bị hỏng. Khi rau vẫn còn ẩm, không nên đóng gói rau vì sẽ dễ khiến vi sinh vật sinh sôi nhanh khi trời nóng, dễ làm hỏng rau, ảnh hưởng đến độ tươi ngon.

Sau thu hoạch cần vệ sinh rọ trồng rau thủy canh

Việc bạn bỏ qua việc vệ sinh rổ trồng rau sạch thủy canh sau thu hoạch là 1 sai lầm lớn chúng gây ảnh hưởng không tốt đến các cây rau khác trong hệ thống.

Chính vì điều này bạn cần vệ sinh rổ thủy canh ngay khi thu hoạch đúng cách: Bỏ giá thể ra khỏi rọ và dùng nước sạch rửa hết các rễ và giá thể còn bám trên rọ, cất giữ rọ nơi khô ráo, thoáng mát.

Và sau mỗi vụ thu hoạch hết vườn thì bạn phải vệ sinh toàn bộ hệ thống trồng rau thủy canh để đảm bảo cho vụ tiếp theo thành công. Cụ thể:

Bạn vệ sinh sạch sẽ cả trong và ngoài ống thủy canh, thùng thủy canh,….

Thay mới nước và dung dịch thủy canh để cây không bị lây lan mầm bệnh từ dung dịch cũ.

Rọ trồng rau nếu có điều kiện thì thay mới hoàn toàn còn không nếu muốn tiết kiệm chi phí thì bạn có thể tận dụng rọ cũ đã vệ sinh để trồng rau.

Thứ hai, 13/04/2020 - 05:35 AM

Sau thời gian làm việc ở Liên hiệp các Hội khoa học - Kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng, thạc sĩ Lịch sử Lê Quốc Đức quyết định trở về vườn trồng rau thủy canh. Ảnh: Minh Hậu.

Khu vườn 4.000m2 được anh Lê Quốc Đức [33 tuổi] xây dựng tại phường 8, TP Đà Lạt, Lâm Đồng với hình thức một nửa làm rau thủy canh, một nửa trồng dâu tây phục vụ du lịch canh nông.

Vườn được bao quanh bởi hệ thống nhà kính công nghệ cao và tổ chức chăm sóc theo quy trình hiện đại nên cây tươi tốt, năng suất cao.

Anh Đức thổ lộ, năm 2013, anh rời ghế giảng đường Đại học Đà Lạt với tấm bằng Thạc sĩ Lịch sử. Có bằng cấp học vị cao, anh nhanh chóng được tuyển dụng vào làm việc ở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng.

Sau thời gian làm việc tại đây, anh nhận ra niềm đam mê thực sự của bản thân là làm vườn nên đã bàn bạc với vợ và những người trong gia đình về kế hoạch nông gia.

Vừa bước đi giữa những luống rau thủy canh xanh tươi, anh Đức vừa thổ lộ: “Lúc đầu đề cập đến vấn đề nghỉ việc để làm vườn, những người thân trong gia đình và bạn bè đều có lời ngăn cản. Chỉ có vợ là người ủng hộ ý kiến”.

Cũng theo anh Đức, anh đến với nghề làm vườn là để thỏa chí đam mê và cũng mong muốn việc khởi nghiệp này mang lại nguồn thu nhập cao hơn mức lương mà anh đạt được ở cơ quan cũ.

Chủ vườn nhập hạt giống rau từ Hà Lan rồi ươm, phục vụ sản xuất. Ảnh: Minh Hậu. 

Năm 2017, sau khi vay mượn bạn bè, người thân và kết hợp vốn vay ngân hàng được gần 1,5 tỷ đồng, vợ chồng Đức bắt tay vào xây dựng nhà kính công nghệ cao ở diện tích 4.000m2.

Trong không gian vườn, anh lắp đặt hệ thống giàn trên diện tích 2 sào để trồng rau thủy canh, còn lại canh tác các loại rau ăn lá khác và trồng dâu tây.

Đến nay, sau 3 năm làm vườn, anh không lo về vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Bình quân, mỗi ngày gia đình thu hoạch từ 100-150kg rau ăn lá các loại để chuyển cho đối tác. Trung bình, mỗi tháng thu về trên 100 triệu.

Theo anh Đức, mô hình rau thủy canh cho năng suất, chất lượng cao và lãi suất cũng rất cao. Để mô hình này đạt hiệu quả, người làm cần có trong tay một nguồn vốn lớn và quan trọng hơn là phải liên kết, tìm được đầu ra cho sản phẩm.

Hệ thống nhà kính, giàn trồng rau, ống nước, máy bơm… đầu tư một lần là có thể khai thác liên tục trong nhiều năm.

Về vấn đề sâu, dịch bệnh ở cây trồng, người làm ít chịu rủi ro hơn so với rau truyền thống do môi trường nhà kính, dễ kiểm soát.

Mỗi ngày, vườn thủy canh của gia đình anh Đức cung cấp cho thị trường 100-150kg rau ăn lá các loại. Ảnh: Minh Hậu.

Ở khu vườn, anh Đức phân bổ 10 đường ống thành 1 giàn để đặt cây giống. Bên trong các đường ống, nước và phân bón được máy bơm lên liên tục, tạo thành vòng tuần hoàn, giúp cây hấp thụ dưỡng chất. Để tránh dịch bệnh, cứ 7-10 ngày, chủ vườn tổ chức thay nguồn nước và áp dụng công thức chăm bón mới.

Đặt giá thể xơ dừa có cây xà lách 2 lá mầm vào giàn thủy canh, anh Đức cho hay, cây trồng sẽ phát triển đều và cho thu hoạch sau 30 ngày.

“Mỗi giàn, tôi trồng được 450 cây xà lách và đến ngày thu hoạch, mỗi cây sẽ đạt trọng lượng từ 0,3-0,5kg. Trong vườn có hàng chục giàn nên có thể gối để thu hoạch liên tục”, anh Lê Quốc Đức thổ lộ.

Cùng với phát triển rau thủy canh, gia đình anh Đức trồng dâu tây làm du lịch canh nông. Ảnh: Minh Hậu.

Chủ vườn cho biết thêm, dịch bệnh phổ biến ở rau thủy canh là nhiễm khuẩn hoặc cây yếu, chết do sốc nhiệt. Trong đó, dịch bệnh, nhiễm khuẩn có thể kiểm soát bằng cách sử dụng các loại giống kháng khuẩn, chất lượng cao. Còn vấn đề sốc nhiệt, tức nhiệt độ thay đổi đột ngột giữa ngày và đêm hoặc các giờ trong ngày thì có thể theo dõi để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.

Hiện nay, nguồn rau xà lách thủy canh của gia đình anh Lê Quốc Đức được tiêu thụ đều đặn bởi các hệ thống siêu thị ở TP Đà Lạt, TP HCM, Cam Ranh [Khánh Hòa] với mức giá 30.000 đồng/kg. Khu vườn 4.000m2 kết hợp rau thủy canh và trồng dâu tây phục vụ tham quan du lịch, mỗi năm gia đình anh Đức thu về hàng tỷ đồng.

Skip to content

Để bảo vệ sứ khỏe của người thân, nhiều gia đình đã tìm đến các phương pháp trồng rau sạch cho gia đình mình. Bởi chỉ có cây rau do nhà trồng chúng ta mơi đảm bảo được sự an toàn của nó.

Tuy vậy, tại các khu vực đông dân cư như thành phố, chung cư thì diện tích và công chăm sóc chính là 2 vấn đề gây khó khăn cho trồng rau sạch tại nhà. Diện tích nhà không đủ, thiếu thời gian chăm sóc cây hằng ngày.

Giàn rau thủy canh

Mục tiêu của chúng tôi là có thể giải quyết triệt để các nhược điểm này để mọi gia đình đều có thể tự trồng rau sạch. Vì vậy Công Ty Công Nghệ Xanh Mai Dương không ngừng sáng tạo các hệ thống trồng rau linh hoạt cho mọi gia đình. Các hệ thống này dựa theo nguyên lý hoạt động của trồng rau thủy canh và trồng rau kết hợp nuôi cá Aquaponics để vận hành hệ thống.

Khác với việc trồng rau bằng đất, chúng ta không thể bón phân trực tiếp cho rau được. Thay vào đó thì việc dùng dinh dưỡng thủy canh hòa tan vào nước là cách để cung cấp và duy trì dinh dưỡng cho rau phát triển.

Đối với dinh dưỡng thủy canh dạng bột: Với dạng này chúng ta sẽ có 2 phần khác nhau. Tạm gọi là loại A và loại B. Chúng ta có thể hòa tan riêng từng loại thành 2 bình A và B để bảo quản dùng dần. Tuy vậy cần tránh việc để dinh dưỡng đã pha tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Đối với dinh dưỡng thủy canh dạng nước: loại này hoàn toàn giống với loại bột và cũng giống nhau từ cách pha và cách bảo quản.

Dinh dưỡng thủy canh

Sử dụng bút đo dinh dưỡng thủy canh chuyên dụng để đo nồng độ dinh dưỡng trong nước đến mức phù hợp. Tỉ lệ pha của A và B là 1:1 cứ cho 1 phần A thì 1 phần B theo y vậy.

Giai đoạn cây con: Trong giai đoạn này rau còn non không cần quá nhiều dinh dưỡng, nên duy trì mức dinh dưỡng từ 500 – 800 ppm.

Giai đoạn cây phát triển: sau khi cho cây con lên giàn khoảng 7 – 14 ngày thì rau bắt đầu bước vào giai đoạn rau phát triển mạnh mẽ nên chúng ta cần duy trì mức dinh dưỡng ở mức 1000 – 1400 ppm.

Giai đoạn thu hoạch. Ở giai đoạn này rau dù có nhận thêm nhiều dinh dưỡng cũng không thể phát triển thêm nữa. Việc duy trì mức dinh dưỡng cao sẽ gây lãng phí mà không đem lại tác dụng. Chỉ cần duy trì ở mức 600 – 1000 ppm cho đến khi thu hoạch hẳn.

Xử lý hạt giống trước khi ươm: về cơ bản chúng ta không cần xử lý gì cả. Tuy nhiên để tăng tỉ lệ nảy mầm cũng như giúp cây con phát triển nhanh hơn chúng ta có thể ngâm trước hạt giống từ 4 đến 6 tiếng để kích mầm. Ngâm bằng nước ấm tỉ lệ 3 lạnh 2 nóng.

Hiện nay có khá nhiều phương pháp để ươm cây con. Nhưng có thể chia làm 2 nhóm chính là: ươm cây bằng giá thể có dinh dưỡng [Đất ươm, đất mùn rong biển, viên nén sơ dừa,…] với nhóm này thì việc ươm cây tương đối là đơn giản. Chỉ cần gieo hạt trực tiếp vào giá thể rồi tưới phun sương nhẹ sáng tối. Sau khoảng 10 ngày thì đã có thể đưa cây con lên giàn.

Ươm cây con

Nhóm thứ 2 là ươm cây bằng giá thể không có sẵn dinh dưỡng [mút xốp, xơ dừa,…]. Với phương pháp này thì nếu chỉ dùng nước sạch thôi thì không đủ dinh dưỡng để cây con phát triển trong giai đoạn nảy mầm. Vì vậy để tốt nhất ta nên ươm cây bằng giá thể có nước chưa dinh dưỡng thủy canh. Mức dinh dưỡng cho cây con giai đoạn nảy mầm chỉ cần từ 300 – 500 ppm là đủ.

Tuy việc trồng rau thủy canh hạn chế được nhiều ở vấn đề sâu bệnh hại hơn là so với trồng rau bằng đất. Tuy nhiên với các hệ thống thủy canh nhỏ thì việc tiếp xúc mầm bệnh từ môi trường xung quanh là hoàn toàn có thể.

Nếu trường hợp rau nhà bạn bị mắc sâu bệnh chúng ta có thể xử lý bằng các chế phẩm sinh học để đảm bảo sức khỏe người dùng. Đừng sử dụng thuốc hóa học sẽ đánh mất đi mục đích trồng rau sạch ban đầu.

Vì hệ thống trốn rau thủy canh là một hệ thống tuần hoàn khép kín. Nên một khi có bộ phận hư hỏng thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến cả giàn rau. Vì vậy bạn cần chăm sóc và thăm giàn rau thủy canh đảm bảo 15p/ngày.

Dưới đây là một vài điểm sai lầm nhỏ mà các gia đình thường mắc phải.

Rau trồng mãi không lớn: Có khá nhiều nguyên nhân khiến dẫn đến tình trạng này. Nhưng 2 nguyên nhân lớn nhất có thể kể đến là thiếu nắng và nồng độ dinh dưỡng không thích hợp. Hãy kiểm tra lại không gian của hệ thống xem có bị che khuất nắng bởi các tác nhân bên ngoài không. Nếu không thể xử lý bằng cách dọn dẹp thì bắt buộc chúng ta phải dùng đến ánh sáng nhân tạo bổ sung. Đó là dùng đèn led trồng cây.

Ngoài ra nên kiểm tra lại nồng độ dinh dưỡng xem đã đủ chưa. Nếu chưa thì cần pha lại như cách trên.

Rau lúc nhỏ thường cháy lá và dính vào thành ống thủy canh: Đây là hiện tượng khá phổ biến, bởi khí hậu nước ta vào mùa nóng thì nắng sẽ tương đối là gắt khiến cả hệ thống bị nóng. Cây con tiếp xúc trực tiếp vào thành ống lúc đang nắng sẽ vì dẫn nhiệt mà làm thiếu lá.

Với các dạng mô hình nhỏ của hộ gia đình thì thường sẽ không có hệ thống làm mát như phun sương. Để khắc phục điểm này thì cách hiệu quả nhất là dùng lưới cắt nắng 50%. Còn đối với các hệ thống có quy mô tương đối lớn chúng ta nên đầu tư thêm hệ thống làm mát như phun sương để có thể giảm nhiệt xuống.

dinh dưỡng thích hợp giúp cây phát triển tốt

Rau lớn nhưng vẫn Xoắn lá, cháy lá: Thường thì trường hợp này cũng bị gây ra bởi tác nhân là ánh nắng mặt trời. Nhưng có 1 trường hợp khá phổ biến khác là ở nồng độ dinh dưỡng. Với rau ăn lá, nếu nồng độ dinh dưỡng vượt mức 2000 pmm thì sẽ làm cây bị ngộ độc dẫn đến xoắn lá, cháy bìa lá. Hãy kiểm tra nồng độ dinh dưỡng xem đã vượt mức cho phép chưa để từ đó điều chình lại phù hợp.

Cây bị nhiễm nấm chết hàng loạt: Môi trường xung quanh mang mầm bệnh [ví dụ trồng gần chuồng gà] có thể nhiễm bệnh sang rau theo môi trường đất, gió. Để xử lý trường hợp này, hãy dừng hệ thống 1 tuần, khử trùng môi trường đất xung quanh bằng vôi sống và cả hệ thống. Tiến hành cách ly mầm bệnh. Đây là cách chăm sóc rau thủy canh và xử lý triệt để nhất với trường hợp này.

Kiểm tra lại nồng độ dinh dưỡng sau pha. Sau khi pha dinh dưỡng khoảng 8 – 10 tiếng, hãy đo lại nồng độ dinh dưỡng lại một lần nữa. Vì khi vừa pha xong khả năng cao là dinh dưỡng chưa được hòa tan đều trong nước khiển sau một thời gian hoạt động. Hòa tan đều thì khi này dinh dưỡng có thể tăng cao gấp nhiều lần.

Kiểm tra nước bơm: Việc máy bơm có thể ngừng hoạt động có thể đến từ nhiều nguyên nhân: nguồn điện lỏng lẻo, timer sai chế độ, máy bơm bị hư,… Vì vậy nên kiểm tra hệ thống nước bơm mỗi ngày để có thể đảm bảo rằng máy bơm luôn hoạt động để duy trì nước trong hệ thống.

Rau thủy canh được chăm sóc tốt

Kiểm tra rò rỉ: Có thể do các tác động cơ học mà sẽ có hiện tượng hở keo tại các khớp nối gây rò rỉ nước. Tiến hành dùng silicon để dán lại các điểm hở tránh lãng phí.

Trên đây là các trường hợp thường gặp cũng như một vài lời khuyên khắc phục sự cố thường gặp và các hướng dẫn cách chăm sóc rau thủy canh cần thiết. Mong rằng các chia sẽ này sẽ giúp được mọi người.

Video liên quan

Chủ Đề