Truyện ăn khế trả vàng tác giả là ai

Truyện cổ tích Cây khế hay nhiều người vẫn gọi là truyện Ăn khế trả vàng là bài học dành cho những kẻ tham lam, lười lao động, quên đi tình nghĩa anh em trong gia đình.

Con chim lạ ăn kế trả vàng

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia, sau khi mẹ chết đi, họ chung sống thuận hòa dưới một mái nhà với người cha già. Ba cha con làm lụng, cùng lo toan mọi việc trong nhà. Cuộc sống cứ êm ả như vậy cho tới khi người cha qua đời…

Sau khi cha chết, hai anh em chia nhau ra ở riêng. Bị vợ xúi giục, người anh tìm cách chiếm hết mọi tài sản. Hai vợ chồng anh ta chỉ nhường cho chú em một cây khế ngoài vườn. Mặc dù thiệt thòi, nhưng người em vẫn nín nhịn, cứ nhận phần cây khế mà không một lời kêu ca, oán thán.

Đến mùa khế chín, bỗng có con chim rất to từ đâu bay tới, cứ thế đậu trên cây khế, thỏa sức ăn khế chín. Người em tiếc của, ra vườn nhặt đất ném chim định đuổi chim đi. Con chim không những không chịu bay đi, còn tiếp tục ăn khế.

Truyện cổ tích Cây khế

Thấy người chủ cây khế tiếc của, nước mắt ngắn nước mắt dài. Chim vừa ăn khế vừa nói.

– Ăn một quả
Trả cục vàng.
May túi ba gang
Đem đi mà đựng.

Người em nghe chim nói cũng thấy lạ. Nhưng sáng hôm sau, anh vẫn làm đúng theo lời chim dặn, mang túi ba gang may sẵn ra vườn chờ chim. Chim bay đến. Nó nằm ẹp xuống đón anh lên lưng. Sau đó, chim vỗ cánh, đưa anh vượt biển, bay tới một hòn đảo ngoài khơi xa.

Từ trên lưng chim bước xuống, anh ngỡ mình hoa mắt; xung quanh la liệt những vàng bạc, châu báu.

Anh nhớ lời chim dặn, nhặt vàng đầy túi, sau đó lại leo lên lưng chim để chim đưa anh quay về vườn cũ.

Kể từ đó, đời sống của anh thay đổi hẳn. Anh đã đủ ăn, đủ mặc. Anh xây dựng nhà cửa khang trang. Đời sống hàng ngày của anh phong lưu, sung túc.

Cái giá phải trả cho sự tham lam trong truyện cổ tích Cây khế

Người chị dâu thấy thế liền hỏi xem vì sao đời sống anh thay đổi như vậy. Người em cứu thế kể ra hết, từ việc con chim ăn khế, đến việc anh lấy đất ném chim, rồi chim dặn dò những gì, cho tới chuyện ra ngoài đảo xa nhặt vàng bạc, châu báu.

Chị dâu nghe chuyện chim ăn khế trả vàng, liền về bàn với chồng. Hai vợ chồng đến xin chú em cho đổi mọi tài sản của họ lấy cây khế. Người em bằng lòng. Rồi đến mùa khế chín và chim con chim lạ lại bay tới ăn khế. Theo đúng lời chú em kể, người anh cũng ra vườn lấy đất ném chim. Chim vẫn tiếp tục ăn khế chín, và cũng nói như trước đây:

– Ăn một quả
Trả cục vàng.
May túi ba gang
Đem đi mà đựng.

Người anh mừng lắm, vội về cùng vợ may túi, đợi sáng hôm sau chim lạ bay tới cũng đi nhặt vàng. Có điều thay vì may túi ba gang như chim bảo, vợ chồng người anh lại may cái túi quá to, để có thể đựng được nhiều vàng hơn.

Ăn khế trả vàng

Khi túi đã đầy vàng, con chim lạ không sao cõng nổi người anh bay lên. Cố mấy lần mấy lượt, tuy chim vẫn bay lên được, nhưng đôi cánh vỗ cánh rất nặng nề và khó nhọc.

Ra đến giữa biển, chim loạng choạng mấy lần. Người anh vẫn giữ chắc túi vàng, tay bám chặt lấy chim. Chim uể oải, cố sức bay vào đất liền.

Nhưng rồi mệt quá, chim lảo đảo, nghiêng cánh, khiến cho người đang cưỡi trên lưng rơi tòm cả người lẫn vàng bạc, châu báu xuống biển…

Truyện cổ tích Cây khế [Ăn khế trả vàng]
– TruyenDanGian.Com –

Truyện cổ tích

Truyện cổ tích Việt Nam và thế giới chọn lọc

Ngoài câu chuyện Sự tích cây khế hay Ăn khế trả vàng kể trên, TruyenDanGian.Com còn giới thiệu đến các bạn những câu chuyện cổ tích Việt Nam và thế giới hấp dẫn được sưu tầm và chọn lọc kỹ lưỡng. Qua đó giúp các bạn nhỏ rút ra được những bài học ý nghĩa cho bản thân cũng như có những giờ phút thư giãn thú vị khi được hòa mình trong thế giới của các câu chuyện cổ tích.

Khám phá thế giới cổ tích

1. Tìm hiểu chung

a. Tóm tắt

        Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em than khóc và đại bàng liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vàng. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.

b. Bố cục 3 phần

- Phần 1 [Từ đầu đến lại với em nữa]: Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em.

- Phần 2 [Tiếp đến trở nên giàu có]: Chuyện ăn khế trả vàng của người em.

- Phần 3 [Còn lại]: Âm mưu của người anh và sự trừng phạt.

c. Thể loại: cổ tích

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Truyện Cây khế là câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân. 

b. Giá trị nghệ thuật

Sử dụng thể loại truyện cổ tích với những chi tiết hoang đường, kì ảo. 

Sơ đồ tư duy truyện "Cây khế":


                                                                                                                       HocTot.Nam.Name.Vn

Trong kho tàng văn học Việt Nam, có vô vàn những thể loại văn xuất sắc, mang ấn tượng, trải qua thời kỳ lâu dài nhưng truyện cổ tích vẫn giữ được giá trị và sức hấp dẫn mãnh liệt, nó nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ để chúng lớn lên mang những bài học đạo đức hành trang cho cả cuộc đời. Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế [hay ăn khế trả vàng] vì thế mà đã in đậm trong lòng mỗi người khi nhớ về.

Vài nét về tác phẩm Cây khế - Ăn khế trả vàng

Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em than khóc và đại bàng liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng.

Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vang. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.

Cây khế không có cốt truyện đặc biệt so với những truyện cổ tích khác, song không thể vì vậy mà cho rằng đây là một câu chuyện nhàm chán, tác phẩm đã rất thành công khi truyền tải tư tưởng của tác giả đến với bạn đọc, cho đến tận bây giờ vẫn có sức hút cho riêng mình.

Ý nghĩa của truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Những câu chuyện cổ tích thường vẫn chứa những tư tưởng đặc sắc ngay trong những ngôn từ hình ảnh bình dị, có lẽ vì vậy mà trai qua biết bao thăng trầm, nó vẫn có cho mình chỗ đứng nhất định trong trái tim của độc giả. Cây khế cũng không ngoại lệ. Nếu chịu khó suy nghĩ, ta cũng có thể tìm ra những tầng nghĩa sâu xa không thua kém những tác phẩm kinh điển nào.

Những nghĩ suy về tình anh em

Người xưa có câu:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Ý muốn nói, anh em ruột thịt là khối gắn kết không thể tách bỏ, song trên thực tế không phải bất cứ anh em nào cũng đoàn kết yêu thương lẫn nhau, mà vẫn tồn tại sự đấu đã, tranh giành các lợi ích vật chất mà quên đi giá trị thật sự của tình anh em. Cây khế vẽ nên một hiện thực như thế, người anh vì tài sản cha mẹ để lại mà trở mặt với người em ruột thịt của mình. Không đoái hoài đến sống chết của người em, đồng tiền chi phối lương tâm của người anh, vắt kiệt đi tính người trong họ. Tác giả nhận thấy được điều đó nên đã lên tiếng tố cáo người anh nói riêng, và một bộ phận người nói chung vì tiền mà quên cả tình thân.

Người anh trai giờ đây đã có vợ, anh ta quên hết cả người em ruột thịt mà ngang nhiên lấy đi hết tài sản, vun vén cho hạnh phúc riêng của mình, chẳng hề đắn đo chỉ đề lại cho người em túp lều nhỏ và một cây khế ra quả ăn nơi góc vườn. Tình anh em thiêng liêng nay lại bị xếp sau giá trị vật chất tầm thường. Vì vậy, câu chuyện muốn gửi lời răn đe đến độc giả, đừng để đồng tiền làm mờ mắt mà quên đi những giá trị đích thực, một ngày nào đó tiền cũng có thể hết song tình thân sẽ luôn tồn tại bên cạnh chúng ta. Đừng như người anh trong câu chuyện, đến lúc đánh mất rồi mới cảm thấy nuối tiếc.

Sự tham lam là con dao giết chết chính mình

Sống trên đời ta nên biết thế nào là vừa đủ, nên hài lòng với những gì ta có thay vì tham lam những thứ không phải là của mình. Bản tính quá tham lam nên khi nghe đến ăn khế trả vàng thì người anh vô cùng mừng rỡ muốn được giàu có nên đã đổi nhà lấy cây khế để mong được đi theo chim đến hòn đảo vàng bạc, nhưng người anh không ngờ rằng chính vì bản tính tham lam của mình nên đã bị rơi xuống vực thảm. Hậu quả người anh nhận lấy không phải vì chim đã nghiêng cánh hất xuống mà vì lòng tham, chim đã cố gắng nhắc nhở nhưng người anh không hề nghe vẫn muốn giữ lại tất cả.

Nếu chịu bỏ đi một phần tiền vàng thì người anh đã có thể sống sót, nhưng chỉ vì tham lam mà anh ta đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình, một cái giá quá đắt mà cho đến cuối cùng anh ta cũng không nhận được bất cứ thứ gì. hi lòng tham của con người ta nổi lên, thì thật đáng sợ, sẽ bất chấp làm mọi thứ chỉ để có được thứ mình mong muốn, cụ thể ở đây chính là tiền của. Hình ảnh túi ba gang tượng trưng cho sự cân bằng trong cuộc sống, tiền của là vật ngoài thân, chỉ cần vừa đủ là được.

Quá ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân minh, suy nghĩ thiển cận khiến con người ta không còn quan tâm đến giá trị tinh thần cao cả, không còn biết tính toán lâu dài. Sự tham lam nuốt chửng lấy chính tâm hồn của con người, và sau cùng có thể là cả tính mạng. Bởi vậy, cây khế được viết ra là để phê phán những kẻ sống tham lam ích kỉ, chỉ muốn nhận chứ không bao giờ muốn cho đi, đồng thời là lời cảnh báo cho tất cả mọi người, nếu quá tham lam tiền của thì sẽ phải trả giá thật đắt.

Bài học về đền ơn đáp nghĩa

Khi chim lạ đến ăn khế, câu nói của chim chính là điểm đáng chú ý nhất để lại nhiều suy nghĩ trong người đọc: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy để được ăn khế thôi, nên cũng không suy nghĩ đến chuyện chim sẽ thực hiện đúng lời hứa của mình. Nhưng thật bất ngờ khi mấy hôm sau chim đã quay lại và đưa người em đến hòn đảo vàng bạc như đúng là lời hứa mà chim đã nói vậy. Đó là một điều đáng khen ngợi về đức tính biết giữ lời hứa và trả ơn cho người đã giúp đỡ mình. Cây khế là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu cho tư tưởng “ Ở hiền gặp lành” của nhân dân ta.

Dường như sử dụng nhiều những hình ảnh mang tính chất thần kỳ đậm tính cổ tích cũng chính là nói lên ý nghĩa của một cuộc sống đúng mực ai ai cũng đều mơ tới- là hình ảnh con chim thần biểu thị cho sự công lý, sự biết giữ lời, sống có tình nghĩa ở người xưa. Đền ơn đáp nghĩa là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta, cần phải phát huy và giữ gìn nó.

Quả thật, Cây khế có rất nhiều tầng nghĩa mà phải đào thật sâu, tìm thật kĩ để có thể không bỏ qua bất cứ bài học nào. Câu chuyện dạy ra về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, là một trong những tác phẩm nên đọc đối với những ai muốn một tác phẩm đơn giản mà vẫn có nhiều triết lí nhân sinh.

                                                                                          Thảo Nguyên

Video liên quan

Chủ Đề