Uống thuốc nội tiết có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

  • 04:00 21/03/2021
  • Xếp hạng 4.8/5 với 20144 phiếu bầu

Thuốc nội tiết có thể được sử dụng để điều hoà kinh nguyệt đối với phụ nữ thường xuyên bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, người dùng cần đi khám để được bác sĩ tư vấn các lựa chọn phù hợp, tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng khoảng cách giữa ngày đầu và ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 24 ngày hoặc nhiều hơn 38 ngày. Khoảng cách giữa các kỳ kinh nguyệt chênh lệch hơn 20 ngày cũng là điểm báo bất thường. Tuy nhiên, kinh nguyệt không đều là bình thường trong vài năm đầu của kỳ kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng xảy ra phổ biến ở nữ giới

Thuốc nội tiết thường được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt gồm có:

Các loại thuốc nội tiết cần được kê đơn trước khi sử dụng. Tùy vào nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Thuốc kháng androgen là thuốc nội tiết có thể được sử dụng với phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang nhằm giảm bớt nồng độ testosterone trong cơ thể. Đôi khi, một loại thuốc điều trị tiểu đường metformin cũng được sử dụng để giảm nồng độ androgen trong cơ thể và khởi động lại quá trình rụng trứng. Nếu rối loạn kinh nguyệt là do rối loạn chức năng tuyến giáp như suy giáp thì thuốc hormone tuyến giáp có thể có tác dụng điều chỉnh lại cân bằng hormone.

Thuốc tránh thai là một thuốc nội tiết thường được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt

Viên nén progesterone thường được sử dụng trong điều trị rong kinh. Chất progesterone có tác dụng ức chế sự phát triển của niêm mạc tử cung trước kỳ kinh nguyệt, làm giảm lượng máu kinh. Theo đó, viên nén progesterone được uống từ ngày thứ 7 đến 21 của chu kỳ kinh nguyệt.


Thuốc tránh thai progestin có thể được sử dụng để kiểm soát kinh nguyệt ra nhiều. Thuốc chứa progestin liều thấp được uống mỗi ngày, không nghỉ. Điều này thường khiến máu kinh trở nên không đều và đôi khi có thể ngừng kinh.

Thuốc tránh thai kết hợp được uống trong 21 ngày mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Hành kinh xảy ra trong 7 ngày nghỉ sau đó. Thuốc tránh thai kết hợp liều thấp có thể được uống liên tục. Sau sử dụng liên tục, người phụ nữ thường ngừng kinh nguyệt hoàn toàn hoặc chỉ hành kinh với lượng ít.

Tác dụng phụ sau dùng thuốc tránh thai bao gồm:

  • Phù nề
  • Đau đầu
  • Căng ngực
  • Huyết khối

Thuốc tránh thai có thể gây nên tác dụng phụ là căng ngực

Vòng tránh thai nội tiết [dụng cụ tử cung] được cấy vào tử cung trong khoảng 5 năm và giúp tránh thai bằng cách giải phóng một lượng liên tục hormone progestin gọi là levonorgestrel.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của IUD nội tiết tố là:

Thuốc nội tiết được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp sử dụng thuốc không thấy hiệu quả, người bệnh nên ngừng thuốc và đến các cơ y tế để thăm khám và điều trị.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: healthdirect.gov.au, ncbi.nlm.nih.gov, healthline.com

XEM THÊM:

Nội tiết tố có thể dao động vào những thời điểm khác nhau trong cuộc sống của một phụ nữ, đặc biệt là trong thời gian ở những giai đoạn tuổi dậy thì, thai kỳ, hậu sản, cho con bú, thời kỳ mãn kinh.

Tùy thuộc vào loại hormone nào bị mất cân bằng, cũng như nguyên nhân cơ bản của sự mất cân bằng nội tiết tố, các triệu chứng có thể khác nhau. Chúng có thể bao gồm kinh nguyệt không đều, rụng tóc, khô âm đạo hoặc đau khi giao hợp, nổi nhiều mụn, tăng cân, những cơn bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi ban đêm, mọc lông ở mặt.

Các điều kiện và yếu tố có thể gây ra sự mất cân bằng hormone có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bao gồm: Bệnh đái tháo đường, các vấn đề về tuyến giáp, rối loạn ăn uống, căng thẳng, khối u, hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng nguyên phát, thuốc men.

2. Khi nào một chu kỳ kinh nguyệt được coi là không đều?

Mất cân bằng nội tiết tố dù là nhỏ cũng ảnh hưởng đế chu kỳ kinh nguyệt.

Kinh nguyệt không đều là những chu kỳ xảy ra ít hơn, cách nhau 24 ngày hoặc cách nhau hơn 38 ngày. Khoảng thời gian từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo là dưới 24 ngày hoặc hơn 38 ngày.

Nếu độ dài chu kỳ kinh nguyệt của một phụ nữ thay đổi hơn 20 ngày mỗi tháng, điều đó cũng được coi là không thường xuyên. Tuy nhiên, kinh nguyệt không đều là "bình thường" trong vài năm đầu tiên của kỳ kinh nguyệt và trong thời kỳ tiền mãn kinh, thời gian dẫn đến mãn kinh.

3. Cách cân bằng nội tiết tố gây kinh nguyệt không đều

Mặc dù có những thay đổi lối sống mà phụ nữ có thể thực hiện có thể giúp điều chỉnh nội tiết tố của mình, nhưng tốt nhất phụ nữ nên đi khám nếu đang có các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố - hormone hoặc nếu kinh nguyệt không đều.

Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của sự mất cân bằng hormone hoặc hormone không đều, các phương pháp điều trị khác cũng có thể được áp dụng.

3.1 Liệu pháp nội tiết tố

Vòng âm đạo có tác dụng tránh thai là một trong những liệu pháp giúp cân bằng nội tố.

Liệu pháp nội tiết tố thường được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt như thuốc tránh thai, miếng dán ngừa thai, vòng âm đạo, dụng cụ tử cung nội tiết tố. Bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn những loại thuốc này và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mỗi phụ nữ.

Ví dụ, thuốc kháng androgen là thuốc ngăn chặn tác động của các hormone sinh dục nam như testosterone. Nếu cơ thể bạn tạo ra quá nhiều hormone này, thì phụ nữ có thể sử dụng những loại thuốc này...

Nếu sự mất cân bằng hormone của phụ nữ là do tình trạng tuyến giáp như suy giáp, thuốc hormone tuyến giáp có thể giúp cơ thể bạn điều chỉnh lại mức độ hormone và cân bằng lại.

3.2 Thay đổi lối sống

Ở một số phụ nữ, đặc biệt là những người bị buồng trứng đa nang thì phụ nữ nên giảm cân giảm cân. Các tế bào mỡ sản sinh ra estrogen, việc giảm 10% trọng lượng cho những người thừa cân với hội chứng buồng trứng đa nang có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.

Có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và tập thể dục thường xuyên cũng có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý.

Nếu đang sử dụng chất bổ sung hoặc thuốc, cần nói chuyện với bác sĩ. Đôi khi thuốc có thể can thiệp vào nội tiết tố. Ngay cả các chất bổ sung tự nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố.

4. Nội tiết tố có thay đổi để cân bằng không?

Có nhiều phương pháp điều trị để giúp đưa nội tiết tố nữ trở lại mức thích hợp và khôi phục sự cân bằng.

Nếu phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để giúp đưa hormone trở lại mức thích hợp và khôi phục sự cân bằng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của sự mất cân bằng, cũng như các nội tiết tố cụ thể được đề cập, các phương pháp điều trị có thể khác nhau, nhưng có những cách để kiểm soát các triệu chứng và đưa mức độ hormone trở lại bình thường.

Nếu có một tình trạng cơ bản gây ra sự mất cân bằng hormone, việc kiểm soát tình trạng này lâu dài sẽ giúp đảm bảo sự cân bằng nội tiết tố.

Mức độ hormone thay đổi và dao động theo thời gian. Điều quan trọng là phải nhận biết sớm được các triệu chứng của cơ thể phụ nữ. Phụ nữ nên nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ thay đổi nào khi cảm nhận thấy, đặc biệt là sau khi sinh con hoặc khi trải qua thời kỳ tiền mãn kinh.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn nội tiết tố nữ

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chung sống với F0: Giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách nào?


Bác sĩ Hùng Việt

Video liên quan

Chủ Đề