Vận dụng luận điểm về bản chất hiện tượng tâm lý người vào dạy học và giáo dục học sinh

Hiện nay, có nhiều trường phái và quan điểm xoay quanh chủ đề quan điểm về bản chất hiện tượng tâm lý người. Dưới đây là ba quan điểm được áp dụng nhiều nhất bao gồm:

Quan điểm duy tâm cho rằng: Tâm lý con người do thượng đế sáng tạo ra và nhập vào thể xác con người. Tâm lý không phụ thuộc vào khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống.

Quan điểm duy vật tầm thường: Tâm lý, tâm hồn được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra như gan tiết ra mật. Họ đồng nhất cái vật lý, cái sinh lý với cái tâm lý. Phủ nhận vai trò của chủ thể, tính tích cực, năng động của tâm lý, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lý.

Quan điểm duy vật biện chứng: Bản chất hiện tượng tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người. Tâm lý người mang bản chất xã hội và tính lịch sử.

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người. Trong đó, phản ánh là quá trình tác động qua lại hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết [hình ảnh]. Tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động.

Các loại phản ánh tâm lý người là gì?

Phản ánh cơ học: như viên phấn được dùng để viết lên bảng để lại vết trên bảng và ngược lại bảng làm mòn [để lại vết] trên đầu viên phấn.

Phản ánh vật lý: Mọi vật chất đều có hình thức phản ánh này. Như khi mình đứng trước gương thì mình thấy hình ảnh của mình qua gương.

Phản ánh sinh học: Phản ánh này có ở thế giới sinh vật nói chung. Ví dụ như Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc.

Phản ánh hóa học: Là sự tác động của hai hợp chất tạo thành hợp chất mới. Như H2 + O2 -> H2O

Phản ánh xã hội: Phản ánh các mối quan hệ trong xã hội mà con người là thành viên sống và hoạt động. Như trong cuộc sống cần có sự giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau như câu “Lá lành đùm lá rách.”

Phản ánh tâm lý: Là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất. Đó là kết quả của sự tác động của hiện thực khách quan vào não người và do não tiến hành.

Điều kiện cần để có phản ánh tâm lý người là gì?

Sản phẩm của sự phản ánh đó là hình ảnh tâm lý trên vỏ não mang tính tích cực và sinh động. Nó khác xa về chất so với các hình ảnh cơ học, vật lý, sinh lý,…

Hình ảnh tâm lý mang tính tích cực và sinh động: Hình ảnh tâm lý mang tính tích cực bởi kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau. Nhờ đó con người tích lũy được kinh nghiệm mới có sự tồn tại và phát triển.

Giả dụ trong một lần đi chơi ta quen được một người và có ấn tượng tốt về người đó. Một thời gian sau gặp lại ta bắt gặp một hành động không hay của người đó. Thì thoạt tiên chúng ta sẽ không tin người đó có thể hành động như vậy. Và suy nghĩ nhiều lý do để biện minh cho hành động đó. Do đó có thể nói, kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau.

Hình ảnh tâm lý còn mang tính chủ thể và đậm màu sắc cá nhân: Ví dụ hai điều tra viên cùng tham gia khám nghiệm hiện trường nhưng do trình độ nhận thức, chuyên môn,…khác nhau nên kết quả điều tra khác nhau. Hay con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt.

 Nguyên nhân

+ Mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.

+ Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau.

+ Đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống dẫn đến tâm lí của người này khác với tâm lý của người kia.

Tuy nhiên không phải cứ hiện thực khách quan trực tiếp tác động đến não là có hình ảnh tâm lý. Muốn có hình ảnh tâm lý thì điều kiện đủ là phải thông qua con đường hoạt động và giao tiếp.

Tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử

Nguồn gốc của tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử

Thế giới khách quan [thế giới tự nhiên và xã hội]: Trong đó nguồn gốc xã hội là quyết định bản chất hiện tượng tâm lý người, thể hiện qua: Các mối quan hệ kinh tế-xã hội, đạo đức, pháp quyền, mối quan hệ con người – con người, từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, quan hệ cộng đồng, nhóm,…

Các mối quan hệ trên quyết định bản chất hiện tượng tâm lý người [như Mark nói: Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội]. Trên thực tế, nếu con người thoát ly khỏi các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với con người thì tâm lý người sẽ mất bản tính người.

Ví dụ: Rochom P’ngieng mất tích năm 1989 khi đi chăn trâu. Sau 18 năm, Rochom được tìm thấy khi trên người không mặc quần áo và di chuyển như một con khỉ. Nói chuyện hay giao tiếp chỉ phát ra những tiếng gừ gừ, những âm thanh vô nghĩa, không thể hòa nhập vào cuộc sống con người.

Từ đó có thể thấy tâm lý người chỉ hình thành khi có điều kiện cần và đủ là sự tác động của hiện thực khách quan lên não người bình thường và phải có hoạt động và giao tiếp.

* Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội. Chủ thể của nhận thức và hoạt động của giao tiếp một cách chủ động và sáng tạo.

Ví dụ: Như ví dụ trên, Rochom do không tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ với con người nên không có tâm lý người bình thường.

Cơ chế hình thành nguồn gốc tâm lý người là gì?

Cơ chế lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con người có tính quyết định.

Ví dụ: Một đứa trẻ khi sinh ra chúng như một trang giấy trắng. Nhưng sau một thời gian được bố mẹ chăm sóc, dạy dỗ, được tiếp xúc với nhiều người. Thì nó ngày càng học hỏi, lĩnh hội, tiếp thu và hiểu biết nhiều hơn về mọi việc xung quanh.

Tâm lý hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi con người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.

Tuy nhiên không phải là sự “copy” một cách máy móc mà đã được thay đổi thông qua đời sống tâm lý cá nhân. Chính vì thế mỗi cá nhân vừa mang những nét chung đặc trưng cho xã hội lịch sử, vừa mang những nét riêng tạo nên màu sắc của mỗi cá nhân.

Ví dụ về các hiện tượng tâm lý người về định kiến xã hội: Trước đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới nhưng bây giờ xã hội biến đổi, sống phóng túng hơn nên con người xem vấn đề đó là bình thường.

Tóm lại, tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử. Nó là hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người thông qua hoạt động và giao lưu tích cực của mỗi con người. Trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định. Nó có bản chất xã hội, tính lịch sử và tính chủ thể.

Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: ; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: . Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

A.   PHẦN MỞ BÀI

Thế giới tâm lí con người vô cùng diệu kì và phong phú. Nó được mọi người quan tâm và nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại. Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai, tâm lí học đã hình thành và phát triển không ngừng, ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong nhóm các khoa học về con người. Con người là một thực thể sinh vật, xã hội và tâm lí. Vì thế nghiên cứu tâm lí con người cần phải tìm hiểu cơ sở tự nhiên, cơ sở xã hội và bản chất các hiện tượng tâm lí người. Bài viết sau xin đi sâu làm rõ vấn đề: “Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất hiện tượng tâm lí con người”.

B. PHẦN NỘI DUNG

I. Một số khái niệm cơ bản

1.Định nghĩa bản chất

Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.

2.Định nghĩa hiện tượng tâm lí

Trong cuộc sống đời thường, chữ tâm thường được dùng ghép với các từ khác tạo thành các cụm từ “tâm đắc, “tâm tình”, “tâm trạng”.... được hiểu là lòng người, thiên về mặt tình cảm. Theo từ điển Tiếng Việt [1988]tâm lí là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người. Trong tâm lí học: Tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con người.

Hiện tượng tâm lí là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt đọng thần kinh và hoạt đọng nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội.

II. Bản chất hiện tượng tâm lí con người theo quan điểm của chủ nghĩa  duy vật biện chứng

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì thì tâm lí con người được hiểu như sau: “Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, mang tính chủ thể và có bản chất xã hội- lịch sử.Trong khẳng định trên cần làm rõ ba khía cạnh sau:

1.Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan của não

Tâm lí chính là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Muốn có tâm lí con người cần có hai yếu tố tác động đồng thời đó là hiện thực khách quan và hoạt đọng bình thường của não bộ con người. Thiếu một trong hai nhân tố không thể có được tâm lí.Tâm lí con người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phỉ não tiết ra như gan mật tiết ra mật mà tâm lí con người là sự phản ánh hiện thực khách quan.

Não là cơ sở vật chất, là nơi nảy sinh, tồn tại của tâm lí. Não được hình thành và phát triển là kết quả của một quá trình vận động, biến hóa lâu dài của vật chất. Tâm lí chính là kết quả sự tiến hóa, phát triển lâu dài của bản thân thế giới vật chất. Thế giới vật chất đã trải qua ba thời kì phản ánh: phản ánh vật lí [khi mình đứng trước gương thì mình thấy hình nảh của mình qua gương]; phản ánh sinh lí [hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc]; phản ánh tâm lí [Trong một lần đi chơi ta quen được một người và có ấn tượng tốt về người đó, một thời gian sau gặp lại ta bắt gặp một hành động không hay của người đó thì thoạt tiên chúng ta sẽ không tin người đó có thể hành đọng như vậy và suy nghĩ nhiều lí do để biện minh cho hành đọng đó. Do đó có thể nói, kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau].

Không phải tự nhiên có các hiện tượng tâm lí hay tâm lí do trời ban cho mà nó là kết quả của sự phát triển của vật chất từ vô cơ đến hữu cơ, từ chỗ không có sự sống đến chỗ có sự sống, từ chỗ sự sống chưa có tâm lí đến chỗ có mầm mống của tâm lí. Sự sống có tâm lí từ khi vật chất phát triển đến lúc có các tế bào thần kinh hợp lại thành hệ thống tương đối chặt chẽ. Tâm lí lúc đầu có ở động vật. Khi có con người thì xuất hiện tâm lí con người. Tâm lí con người khác về chất so với tâm lí động vật vì con người có ý thức, có ngôn ngũ và có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa....Tâm lí là kết quả của sự phát triển lâu dài của vật chất.Không có não hoạt động thì không có tâm lý. Nhưng có não không thôi thì chưa đủ mà phải có hiện thực khách quan tác động vào não.Hiện thực khách quan đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lí. Chủ nghĩa duy vật khẳng định rằng thực tại khách quan là tất cả những gi tồn tại ngoài ý thức của chúng ta. Thực tại khách quan tác động vào giác quan của ta và não ta tạo ra tâm lí và ý thức. Chẳng hạn nhìn một bức tranh xong, nhắm mắt lại có thể hình dung được màu sắc, cảnh vật vẽ tong bức tranh. Nghe xong một bài hát trong đầu ta còn văng vẳng lời ca, nhạc điệu của bài hát ấy. Cầm một hòn bi [không nhìn hòn bi ấy] xong rồi cât bi đi có thể mô tả được hình dáng, trọng lượng hòn bi. Tâm lí của mỗi người phản ánh thực tại khách quan thông qua vốn kinh nghiệm của riêng người đó. Hai người cùng xem một sự vật, họ đều giữ lại hình ảnh sự vật trong não. Hai hình ảnh của cùng một sự vật ở trong hai bộ não có những nét khác nhau.Hay như ta thường nó là mỗi người phản áh thực tại khách quan thông qua  lăng kính chủ quan của mình: “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. [ Nguyễn Du]

Phản ánh tâm lí là hình thức phản náh đặc biệt và chỉ những sinh vật có hệ thần kinh mới, có não mới có phản ánh tâm lí. Não người là tổ chức cao nhất của vật chất có cấu tạo tinh vi và hoàn thiện nhất. Trong quá trình sống và hoạt động của con người, các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh tác động vào con người được hệ thần kinh, được não tiếp nhận và nhờ hoạt động phân tích, tổng hợp của não mà xuất hiện những hình ảnh tâm lí về thế giới khách quan.

Như vậy, tâm lí là hình ảnh về thực tại khách quan trong não bộ. Không có não hoạt đọng thì không có tâm lí. Mặt khác, không có hiện tượng khách quan tác động vào não thì thì cũng không có hiện tượng tâm lí.

2.Tâm lí mang tính chủ thể

Ví dụ: Hai điều tra viên cùng tham gia khám nghiệm hiện trường nhưng do trình độ nhận thức, chuyên môn... khác nhau nên kết quả điều tra khác nhau. Hoặc ví dụ: Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt.

Nguyên nhân là do: 

+ Mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.

+ Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau.

+ Đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống dẫn đến tâm lí của người này khác với tâm lí của người kia.

Tuy nhiên không phải cứ hiện thực khách quan trực tiếp tác động đến não là có hình ảnh tâm lí. Muốn có hình ảnh tâm lí thì điều kiện đủ là phải thông qua con đường hoạt động và giao tiếp.

Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan. Sự phản ánh này không đơn giản, thụ động, khô cứng như phản ánh của chiếc máy chụp ảnh hay chiếc gương. Hình ảnh tâm lí về hiện thực khách quan được cải biến trong thế giới nội tâm, được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của  người[phản ánh [chủ thể]. Nói cách khác, tâm lí là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan; hình ảnh tâm lí không những phụ thuộc vào bản thân hiện thực khách quan mà còn phụ thuộc vào đặc điểm của người phản ánh. Đó chính là tính chủ thể của phản ánh tâm lí.

Tính chủ thể của tâm lí thể hiện ở như sau:

Cùng một sự vật hiện tượng tác động vào những người khác nhau sẽ cho những hình ảnh tâm lí khác nhau về mức độ, sắc thái. Ví dụ như hai bạn cùng ngồi nghe giảng nhưng có bạn khen giáo viên dạy rất hay nhưng có bạn nghe không thích lại nói giáo viên dạy rất nhàm chán.

Cùng một sự vật hiện tượng tác động vào cùng một con người nhưng vào những thời điểm khác nhau, trong những thời điểm khác nhau có thể cho những hình ảnh tâm lí khác nhau.Chẳng hạn vào mùa hè, bạn đi học về gặp trời mưa. Bình thường bạn thấy rất sung sướng vì được tắm mưa. Nhưng hôm nay, bạn bị ốm và bạn cảm thấy rất khó chịu vì cơn mưa đó.

Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất và thông qua các mức độ, sắc thái tâm lí khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ và hành vi khác nhau đối với hiện thực. Ví dụ như bạn đi học về, con chó nhà bạn chạy ra quấn quýt lấy bạn. Bình thường, bạn cảm thấy dễ chịu về sự quấn quýt đó và sẽ ngồi vuốt ve nó. Nhưng hôm nay bị điểm kém, bạn thấy chán và bạn cảm thấy bực mình về sự quấn quýt đó.Bạn đã đá con chó đó một phát thật đau.

Do tâm lí mang tính chủ thể nên mỗi người luôn có những nét riêng giúp ta phân biệt người này với người kia. Trong đời sống và hoạt động giao tiếp chúng ta cần biết tôn trọng cái rieeng của người khác, không thể đòi hỏi họ suy nghĩ, mong muốn hành đọng như mình. Mặt khác cách ứng xử tiếp cận cũng cần được phân hóa cho phù hợp với đối tượng.Trong hoạt động điều tra, khi tiến hành hỏi cung bị can, điều tra viên cần nghiên cứu kĩ tâm lí bị can từ đó mà  đưa ra phương pháp, chiến thuật xét hỏi hợp lí, không thể máy móc áp dụng một phương pháp, một chiến thuật nào đó cho tất cả các bị can.

3.Tâm lí con người mang bản chất xã hội lịch sử

Tâm lí con người khác xa với tâm lí của một số loài động vật bậc cao ở chỗ, tâm lí con người có bản chất xã hội và tính lịch sử.

Tâm lí con người mang bản chất xã hội.

Tâm lí có nguồn gốc xã hội và mang nội dung xã hội. Nguồn gốc của tâm lí là thế giới khách quan, nội dung của tâm lí chính là tổng hòa các mối quan hệ xã hội....Theo C.Mác bản chất con người “là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, chính các mối quan hệ xã hội đã quyết dịnh bản chất tâm lí con người. Con người bao giờ cũng phải sống trong xã hội nhất định, không có con người nào tồn tại ngoài xã hội và tách khỏi kiện sống của xã hội. Sự tồn tại và phát triển của tâm lí luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng xã hội. Ví dụ: “Rochom P’ngieng mất tích năm 1989 khi đi chăn trâu. Sau 18 năm, Rochom được tìm thấy khi trên người không mặc quần áo và di chuyển như một con khỉ nói chuyện hay giao tiếp mà chỉ phát ra những tiếng gừ gừ, những âm thanh vô nghĩa, không thể hòa nhập vào cuộc sống con người. Từ đó có thể thấy tâm lí người chỉ hình thành khi có điều kiện cần và đủ là sự tác động của hiện thực khách quan lên não người bình thường và phải có hoạt động và giao tiếp.

Tâm lí con người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, những người không được sống trong xã hội loài người sẽ không có tâm lí người[những trường hỡp trẻ bị sói, trâu rừng nuôi đã phát hiện ra trên thế giới]. tâm lí con người chịu sự quy định của các quan hệ xã hội mà họ tham gia. Mỗi cá nhân tham gia vào rất nhiều các mối quan hệ xã hội khác nhau, có các hoạt động và giao tiếp khác nhau. Các quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia luôn để lại những dấu ấn nhất định trong tâm lí của họ.Trong quá trình phát triển xã hội lịch sử, loài người đã tích lũy được vô vàn kinh nghiệm và tri thức về mọi mặt của cuộc sống và truyền đạt lại cho từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cá nhân nắm kinh nghiệm và tri thức chung của loài người biến nó thành kinh nghiệm của mình tức là tạo nên tâm lí cá nhân. Chẳng hạn, các hoạt động nghề nghiệp khác nhau luôn tạo ra những phong cách khác nhau trong hành vi của mỗi người. Nếu bạn làm kinh doanh, hẳn bạn sẽ chịu ảnh hưởng của hoạt động này mà có phong cách năng động, thực tế. Còn nếu bạn là nghệ sĩ, bạn sẽ có phong cách lãng mạn, bay bổng. Như vậy, phụ thuộc vào các quan hệ xã hội khác nhau mà tâm lí của mỗi cá nhân có nội dung khác nhau.

Tâm lí con người mang tính lịch sử, nghĩa là nó luôn vận động, biến đổi.Ví dụ: Trước đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới nhưng bây giờ xã hội biến đổi, sống phóng túng hơn nên con người xem vấn đề đó là bình thường. . Như ngay nay người ta “ đổ xô” đi thi hoa hậu. Có quá nhiều cuộc thi hoa hậu được tổ chức thì tất nhiên sẽ phải cần nhiều người đi thi, theo xu thế ngày nay là muốn tôn vinh cái đẹp. Nên thi hoa hậu đã trở thành một công nghệ lôi cuốn mọi ngươi và nuôi sống cả xã hội mà thí sinh dự thi không chỉ có nữ mà con còn có cả nam[ lĩnh vực trước nay chỉ có nữ] cho thấy tâm lí của họ bị ãnh hưởng nhiều của tâmlí cộng đồng.  Thế giới xung quanh vận động, phát triển không ngừng. Tâm lí con người là sự phản ánh thế giới xung quanh, cũng không ngừng vận động và phát triển. Khi chuyển qua một thời kì lịch sử khác, những biến đổi trong xã hội sớm muộn sẽ dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, tình cảm, ý chí, nếp nghĩ, lối sống, ...của con người. Ví dụ ở nước ta trước  đây trong thời kì bao cấp, những ngườ giàu có nhiều tiền, kể cảbằng con đường lao động chân chính, thường ngại những người xung quanh biết là họ giàu, nhiều tiền của. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, tâm lí đó cũng thay đổi: sự giàu có trở thành niêm tự hào, niềm kiêu  hãnh và ngươi ta còn tìm cách chứng minh sự giàu có của mình bằng cách xây dựng nhà cao, to, lộng lẫy mua sắm nhiều đò dùng tiện nghi đắt tiền.

Như vậy, tâm lí con người có nguồn gốc xã hội vì thế muốn hiểu tâm lí con người và cải tạo giáo dục con người thì phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội mà người đó sống và hoạt động-.Cần chú ý nghiên cứu sát đối tượng, chú ý đặc điểm riêng của từng cá nhân.Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí con người.Chú ý giáo dục thể chất, phát triển não bộ và các giác quan.Nhìn nhận học sinh theo quan điểm phát triển, tôn trọng đặc điểm lứa tuổi. Tôn trọng ý kiến, quan điểm của từng chủ thể.Khi nghiên cứu cần xem xét sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng trong từng giai đoạn lịch sử.

C. Phần kết bài

Tóm lại, tâm lí người có nguồn gốc xã hội, vì thế phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xa hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sôntg1nvà hoạt động. Cần phỉa tổ chức có hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như các hoạt động chủ đạo ở tửng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển tâm lí con người.

 

Video liên quan

Chủ Đề