Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận vào bản thân

thể của Việt Nam nên cách mạng nước ta giành những thắng lợi to lớn, có ýnghĩa lịch sử, lập nên những kỳ tích vĩ đại. KẾT LUẬNBản thể luận là tri thức căn cốt của triết học, từ đó ứng dụng vào nhiềulĩnh vực khao học khác nhau, bởi nó không chỉ quy định việc ta lựa chọn nhữnglý thuyết nào cho những nghiên cứu của mình mà còn quyết định tính đúng đắncủa những kết quả nghiên cứu và ứng dụng của nó trong mọi mặt của xã hội.Nghiên cứu các thời đại lịch sử bản thể luận không những đem lại cho chúng tabức tranh cô đọng, xúc tích, chuẩn xác về tiến trình phát triển của bản thân triếthọc, mà còn cho phép chúng ta nhận thấy các thang bậc kế tiếp nhau trong côngcuộc khám phá và hiện thực hóa bản chất của lồi ngời thơng qua những giá trịtinh thần căn bản nhất. Mỗi thời đại đều có những ý kiến khác nhau về thực chấtcủa tồn tại người và có vơ số những tư tưởng đã xuất hiện. Chỉ có một số ítnhững tư tưởng có thể bám rễ được vào mơi trường tinh thần của một xã hội, cótính đúng đắn để làm cơ sở cho các thế hệ sau. Gạt bỏ những điểm hạn chế, kếthừa những mặt tích cực, triết học Mác-Lênin đã đưa ra những quan điểm đúngđắn về bản thể luận, tìm ra được câu trả lời cho những đường hướng, nhữngphương pháp nhằm phát triển xã hội. Nắm vững linh hồn sống của chủ nghĩaMác là phép biện chứng duy vật, V.I.Lênin đã giải quyết thành công mối quan hệgiữa kế thừa và sáng tạo, giữa bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong lịch sửmới, nhờ đó đã định ra chiến lược và sách lược đấu tranh cách mạng đúng đắn.Cách mạng Việt Nam đã kiên định, vận dụng linh hoạt quan điểm của chủ nghĩaMác-Lênin vào điềukiện của ta. Trong bất kỳ điều kiện nào, kiên định và vậndụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là cái đảm bảo chắc chắn nhất để giành cáchmạng thắng lợi; trái lại nếu dập khn, máy móc thì nhất định sẽ mắc sai lầm vàkhông thể tránh khỏi tổn thất hay sự sụp đổ như chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vàĐông Âu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng: Lịch sử triết học phương Tây hiệnđại, nxb tổng hợp Tp.HCM.2. Bùi Thị Thanh Hương - Nguyễn Văn Đại: Khái lược lịch sử triết học,nxb Chính trị - Hành chính, 2013.3. Bùi Thị Thanh Hương - Nguyễn Đình Trình: Giáo trình lịch sử triết họccổ điển Đức, nxb Khoa học xã hội, 2014.4. Đảng cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội, nxb Sự thật, Hà nội, 1995.Tr5.5. Khoa triết học, Học viện Báo chí và tun truyền: Giáo trình lịch sửtriết học Trung Quốc thời kỳ cổ - trung đại, nxb Chính trị - Hành chính,2009.6. Khoa triết học, Học viện Báo chí và tun truyền: Giáo trình lịch sửtriết học Mác-Lênin, nxb Chính trị - Hành chính,2009.7. Thích Quảng Tùng, Luân văn thạc sỹ triết học, trường đại học khoa họcxã hội và nhân văn, “Tư tưởng bản thể luận trong triết học phật giáo quan kinhviên giác”8. Trường Đại học kinh tế quốc dân: Những nội dung cơ bản của triết họcMác-Lênin, nxb Đại học kinh tế quốc dân,2007.

Với nguyên tắc là phương pháp luận, nguyên lý về sự phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Để thực hiện, áp dụng được các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào cuộc sống, học tập, nhiệm vụ chính trị thì mỗi chúng ta phải nắm chắc cơ sở lý luận của chúng. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về nội dung vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tập.

Nguyên lý về sự phát triển

– Khái niệm phát triển

Phát triển là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển có 03 tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú

+ Tính khách quan của sự phát triển

Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận động, phát triển một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngày trong chính bản thân của sự vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thuộc mỗi sự vật, hiện tượng.

Tính khách quan của sự phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và quan điểm siêu hình về sự phát triển. Khi quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở các lực lượng siêu nhiên, phi vật chất. Còn ở quan điểm siêu hình cho rằng bản chất của sự vật, hiện tượng là đứng im không phát triển.

+ Tính phổ biến của sự phát triển

Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy. Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy trì một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.

+ Tính đa dạng, phong phú của phát triển

Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn loại hình khác nhau. Sự phong phú thể hiện ở các dạng vật chất và phương thức tồn tại của chúng. Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ thế trước sự biến đổi của môi trường. Đối với xã hội, sự phát triển thể hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội ngày càng lớn. Còn đối với tư duy, sự phát triển là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện, đúng đắn hơn.

– Ý nghĩa phương pháp luận

+ Khi xem xét sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển.

Phải nắm được sự vật đang hiện hữu trước mắt và khuynh hướng phát triển trong tương lai, khả năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, cá nhân phải làm sáng tỏ được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó. Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.

+ Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực tiễn.

Các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn, do đó cá nhân phải công nhận tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến, đương nhiên. Sự phát triển đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với mỗi bước của sự vật, hiện tượng.

+ Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

Cá nhân phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, hiện tượng để từ đó xác định biện pháp phù hợp để giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

Trong sự phát triển có sự kế thừa nên phải chủ động phát hiện, cổ vũ cái mới phù hợp và tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo.

+ Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.

Sự phát triển được thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để tạo ra sự thay đổi về chất, do đó cần phải luôn nỗ lực, chăm chỉ lao động để làm cho sự vật, hiện tượng tích lũy đủ về lượng rôi dẫn đến sự thay đổi về chất.

Vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào thực tiễn

Việc vận dụng phương pháp luận, nguyên lý về sự phát triển góp phần quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn góp phần thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng quy luật vốn có của nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn của sự vật và bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn, phải thấy được sự phát triển là quá trình khó khăn, phức tạp.

Vận dụng trong học tập

Việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tập mang ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt với sinh viên để có thể phát triển và hoàn thiện bản thân.

Các cá nhân trong học tập phải biết nắm chắc cơ sở lý luận cuẩ quan điểm toàn diện, để từ đó có thể vận dụng một cách sáng tạo, hợp lý. Trong quá trình học tập cần phải phân biệt các mối liên hệ, phải chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để hiểu rõ về bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân.

Bên cạnh đó, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định

Ngoài ra, cá nhân cần phải nắm rõ chương trình học và cũng phải thấy rõ khuynh hướng phát triển của chuyên ngành theo học trong thời gian sau đó, yêu cầu của xã hội đối với chuyên ngành đang học tập, nghiên cứu là gì? Xã hội hiện tại và tương lai đòi hỏi những gì, qua đó hoàn thiện bản thân, nâng cao tri thức cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Trên đây là nội dung bài viết về vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tập. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề