Ví dụ về cặp phạm trù cái chung, cái riêng

[Last Updated On: 15/01/2022]

Phân tích nội dung, ý nghĩa cặp phạm trù cái chung và cái riêng?

Nội dung cặp phạm trù cái riêng và cái chung

Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng [một cái riêng] nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng [nhiều cái riêng] khác nữa.

Trong lịch sử triết học đã có hai xu hướng – duy thực và duy danh – đối lập nhau giải quyết vấn đề quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Các nhà duy thực khẳng định, cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng. Các nhà duy danh cho rằng, cái chung không tồn tại thực trong hiện thực khách quan. Chỉ có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực. Cái chung chỉ tồn tại trong tư duy con người. Cái chung chỉ là tên gọi, danh xưng của các đối tượng đơn lẻ. Tuy cùng coi cái riêng là duy nhất có thực, song các nhà duy đanh giải quyết khác nhau vấn đề hình thức tồn tại của nó. Một số [như Occam] cho rằng, cái riêng tồn tại như đối tượng vật chật cảm tính; số khác [Béccli] lại coi cảm giác là hình thức tồn tại của cái riêng…..

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khiếm khuyết của cả hai xu hướng đó trong việc lý giải mối quan hệ cái chung – cái riêng. Cả cái chung lẫn cái đơn nhất đều không tồn tại độc lập, tự thân, chúng là thuộc tính nên phải gắn với đối tượng xác định. Chỉ cái riêng [đối tượng, quá trình, hiện tượng riêng] mới tồn tại độc lập. Cái chung và cái đơn nhất đều chỉ tôn tại trong cái riêng, như là các mặt của cái riêng.

Cái chung không tồn tại độc lập, mà là một mặt của cái riêng và liên hệ không tách rời với cái đơn nhất, hệt như cái đơn nhất liên hệ chặt chẽ với cái chung. “Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung.. .”. Cái riêng không vĩnh cửu, nó xuất hiện, tồn tại một thời gian xác định rồi biến thành cái riêng khác, rồi lại thành cái riêng khác nữa… cứ thế mãi vô cùng, V.I. Lênin viết: “Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác [sự vật, hiện tượng, quá trình]. Nó “chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung” và có khả năng chuyển hóa ở những điều kiện phù hợp thành cái riêng bất kỳ khác.

Mọi cái riêng đều là sự thống nhất các mặt đối lập cái đơn nhất và cái chung. Thông qua những thuộc tính, những đặc điểm không lặp lại của mình, nó thể hiện là cái đơn nhất; nhưng thông qua nhũng thuộc tính lặp lại ở các đối tượng khác – nó lại thể hiện là cái chung. Trong khi là những mặt của cái riêng, cái đơn nhất và cái chung không đơn giản tồn tại trong cái riêng, mà gắn bó hữu cơ với nhau và trong những điều kiện xác định có thể chuyển hóa vào nhau.

Mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái chung thể hiện trước hết ở mối liên hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất gồm các mặt, các yếu tố đơn lẻ vốn có trong một sự vật, hiện tượng này và các mặt, các yếu tố được lặp lại ở nó và trong các sự vật, hiện tượng khác. Mối liên hệ giữa cái chung với cái riêng biểu hiện là mối liên hệ lẫn nhau giữa các thuộc tính [hay các bộ phận] cùng có ở nhiều đối tượng với từng đối tượng đó được xét như cái toàn bộ. Như vậy, cái riêng là cái toàn bộ, cái chung chỉ là bộ phận bởi bên cạnh cái chung thì bất cứ đối tượng [cái riêng] nào cũng còn có cái đơn nhất, tức là bên cạnh những mặt được lặp lại còn có những mặt không lặp lại, những mặt cá biệt; vì vậy, bất cứ sự vật, hiện tượng riêng lẻ nào cũng là sự thống nhất giữa các mặt đối lập đó. Trong cùng một lúc, sự vật, hiện tượng đó vừa là cái đơn nhất, vừa là cái chung; thông qua các đặc điểm cá biệt, các mặt không lặp lại của mình, sự vật, hiện tượng [cái riêng] đó biểu hiện là cái đơn nhất, nhưng thông qua các mặt lặp lại trong các sự vật, hiện tượng khác, nó biêu hiện là cái chung.

Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, nếu bất cứ cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như một thuộc tính chung của một số cái riêng, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với cái đơn nhất và mối liên hệ đó đem lại cho cái chung một hình thức riêng biệt, thì các phương pháp thực tiễn dựa trên việc vận dụng một quy luật chung nào đó đều không thể như nhau đối với mọi sự vật, hiện tượng [cái riêng] có liên hệ với cái chung đó, Vì bản thần cái chung trong mọi sự vật, hiện tượng không phải là một và không giống nhau hoàn toàn, mà chỉ là biểu hiện của cái chung đã được cá biệt hóa, thì các phương pháp xuất phát từ cái chung đó, trong mỗi trường hợp cụ thể, cần phải thay đổi hình thức, phải cá biệt hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp.

Thứ hai, nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn nhất, thì khi sử dụng một kinh nghiệm nào đổ trong điều kiện khác, không nên sử dụng hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện nhất định đó.

Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.

[Nguồn tài liệu: GS.TS. Phạm Văn Đức, Giáo trình Triết học Mác Lenin, 2019]

Mối quan hệ giữa “cái riêng” “cái chung” là một trong những vấn đề quan trọng nhất và nan giải nhất của triết học nói riêng và nhận thức nói chung.

Bạn đang xem: Ví dụ về cái chung cái riêng

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về cặp phạm trù này sẽ giúp ta có cái nhìn khách quan để áp dụng vào quá trình nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.


I. Khái niệm 

– “Cái riêng” là phạm trù được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.

Ví dụ:

+ 01 quả bưởi đang ở trong tủ lạnh là cái riêng A; 01 quả bưởi ở trên bàn là cái riêng B. Cái riêng A khác với cái riêng B.

– “Cái chung” là phạm trù được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

Ví dụ: Giữa 02 quả bưởi A và B nêu trên có thuộc tính chung là đều có cùi dày, nhiều múi, mỗi múi có rất nhiều tép. Cái chung này được lặp lại ở bất kỳ quả bưởi nào khác. [Quả quýt khá giống quả bưởi nhưng lại có cùi mỏng và có khối lượng nhẹ hơn quả bưởi].

– Ta cần phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất”.

“Cái đơn nhất” là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất nào khác.

Về mặt ngữ nghĩa, “cái đơn nhất” gần giống với cái cá biệt.

Ví dụ: Đỉnh núi Everest cao nhất thế giới với độ cao 8.850 mét. Độ cao 8.850 mét của Everest là cái đơn nhất vì không có một đỉnh núi nào khác có độ cao này.


Phần giao thoa giữa 03 “cái riêng” A, B, C là “cái chung”. Phần không giao thoa với bất cứ cái gì là “cái đơn nhất”.

II. Mối quan hệ biện chứng giữa “cái riêng” và “cái chung” và “cái đơn nhất”

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, “cái riêng”, “cái chung” và “cái đơn nhất” có mối quan hệ qua lại như sau:

1. “Cái chung” chỉ tồn tại trong “cái riêng”, thông qua “cái riêng”.

“Cái chung” không tồn tại biệt lập, tách rời “cái riêng” mà chỉ tồn tại trong “cái riêng”.

Ví dụ: Cùi dày, nhiều múi, rất nhiều tép là cái chung giữa các quả bưởi. Rõ ràng, cùi, múi, tép ở đây [cái chung] chỉ và phải tồn tại trong một quả bưởi nhất định [cái riêng].

2. “Cái riêng” chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến “cái chung”.

– Điều này có nghĩa “cái riêng” tồn tại độc lập, nhưng sự độc lập này không có nghĩa là cô lập với những cái khác. Thông qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự chuyển hóa, “cái riêng” của loại này có liên hệ với những “cái riêng” của loại khác.

– Bất cứ “cái riêng” nào cũng tồn tại trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định, tương tác với môi trường, hoàn cảnh ấy, do đó đều tham gia vào các mối liên hệ qua lại hết sức đa dạng với các sự vật, hiện tượng khác xung quan mình.

Các mối liên hệ qua lại này cứ trải rộng dần, gặp gỡ rồi giao thoa với các mối liên hệ qua lại khác, kết quả là tạo nên một mạng lưới các mối liên hệ mới, trong đó có những mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số “cái chung” nào đó.

– Bất cứ “cái riêng” nào cũng không tồn tại mãi mãi.

Mỗi “cái riêng” sau khi xuất hiện đều tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định rồi biến thành một “cái riêng” khác. “Cái riêng” khác này lại biến thành “cái riêng” khác thứ ba…v.v., cứ như vậy đến vô cùng tận. Kết quả của sự biến hóa vô cùng tận này là tất cả “cái riêng” đều có liên hệ với nhau.

Thậm chí, có những cái tưởng chừng như hết sức xa lạ, hoàn toàn không dính dáng gì đến nhau, nhưng qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự chuyển hóa, ta vẫn thấy chúng liên quan nhau.

3. “Cái chung” là một bộ phận của “cái riêng”, còn “cái riêng” không gia nhập hết vào “cái chung”.

Xem thêm: Top Những Cầu Thủ Bóng Đá Xuất Sắc Nhất Thế Giới 2020 Do Fifa Bầu Chọn

– Do “cái chung” được rút ra từ “cái riêng”, nên rõ ràng nó là một bộ phận của “cái riêng”.

– Mặt khác, bên cạnh những thuộc tính [cái chung] được lặp lại ở các sự vật khác, bất cứ “cái riêng” nào cũng còn chứa đựng những đặc điểm, thuộc tính mà chỉ “cái riêng” đó mới có. Tức là, bất cứ “cái riêng” nào cũng chứa đựng những “cái đơn nhất”.

4. “Cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại.

– Sự chuyển hóa “cái đơn nhất” biến thành “cái chung”“cái chung” biến thành “cái đơn nhất” sẽ xảy ra trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều kiện nhất định.

– Sở dĩ như vậy là do trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay một lúc, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng “cái đơn nhất”, cái cá biệt. Nhưng theo quy luật, cái mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng hoàn thiện, tiến tới hoàn toàn thay thế cái cũ và trở thành “cái chung”.

Ngược lại, “cái cũ” ngày càng mất dần đi. Từ chỗ là “cái chung”, cái cũ biến dần thành “cái đơn nhất”.

III. Ý nghĩa phương pháp luận 

Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa “cái riêng” và “cái chung”, ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:

1. Phải xuất phát từ “cái riêng” để tìm “cái chung”.

“cái chung” chỉ tồn tại trong và thông qua “cái riêng”, nên chỉ có thể tìm hiểu, nhận thức về “cái chung” trong “cái riêng” chứ không thể ngoài “cái riêng”.

Để phát hiện, đào sâu nghiên cứu “cái chung”, ta phải bắt đầu nghiên cứu từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.

2. Cần nghiên cứu cải biến “cái chung” khi áp dụng “cái chung” vào từng trường hợp “cái riêng”.

– Vì “cái chung” tồn tại như một bộ phận của “cái riêng”, bộ phận đó tác động qua lại với những bộ phận còn lại của “cái riêng” mà không gia nhập vào “cái chung”, nên bất cứ “cái chung” nào cũng tồn tại trong “cái riêng” dưới dạng đã bị cải biến.

Tức là, luôn có sự khác biệt một chút giữa “cái chung” nằm trong “cái riêng” này và “cái chung” nằm trong “cái riêng” kia. Sự khác biệt đó là thứ yếu, rất nhỏ, không làm thay đổi bản chất của “cái chung”.

– Do đó, bất cứ “cái chung” nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng lẻ cũng cần được cải biến, cá biệt hóa. Nếu không chú ý đến sự cá biệt hóa, đem áp dụng nguyên xi “cái chung”, tuyệt đối hóa cái chung thì sẽ rơi vào sai lầm của những người giáo điều, tả khuynh.

Ngược lại, nếu xem thường “cái chung”, tuyệt đối hóa “cái đơn nhất”, thì lại rơi vào sai lầm của việc chỉ bảo tồn cái vốn có mà không tiếp thu cái hay từ bên ngoài. Đó là sai lầm của những người xét lại, bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh.

3. Không được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải quyết những vấn đề riêng.

“cái riêng” gắn bó chặt chẽ với “cái chung”, không tồn tại bên ngoài mối liên hệ dẫn tới “cái chung”, nên nếu muốn giải quyết những vấn đề riêng một cách hiệu quả thì không thể bỏ qua việc giải quyết những vấn đề chung.


Nếu không giải quyết những vấn đề chung – những vấn đề mang ý nghĩa lý luận – thì sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tùy tiện. Nếu bắt tay vào giải quyết những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì ta sẽ không có định hướng mạch lạc.

4. Khi cần thiết, cần tạo điều kiện cho “cái đơn nhất” biến thành “cái chung” và ngược lại.

Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định, “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại, nên trong hoạt động thực tiễn, ta cần hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho “cái đơn nhất” phát triển, trở thành “cái chung” nếu điều này có lợi.

Ngược lại, phải tìm cách làm cho “cái chung” tiêu biến dần thành “cái đơn nhất” nếu “cái chung” không còn phù hợp với lợi ích của số đông mọi người.

tlpd.vn

Xin mời các bạn đưa ra một vài bình luận để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Video liên quan

Chủ Đề