Ví dụ về quy luật loại trừ cái thứ 3

NỘI DUNG

I. Quy luật đồng nhất trong tư duy

1. Nội dung

Trong một quá trình tư duy, mỗi tư tưởng về đối tượng phải được xác định rõ ràng và giữ nguyên nghĩa của chúng.

- Công thức: A A,  diễn đạt: A là A hay A ≡ A

- Phản ánh tính xác định về chất, ổn định tương đối về lượng của các SVHT trong một không gian, thời gian và mối quan hệ xác định.

=> Thực chất: Mỗi suy nghĩ phải luôn đồng nhất với chính nó.

Lưu ý: Sai lầm trong suy luận là do đồng nhất các khái niệm có nội hàm và ngoại diên khác nhau.

Ví dụ:          Ông nói gà, bà nói vịt

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

2. Cơ sở của quy luật

Xuất phát từ tính xác định của tư tưởng, sự phản ánh tính xác định, tính ổn định tương đối về chất của SVHT được phản ánh

- Sự vận động, biến đổi, phát triển của thế giới khách quan không phải vô trật tự, lộn xộn mà theo các quy luật xác định.

- Mỗi SVHT bao giời cũng có đặc điểm riêng, tính chất riêng. Nó đồng nhất với chính nó chừng nào chưa chuyển sang chất mới.

=> Trong quá trình tư duy luôn phải xác định đúng và giữ nguyên đối tượng phản ánh, không được tùy tiện thay đổi hoặc lẫn lộn đối tượng, không được đánh tráo đối tượng.

3. Yêu cầu

- Đối tượng trong quá trình tư duy phải rõ ràng, nhất quán, không nhầm lẫn.

- Không được đánh tráo khái niệm [dùng mánh khóe để thay khái niệm này bằng khía niệm khác].

Ví dụ: Khái niệm vật chất trong Triết học

Vật chất tồn tại vĩnh viễn

Cây bút này là vật chất

Do đó Cây bút này tồn tại vĩnh viễn

- Tư duy thao tác phải đồng nhất với tư duy nguyên mẫu. Nhắc lại tư tưởng của chính mình hay người khác phải chính xác, không được tùy tiện thêm bớt, không làm hay đổi sai lệch.

Ví dụ: Tam sao thất bản

4. Ý nghĩa

- Nhận thức đúng quy luật đồng nhất góp phần rèn luyện tư duy chính xác, giúp quá trình tư duy mạch lạc, có tính xác định chặc chẽ và nhất quán.

- Là cơ sở để đánh giá, phê phán quan điểm sai trái.

- Giúp rèn luyện bản thân về khả năng nói, viết, lập luận hoặc triển khai văn bản.

- Có vai trò quan trọng trong nhận thức khoa học.

II. Quy luật cấm mâu thuẫn

1. Nội dung

Trong cùng một SVHT, được xét trong cùng một thời gian, cùng một mối quan hệ thì hai phán đoán đối lập hoặc mâu thuẫn nhau không thể cùng chân thực.

Ví dụ: Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa

- Công thức: 7[a ∩ 7a].

Diễn đạt: Không thể vừa là a vừa không phải a

- Tuy nhiên, không phải các mệnh đề không hợp đều mâu thuẫn lôgíc

+ Khẳng định dấu hiệu nào đó thuộc về đối tượng, đồng thời phủ định dấu hiệu khác thuộc về đối tượng ấy trong cùng một không gian, thời gian và MQH xác định

Ví dụ: Mèo là động vật có xương sống

Mèo là động vật không ăn cỏ

+ Hai phán đoán: một phủ định, một khẳng định về một dấu hiệu nào đó của hai đối tượng cùng tên giống nhau

Ví dụ: Anh A là sĩ quan thông tin

Anh A không phải là sĩ quan thông tin

+ Khẳng định thuộc tính của một đối tượng nào đó và lại phủ định chính thuộc tính ấy nhưng ở thời gian khác

Ví dụ: CNTB thời kỳ tiến bộ và CNTB thời kỳ phản động

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối

+ Đối tượng được xét trong các MQH khác nhau

Ví dụ: Bán anh em xa mua láng giềng gần

Một giọt máu đào hơn ao nước lã

2. Cơ sở

Quy luật cấm mâu thuẫn được rút ra trên cơ sở khách quan

- Bất cứ SVHT nào cũng có những thuộc tính khách quan vốn có

- Những thuộc tính đó thuộc về bản thân SVHT trong một không gian, thời gian và MQH xác định

Ví dụ: Con người: khi còn bé, trưởng thành, tuổi già có đặc điểm tâm lý khác nhau

3. Yêu cầu

- Không được có mâu thuẫn trực tiếp trong lập luận khi khẳng định một đối tượng và đồng thời lại phủ định ngay chính nó.

Ví dụ: Tất cả HV đều tuân thủ tốt kỷ luật, chỉ có một số ít vi phạm ở đ.vị.

- Không được có mâu thuẫn gián tiếp trong tư duy: tức là khẳng định đối tượng nhưng lại phủ nhận hệ quả tất yếu suy ra từ nó.

Ví dụ: Đêm qua, lúc đang ngủ say tôi nhìn thấy tên trộm đi vào nhà!

4. Ý nghĩa

- Tuân thủ QL cấm mâu thuẫn giúp cho suy nghĩa bảo đảm chặc chẽ, lôgíc trong quá trình tìm ra chân lý

+ Một ý nghĩ đúng đắn thì trong kết cấu lôgíc không thể có mâu thuẫn.

+ Nó đưa ra tín hiệu về sự bất ổn tại một điểm nào đó của lập luận và yêu cầu các nỗ lực tìm kiếm và phá bỏ phán đoán giả dối.

- Luật cấm mâu thuẫn không thể nói điều gì về chuyện phán đoán nào trong số hai phán đoán lọai trừ nhau là phán đoán chân thực hay giả dối.

Ví dụ: Mặt trời lúc sáng thì gần, lúc trưa thì xa vì sáng nó to trưa nó nhỏ.

Mặt trời lúc sáng thì xa, lúc trưa thì gần vì sáng mát trưa nóng

III. Quy luật bài chung

1. Nội dung

Hai phán đoán mâu thuẫn nhau không thể cùng giả dối, một trong hai phán đoán là chân thực.

- Biểu diễn: A U 7A.

- Diễn đạt: Hoặc là A hoặc không phải A

- Chỉ ra tính đối xứng của các tư tưởng: Với cùng một đối tưởng xác định về chất hoặc có hoặc không có một thuộc tính nào đó, nhất định không có trường hợp thứ ba.

- Trong cùng một không gian, thời gian, MQH xác định, nếu có hai tư tưởng đối lập nhau về một SVHT thì: tư tưởng này là giả dối, tư tưởng kia là chân thực hoặc tư tưởng này là chân thực, tư tưởng kia là giả dối,  ngoài ra không có khả năng thứ ba.

Ví dụ: Anh ta là người tốt

          Anh ta là người không tốt

- Hai phán đoán mâu thuẫn đó gọi là phủ định lẫn nhau. Các cặp phán đoán mâu thuẫn lẫn nhau:

+ S này là PS này không là P

Ví dụ:          Mặt trời mọc ở Phương Đông

Mặt trời không mọc ở Phương Đông

+ Tất cả S là PMột số S không là P

Ví dụ:          Tất cả sĩ quan quân đội là đảng viên

Một số sĩ quan quân đội không là đảng viên

+ Không S nào là PMột số S là P

Ví dụ:          Không có cuộc chiến tranh nào chính nghĩa cả

Một vài cuộc chiến tranh là chính nghĩa

2. Cơ sở

Là sự tồn tại khách quan của những thuộc tính của đối tượng hiện thực

- Một sự vật hay thuộc tính của nó hoặc tồn tại hoặc không tồn tại, hoặc có nó, hoặc không có nó.

- Không thể có hai thuộc tính mâu thuẫn nhau cùng tồn tại trong một sự vật

3. Yêu cầu

- Trong giải quyết vấn đề mang tính giải pháp thì không được lảng tránh câu trả lời xác định; không thể tìm ra cái gì đó trung gian, đứng giữa, thứ ba.

- Tránh các lỗi vi phạm luật bài chung

+ Vấn đề được đặt ra, được định hình không phải theo cách giải pháp mâu thuẫn nhau

Ví dụ:          Cậu có yêu anh ta không? [Khó trả lời: có, không, thờ ơ, không rõ, căm thù,...]

+ Những mệnh đề đưa ra là vô nghĩa

Ví dụ: Tinh thần màu xanh

Tinh thần không màu xanh [Cả hai đều vô nghĩa nên không thể nói là chân thực hay gỉa dối].

+ Nếu câu hỏi đưa ra một cách thích hợp dưới dạng tình thế phải lựa chọn, việc lảng tránh cái xác định [hoặc đúng hoặc sai], cố tình tìm kiếm cái trung gian thứ ba sẽ sai lầm.

Ví dụ: Cậu yêu hay không yêu anh ấy? [Chỉ có thể trả lời có hoặc không]

4. Ý nghĩa

- Không thể chỉ ra chính xác phán đoán nào trong số hai phán đoán mâu thuẫn nhau là chân thực.

- Chỉ ra giới hạn xác định để tìm kiếm chân lý, chân lý chỉ ở 1 trong 2 mệnh đề lọai trừ nhau. Ngoài phạm vi ấy, mọi tìm kiếm đều là vô ích.

- Việc xác định phán đoán nào là chân thực phải do các phương tiện khoa học, thực tiễn đảm nhận, nhờ sự phân tích biện chứng đối tượng nghiên cứu.

IV. Quy luật lý do đầy đủ

1. Nội dung

Mỗi tư tưởng được coi là chân thực nếu có lý do đầy đủ từ các tư tưởng chân thực khác.

- Biểu diễn: A1, A2, A3,...,An =>P

- Mọi tư tưởng đã định hình được coi là chân thực nếu như đã làm rõ toàn bộ các cơ sở đầy đủ cho phép xác minh hay chứng minh tính chân thực ấy.

Đầy đủ: là những cơ sở lý luận và thực tiễn để từ đó tất yếu rút ra kết luận.

Ví dụ:   Cậu Hải trong lớp mình là người rất tốt , vì:

      1. Về học tập: Cậu ta luôn đi học đầy đủ, ghi chép bài cẩn thận, tham gia phát biểu xây dựng bài, kết quả học tập luôn đạt Giỏi.

      2. Về quan hệ với bạn bè: Cậu ta luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn bè khi họ cần cả trong học tập và cuộc sống. Cậu ta luôn hoà đồng với mọi người và rất thân thiện..

      3. Về đạo đức: Cậu ta luôn biết nghe lời bố mẹ, lễ phép với mọi người....            

2. Cơ sở

Từ mối quan hệ nhân quả của các SVHT

- Các đối tượng xác định về chất có quan hệ nhất định với nhau, chúng phát sinh từ các đối tượng khác và đến lượt mình chúng lại sản sinh ra đối tượng thứ ba, biến đổi và phát triển trong quá trình tương tác với nhau.

- Sự phụ thuộc lẫn nhau trong tồn tại khách quan của các đối tượng là tiền đề quan trọng nhất cho sự xuất hiện và tác động trong tư duy của chúng ta.

3. Yêu cầu

- Không được công nhận một tư tưởng là chân thực nếu như không có cơ sở đầy đủ cho việc công nhận ấy.

- Bất kỳ một phán đoán, một tư tưởng nào được sử dụng làm tiền đề cho luận chứng thì bản thân chúng thì bản thân chúng phải có giá trị chắc chắn, chân thực.

- Trong quá trình rút ra tư tưởng về đối tượng phải tuân thủ các quy luật lôgíc học và các quy tắc suy luận.

- Trong khi thực hiện các thao tác t.duy phải tránh vi phạm quy luật lý do đầy đủ.

4. Ý nghĩa

- Thắt chặt kỷ cương cho tư duy của chúng ta, hướng tư duy tìm kiếm những cơ sở đảm bảo cho tính có cơ sở của kết luận.

- Góp phần chống tư tưởng chủ quan, tùy tiện, chống tư tưởng mê tín và những tư tưởng không có căn cứ của tôn giáo.

Ví dụ: Sự tồn tại của cõi niết bàn, thiên đàng

KẾT LUẬN

Những quy luật cơ bản của lôgíc hình thức là tiêu chuẩn bắt buộc của tư duy chính xác và có ý nghĩa cơ bản trong tất cả các họat động của tư duy lôgíc. Việc lĩnh hội một cách sâu sắc quy luật đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất kỳ lĩnh vực nhận thức khoa học nào.

Các quy luật đó có quan hệ chặc chẽ với nhau, không được tách rời hay quá coi trọng một quy luật nào trong quá trình vận dụng. Sử dụng những quy luật lôgíc đúng phạm vi, vị trí của nó không chỉ có ý nghĩa về nhận thức mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Nó còn là công cụ mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh lý luận, tư tưởng hiện nay nhằm chống lại các quan điểm sai trái của chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa cơ hội.

NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Tại sao nói quy luật lôgíc hình thức là quy luật mang tính khách quan, phổ biến và tương đối?

2. Nội dung của các quy luật? Nêu ví dụ, ý nghĩa của từng quy luật?

Video liên quan

Chủ Đề