Vì sao bệnh tim leo cầu thang mệt

Có một cách rất đơn giản để bạn kiểm tra xem mình có đang gặp nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc ung thư hay không. Nó không chính xác tuyệt đối, nhưng chắc chắn là điều bạn có thể làm ngay lập tức tại nhà mà không cần đến thiết bị y tế nào: Leo cầu thang.

Theo một nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, leo cầu thang là một bài thể dục đòi hỏi vận động nhanh, có thể sử dụng để dự đoán nguy cơ tử vong sớm của mọi người, liên quan đến các bệnh như tim mạch, ung thư…

Nếu có thể leo 4 tầng cầu thang trong vòng dưới 1 phút, chúc mừng, bạn đang khỏe mạnh và có một thể chất tốt. Còn nếu không vượt qua bài kiểm tra, nhiều khả năng bạn đang mang trong mình vào một nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.

Leo 4 tầng cầu thang: Bài kiểm tra đơn giản tiết lộ nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư

"Nghiên cứu này củng cố quan niệm rằng tập thể dục thực sự hữu ích để phòng ngừa cả bệnh tim mạch và ung thư", bác sĩ Andrew Freeman, thành viên của Hội đồng lãnh đạo phòng chống bệnh tim mạch Hoa Kỳ cho biết.

"Từ lâu chúng tôi đã dùng mẹo nhỏ này nhằm đánh giá sơ bộ bệnh nhân trước phẫu thuật, để xem trái tim của họ có thể trụ vững được hay không? Một trong những điều chúng tôi hỏi họ là "Ông/bà có thể làm được việc nặng đến mức nào? Ông/bà có thể leo được một tầng cầu thang hay không?".

Bác sĩ Freeman giải thích thêm khả năng leo lên cầu thang là một dấu hiệu tốt, bước đầu dự đoán họ có thể vượt qua ca phẫu thuật một cách suôn sẻ. Nghĩa là các bài tập thể dục cường độ nhanh có thể chỉ ra các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch.

Nhưng có có liên quan gì đến khả năng mắc ung thư? Bác sĩ Freeman cho biết "Cũng từ lâu, chúng ta đã biết tập thể dục là một công cụ tuyệt vời để điều trị ung thư và thậm chí có thể đóng vai trò phòng ngừa căn bệnh".

Trong nghiên cứu khảo sát hơn 13.000 người trưởng thành, các nhà khoa học đã nhận thấy những người không thể leo một mạch 4 tầng cầu thang, phải dừng lại để thở hoặc bám vào thành lan can để nghỉ ngơi, có nguy cơ tử vong vì ung thư cao gấp đôi những người vượt qua bài kiểm tra đơn giản ấy.

Bạn phải làm gì nếu trượt bài kiểm tra này?

"Nếu bạn có thể đi bộ rất nhanh lên 3 tầng cầu thang, hoặc nhanh lên 4 tầng mà không dừng lại, bạn đang sở hữu một thể chất tốt", tiến sĩ Jesus Peteiro, tác giả nghiên cứu cho biết. "Nếu không, đó là một dấu hiệu cho thấy bạn cần tập thể dục nhiều hơn".

Ngoài ra, việc trượt bài kiểm tra cũng cho bạn biết mình cần gặp bác sĩ và thực hiện các chẩn đoán kết hợp để tìm hiểu xem điều gì đang khiến cơ thể bạn xuống cấp như vậy. "Giống như nhiều doanh nhân nổi tiếng vẫn thường nói, người thầy lớn nhất trong cuộc đời chính là sự thất bại", bác sĩ Freeman nói.

Ông cho rằng bạn nên sử dụng thất bại này để cố gắng tập luyện và cải thiện sức khỏe. Chỉ trừ những người bị viêm khớp hoặc các tình trạng y tế liên quan đến vận động khác, mọi người nên thực sự quan tâm đến bài kiểm tra leo cầu thang này, vì nó có thể là một cơ sở tốt để ước tính sức khỏe và tình trạng thể chất.

Bạn có thấy khó thở không?

Nếu leo 4 tầng cầu thang mà đã cảm thấy khó thở, điều đó dường như khá tệ. Nhưng Freeman lập luận ngược lại. "Lời khuyên điển hình mà tôi vẫn nhắc với các bệnh nhân của mình là: Bạn nên cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày ở mức độ mà bạn thấy khó thở", ông nói.

Khó thở chỉ là cái giá để trả cho một cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ hơn trong tương lai.

"Trên thực tế, tập thể dục có thể là tính một trong những phương pháp điều trị tốt nhất cho hầu hết mọi loại bệnh tật", bác sĩ Freeman nói. Ông bổ sung thêm rằng, những công cụ mạnh mẽ nhất mà chúng ta có thể dùng để cải thiện sức khỏe chính là những gì chúng ta làm hàng ngày: tập thể dục, ăn uống, quản lý căng thẳng và giấc ngủ...

Nếu bạn có thể đi bộ nhanh lên 4 tầng mà không dừng lại, bạn đang sở hữu một thể chất tốt. Nếu không, đó là một dấu hiệu cho thấy bạn cần tập thể dục nhiều hơn

Đối với một số người, chịu đựng được 30 phút khó thở trong khi tập thể dục sẽ mất nhiều thời gian mới đạt tới được. Có thể những người làm việc văn phòng hoặc ít vận động chỉ chạy bộ 5 phút thôi là đã khó thở và muốn dừng lại rồi.

Nhưng bác sĩ Freeman nói rằng ông muốn bạn duy trì trạng thái khó thở đó thêm nữa, càng lâu càng tốt, ít nhất phải 5-10 phút trở lên. Bạn có thể nghỉ một lúc để lấy hơi và lấy sức khi cần thiết. Nhưng hãy cố gắng giảm dần thời gian nghỉ và số lượt nghỉ trong khi tập.

Đối với những người mà khả năng vận động của họ bị hạn chế, viêm khớp gối chẳng hạn, bác sĩ Freeman khuyên họ hãy tìm một loại hình thể dục phù hợp hơn với mình thay vì chạy bộ hoặc leo cầu thang. Bơi lội là một ví dụ. Sau đó, họ nên thử thách bản thân để cải thiện sức khỏe.

Vậy, điều mấu chốt ở đây là, các nhà khoa học đã chỉ ra cho chúng ta một bài kiểm tra đơn giản để đánh giá tình trạng thể chất, nguy cơ tử vong sớm vì nhiều bệnh trong đó chủ yếu là tim mạch và ung thư. Bằng cách leo nhanh qua 4 tầng cầu thang mà không dừng lại, bạn sẽ chứng minh được rằng cơ thể mình còn tốt.

Qua bài kiểm tra này, bạn cũng sẽ ý thức được rằng tập thể dục là một liều thuốc bổ cho sức khỏe. Nó sẽ giúp bạn phòng tránh không chỉ bệnh tim mạch và ung thư, mà còn tất cả các loại bệnh tật khác.

Tham khảo Healthline, Mnn

Hội chứng tim đập nhanh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hội chứng này có thể dẫn đến suy tim và rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

1. Triệu chứng nào cho biết bạn đang mắc hội chứng tim đập nhanh?

Tim đập nhanh có thể do sinh lý hoặc bệnh lý

Phòng làm việc ở tầng 4, cơ quan lại không có thang máy nên chị Nguyễn Lan, 39 tuổi phải leo bộ từ tầng 1 lên tầng 4. Vài năm trước, chị Lan thấy cơ thể nhẹ nhõm nên việc leo bộ không ảnh hưởng gì, nhưng vài tháng gần đây mỗi lần leo cầu thang lên hoặc đi thang bộ xuống lúc ra về, chị luôn có cảm giác tim đập nhanh thình thịch, cảm giác như người ngoài cũng có thể nghe rõ nhịp tim của chị. Mỗi lần như thế chị phải mất vài phút để thở dốc và lấy lại cân bằng rồi mới đi tiếp được.
Giống chị Lan, cô Tâm, 45 tuổi, bán quần áo ở chợ Nghĩa Tân [Hà Nội] cũng gặp những triệu chứng bất ổn về nhịp tim. Cô hay bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tim đập thình thịch… Các biểu hiện này lặp lại với tần suất ngày càng dày đặc hơn.

2. Tim đập nhanh không nên xem nhẹ

Với bệnh tim đập nhanh do bệnh lý cần điều trị dứt điểm

Hội chứng tim đập nhanh xảy ra khi nhịp tim đập nhanh mức bình thường cho một tần suất nghỉ ngơi của trái tim. Tim đập nhanh có thể rất nguy hiểm phụ thuộc vào độ khó chịu khi tim đang làm việc và hoạt động mạnh. Để tính ngưỡng trên của nhịp tim một người bình thường thường dựa trên số tuổi. Một người trưởng thành có nhịp tim trung bình là 100 nhịp đập/phút. Như vậy, khi nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút được gọi là nhịp tim nhanh.

Khi tim đập nhanh làm quá tình bơm máu kém hiệu quả, lưu lượng máu được cung cấp ít hơn so với các phần còn lại của cơ thể. Nhịp tim nhanh cũng dẫn đến nhu cầu ôxy cần cho cơ tim là cao hơn, điều này có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ dễ gây nhồi máu cơ tim, do các dòng chảy giảm lượng ôxy cần thiết tới tim gây ra, tế bào cơ tim bắt đầu chết đi. Nguy hiểm hơn tình trạng này có thể dẫn đến đau thắt ngực và bệnh thiếu máu cục bộ sẽ kéo dài.

Trong cuộc sống, khi phải gang sức, xúc động, sốt, trạng thái cường giao cảm, viêm cơ tim, thiếu máu cũng có thể gây tim đập nhanh.
Ngoài ra, tim đập nhanh hơn sau khi hút thuốc lá nhiều, uống rượu, cà phê hoặc bị hốt hoảng, giật mình, hồi hộp… Đối với những trường hợp này có thể gọi là nhịp tim nhanh do sinh lý, tim đập nhanh tạm thời và không cần phải điều trị. Nếu gặp trường hợp này, chỉ cần hít thở chậm và sâu vài phút, nhịp tim sẽ trở lại bình thường.

Khám chuyên khoa tim mạch khi thấy triệu chứng tim đập nhanh bất thường

Tuy nhiên, đối với những trường tim đập nhanh do bệnh lý thì phải chuyên khoa tim mạch để được các bác sĩ khám, theo dõi bởi có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh như: mắc bệnh cao huyết áp, van tim không làm đúng chức năng, quá trình lưu thông máu gặp sự cố trục trặc, hoặc do bệnh lý viêm cơ tim, mắc bệnh rối loạn tuyến giáp… Điều trị tim đập nhanh cần xác định nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề