Vì sao gọi nhật là đất nước mặt trời mọc

Ngoài “đất nước mặt trời mọc”, “xứ sở hoa anh đào”, Nhật Bản còn được gọi là “xứ Phù Tang” mà ít người biết ý nghĩa của những tên này.

Nhật Bản là điểm đến nổi tiếng trên thế giới với nền văn hóa đậm bản sắc và ẩm thực độc đáo. Đất nước này có tới ba tên gọi khác nhau vẫn được sử dụng rộng rãi, tuy vậy không phải ai cũng biết ý nghĩa của chúng.

Xứ Phù Tang

Từ lâu, “xứ Phù Tang” mặc nhiên trở thành một từ người Việt dùng để chỉ Nhật Bản.

Theo từ điển song ngữ Nhật – Việt do Onochi Seiji biên soạn và phát hành năm 1979, “Phù Tang” được giải thích với ba nghĩa: là cây mặt trời [thần thoại]; phía đông và đất nước mặt trời mọc [Nhật Bản].

Theo truyền thuyết cổ phương Đông, cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang. Khi thần Mặt Trời cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, ngài đã dừng lại dưới gốc cây phù tang. Trong văn học cổ, Phù Tang cũng được dùng chỉ nơi mặt trời mọc.

Các tài liệu cổ của Trung Quốc chỉ đề cập Phù Tang là thần mộc; Phù Tang quốc là đất nước ở phía Đông của Trung Quốc nói chung mà không mặc định đó là cây dâu hay đất nước Nhật Bản.


Núi Phú Sĩ hùng vĩ của Nhật Bản. [Ảnh: Pinterest].

Tiến sĩ Phạm Thu Giang của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội từng vấp phải những nghi ngờ từ người Nhật khi phiên dịch “Phù Tang” thành Fusō [扶桑]. Cô đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ với 50 người Việt và 50 người Nhật, với mong muốn làm sáng tỏ điều này.

Kết quả cho thấy, hầu hết người Việt khi được hỏi đều khẳng định “Phù Tang” là Nhật Bản hoặc một vùng của Nhật Bản. Trong khi những người Nhật tham gia khảo sát lại tỏ ra lúng túng khi phải lựa chọn các đáp án trắc nghiệm, mà một trong số đó là đất nước của họ.

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sử sách Trung Quốc ghi chép không thống nhất về cây Phù Tang cũng như xứ sở mang tên loại thực vật này. Phù Tang có thể được dùng như một mỹ từ, một khái niệm mang tính ước lệ và tưởng tượng, nhưng có khi lại để chỉ một quốc gia, vùng đất tồn tại thực.

Vì vậy, xứ Phù Tang có thể là tên gọi được nhiều người Việt chấp nhận với ý nghĩa chỉ Nhật Bản, tuy nhiên nó chưa thực sự chính xác và phổ biến với người Nhật.

Đất nước mặt trời mọc

Theo cách hiểu của nhiều người, Nhật Bản nằm ở cực đông châu Á nên sẽ là nơi đón bình minh đầu tiên của châu lục. Do đó, không khó hiểu khi “đất nước mặt trời mọc” là tên gọi khác phổ biến nhất của quốc gia này.

Thực tế, chữ kanji trong quốc hiệu Nhật Bản nghĩa là “gốc của Mặt Trời”, và người dân quốc gia này từ lâu rất coi trọng hình tượng mặt trời. Theo tài liệu cổ Nihon Shoki, các Thiên hoàng Nhật Bản còn được coi là hậu duệ của nữ thần Mặt trời Amaterasu.


Nhật Bản là nước đầu tiên đón bình minh ở châu Á. [Ảnh: Fit News].

Xứ sở hoa anh đào

Với người Nhật, hoa anh đào tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng. Vốn là loại hoa “thoắt nở thoắt tàn”, hoa anh đào tượng trưng cho “con đường chết” của các võ sĩ đạo Nhật Bản – samurai sống và chết như hoa anh đào.

Dù không được chính thức công nhận là quốc hoa, hoa anh đào vẫn giữ một vị trí đặc biệt với người Nhật Bản. Hình ảnh hoa anh đào xuất hiện trong những bộ trang phục truyền thống, ẩm thực, các họa tiết trang trí, hay đồng xu 100 yen và tờ tiền giấy 1.000 yen. Cũng vì những lý do này, Nhật Bản còn được gọi là xứ sở hoa anh đào.

Loài hoa mỏng manh này xuất hiện ở khắp nơi tại Nhật Bản. Hoa thường nở vào mùa xuân khoảng tháng 3, 4, sớm muộn tùy nơi. Tại miền nam Nhật Bản ấm áp hơn, hoa có thể nở từ cuối tháng 1, trong khi ở vùng Hokkaido phía bắc, hoa có thể nở vào tháng 5.

Do vậy người yêu thích hoa anh đào có thể ngắm hoa theo hành trình đi từ nam lên bắc trong nhiều tháng, dù hoa anh đào thường chỉ tồn tại khoảng 1-2 tuần khi nở.

WEBSITE ĐĂNG KÝ ĐI NHẬT TRỰC TUYẾN

Miền Bắc - TP Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh,  Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La,  

Miền Trung - Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Tư vấn Xuất khẩu lao động đang làm việc tại các tỉnh Nhật Bản

Osaka, Kanagawa, Aichi, Saitama, Chiba, Hokkaido, Tokyo, Hyogo, Fukuoka, Shizuoka, Hiroshima, Toyama, Nagano, Fukushima, Gunma, Fukui, Okayzama, Ibaraki, Kyoto, Tochigi, Gifu, Kumamoto, Aomori, Kagoshima, Iwate, Shiga, Nara, Okinawa, Ishikawa, Shimane

Tư vấn Xuất khẩu lao động Nhật Bản theo ngành nghề
Nông nghiệp, Chế biến thủy sản, Xây dựng, Dệt may, Cơ khí,....

Giải đáp mọi thắc mắc về Xuất khẩu lao động Nhật Bản

Điều kiện XKLĐ Nhật Bản 2022, Quy trình thủ tục về XKLĐ Nhật Bản, Chí phí đi XKLĐ Nhật, Mức lương đi XKLĐ Nhật Bản, Điều kiện sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản, Kinh nghiệm đi XKLĐ Nhật Bản, đơn hàng đi Nhật 1 năm, việc làm thêm tại Nhật Bản, đơn hàng dành cho phụ nữ đi Nhật Bản, đi Nhật diện kỹ sư, chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản, Visa đi Nhật, tỷ giá Yên, tỷ giá Man, Kỹ năng đặc định

Luôn cập nhật các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản làm việc tại các tỉnh: Hokkaido, ChiBa, Osaka, Tokyo, Saitama, Fukui, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Fukouka, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Okayama…

Các đơn hàng này đều tập trung vào những ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản mà thực tập sinh rất thích: Thực phẩm, nông nghiệp, cơ khí, xây dựng, may mặc, thủy sản...

Tuyển chọn lao động tại các tỉnh: TP Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh,  Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Những bài viết người lao động nên xem: Tổng chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, Hồ sơ thủ tục đi làm việc tại Nhật Bản, Mức lương cao nhất người lao động có thể nhận khi sang Nhật làm việc, Điều kiện để đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Điều kiện sức khỏe đi Nhật Bản làm việc, Những ngành nghề nào dễ trúng tuyển khi đăng kí đi XKLĐ Nhật Bản...

Nhật Bản còn được mọi người biết đến với tên gọi đất nước mặt trời mọc, vậy từ đâu mà đất nước này lại có cái tên gọi như vậy và ngay cả trên quốc kỳ Nhật Bản cũng là biểu tượng hình tròn đỏ của mặt trời. 

Về ý nghĩa tên 

Hán [日本) hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc".Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tên "Nhật Bản" là viết theo theo âm Hán. Hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc". Tên "Nhật Bản" viết theo Rōmaji là Nihon theo chữ.

Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc [倭国 "nước lùn"], người Nhật là Nụy nhân [倭人 "người lùn"], những tên cướp biển trên biển Đông Trung Hoa thời Minh là Nụy khấu [倭寇 "giặc lùn"]. Do thời đó người Nhật chưa có chữ viết riêng nên Yamato được viết bằng chữ Hán 倭. Sau này, người Nhật dùng hai chữ Hán 大和 [Đại Hòa] để biểu ký âm Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.

Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang [扶桑]. Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng ang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.Năm 670, niên hiệu Hàm Hanh [670-674] thứ nhất đời vua Đường Cao Tông, Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường nhân dịp vừa bình định Triều Tiên và từ đó được đổi tên là Nhật Bản.

Về vị trí địa lý 

Nhật Bản nằm ở cực Đông của Châu Á nên cũng là nước sớm nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm mai. Tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu [Thái dương thần nữ]. Nhật Bản còn có tên gọi là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào [sakura] mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, Nhật Bản còn được gọi là "đất nước hoa cúc". Vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay. Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc ["nước lùn"], người Nhật là Nụy nhân ["người lùn"].


Nhật Bản còn có các mỹ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào [桜 sakura] mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; "đất nước hoa cúc" [xin xem: Hoa cúc và thanh kiếm, của Ruth Benedict, nhà dân tộc học người Mỹ năm 1946] vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; "đất nước Mặt Trời mọc" vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu [天照 Thái dương thần nữ].

Video liên quan

Chủ Đề