Vì sao muỗi cắn lâu lành

Hầu hết tất cả mọi người đều đã từng bị muỗi, côn trùng đốt. Thông thường, vết muỗi, côn trùng đốt sẽ khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu nhưng sẽ hết dần theo thời gian và không nguy hiểm. Nhưng một số vết muỗi đốt có thể lây truyền virus và gây ra các bệnh nghiêm trọng.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC], mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên thế giới chết và hàng trăm triệu người mắc bệnh do muỗi đốt.

Mỗi loại bệnh do một loại muỗi khác nhau truyền, nhưng đều giống nhau ở cơ chế: Muỗi sẽ hút máu người ốm và mang theo mầm bệnh, sau đó chúng đốt người lành và truyền mầm bệnh sang cho họ. Sau đó mầm bệnh phát triển trong cơ thể người này và gây bệnh.

Bệnh do muỗi truyền có thể gây thành dịch trong cộng đồng. Người mắc bệnh do muỗi truyền nhiễm có thể tử vong, để lại di chứng hoặc bị giảm khả năng lao động.

Khi đốt, muỗi sẽ tiết ra một chất gây ra phản ứng dị ứng, làm cho vùng da chỗ muỗi cắn bị đỏ, ngứa và sưng. Chỉ có muỗi cái mới đốt người và động vật. Nhiệt độ, ánh sáng, mùi cơ thể và mồ hôi là một số yếu tố khiến cho bạn trở thành mục tiêu của muỗi.

Một số người có thể bị muỗi đốt thành đám lớn giống như tổ ong hoặc nổi mụn nước lớn. Nếu vết muỗi đốt khiến bạn khó chịu, các biện pháp khắc phục tại nhà không có hiệu quả, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn, điều trị giảm ngứa và sưng.

Một số vết muỗi đốt có thể lây truyền virus và gây ra các bệnh nghiêm trọng

Một số bệnh do muỗi đốt truyền nhiễm:

  • Viêm não LaCrosse thường xảy ra ở các quốc gia Trung Tây, Trung Đại Tây Dương và Đông Nam Bộ;
  • Viêm não St. Louis xảy ra ở khắp nước Mỹ, trong đó đặc biệt là các tiểu bang Florida và Vịnh Mexico;
  • Viêm não Đông Equine, căn bệnh này thường xảy ra ở Đại Tây Dương, vùng Caribê; Bờ biển vùng vịnh và Great Lakes; Trung tâm và Nam Mỹ;
  • Viêm não Nhật Bản thường xảy ra ở châu Á và Tây Thái Bình Dương;
  • Bệnh do virus Zika: Căn bệnh này được ghi nhận lần đầu tiên ở châu Phi vào những năm 1940, sau đó nó đã lan sang Nam và Trung Mỹ, Caribbean, Mexico, Đông Nam Á và Quần đảo Thái Bình Dương;
  • Bệnh do virus Chikungunya: Căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở vùng Caribbean và Nam Mỹ, chikungunya đã lan rộng ở Hoa Kỳ;
  • Bệnh sốt xuất huyết: Đây là một căn bệnh khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là vào mùa mưa, có những thời điểm bệnh sốt xuất huyết là trở thành dịch lưu hành tại nhiều địa phương;
  • Bệnh sốt vàng;
  • Bệnh sốt rét: Đây có thể coi là căn bệnh truyền qua muỗi lâu đời nhất chúng ta từng biết. Mặc dù đã biết tới từ lâu, nhưng căn bệnh này vẫn gây ra hơn 400.000 ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Các nước nằm gần xích đạo ở châu Phi và các đảo nhiệt đới ở Thái Bình Dương, như là Papua New Guinea, có nhiều người mắc bệnh sốt rét nhất.

Với những người không may mắc phải hội chứng Skeeter thì vết muỗi đốt thông thường cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Hội chứng skeeter được định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1999, đây là “phản ứng viêm cục bộ do muỗi gây ra kèm theo sốt”.

Theo các chuyên gia thì hội chứng skeeter là một phản ứng dị ứng với các protein trong nước bọt muỗi. Hầu hết mọi người đều có một số loại phản ứng như một vết sưng nhỏ và hơi đỏ khi bị muỗi đốt, nhưng đối với một số người thì phản ứng đó thực sự cực đoan. Những người mắc phải hội chứng này có xu hướng phát triển nặng lên trong vòng vài giờ, thậm chí chỉ trong vài phút tại những vết cắn.

Hội chứng skeeter được đặc trưng bởi các triệu chứng viêm như sưng, nóng, mẩn đỏ, kèm theo cảm giác ngứa hoặc đau từ một vết muỗi cắn. Trong một số trường hợp có các phản ứng này rất nghiêm trọng như là: Khuôn mặt và mắt có thể sưng phồng lên và toàn bộ chân tay có thể bị sưng đỏ. Trường hợp nghiêm trọng nhất, muỗi đốt có thể gây bầm tím và phồng rộp. Một số người mắc phải hội chứng này cũng có thể bị sốt hoặc nôn mửa hoặc khó thở.

Những người mắc hội chứng skeeter có xu hướng bị muỗi đốt nhiều hơn những người khác. Những người này có nguy cơ phát triển nhiễm trùng từ vết muỗi, côn trùng cắn cao hơn vì họ có nhiều khả năng trầy xước vết cắn và có vết thương lớn hơn.

Vì vậy, nếu như bạn bị sốt sau khi bị muỗi đốt hoặc nếu vết muỗi cắn có vẻ trở nên to hơn hoặc bị viêm nặng hơn và không đỡ hơn sau vài ngày, bạn hãy đi khám bác sĩ để loại trừ nhiễm trùng.

Nếu mắc hội chứng Skeeter thì vết muỗi đốt thông thường cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn

Thông thường, sau khi bị muỗi đốt, da sẽ bị ửng đỏ kích thước khoảng 1-3 mm rồi đổi thành màu thâm, phai dần và trở lại da bình thường sau một vài ngày mà không cần sử dụng loại thuốc nào.

Bạn có thể thấy vết muỗi đốt ở trẻ sơ sinh để lại vết thâm da kéo dài sau tuy nhiên bạn không cần lo lắng vì các vết thâm này sẽ mất dần khi trẻ lớn lên. Về nguyên tắc, bạn không nên bôi bất cứ một thuốc gì thường xuyên cho trẻ sơ sinh dù được quảng cáo là tốt.

Hãy để làn da trẻ phát triển một tự nhiên, không bị hóa chất tác dụng lên. Ngoài ra, khi bạn bôi thuốc lên vết muỗi đốt trẻ sơ sinh có thể xảy ra các nguy hiểm không lường trước được như gây kích ứng, dị ứng hoặc tổn thương da. Trẻ sơ sinh có thể quơ quẹt thuốc vào mắt, mũi, miệng gây tổn thương mắt, mũi hoặc ngộ độc do vô ý nuốt các chất bôi lên da.

Trường hợp bạn biết mình mắc phải hội chứng skeeter, hãy mang theo bình xịt hoặc mặc quần áo che phủ làn da khi đến khu vực có nhiều muỗi. Bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamin đường uống như thuốc Benadryl để làm giảm ngứa và sưng. Một loại kem hydrocortisone không kê đơn có thể giúp bạn giảm đau khi bôi trực tiếp lên vết muỗi, côn trùng cắn.

Nếu vết cắn sưng tấy, nóng đỏ bạn có thể chườm lạnh giúp giảm đau nhức. Sau khi đã sử dụng các biện pháp trên mà không giảm ngứa và sưng tấy, tốt nhất bạn nên đi khám để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Tôi là Hằng, đến từ Nghệ An. Con tôi 5 tuổi, bé thường xuyên bị muỗi đốt khắp người. Đặc biệt vết đốt thường 2 đến 3 ngày mới lành. Những lúc bé ngứa thường gãi xước cả tay chân. Cho tôi hỏi Dizigone có giúp vết muỗi đốt mau lành không ?

Chào Hằng, mình xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Dizigone hoàn toàn có thể giúp vết muỗi đốt của bé mau lành.

Vết cắn côn trùng có thể mang theo mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nhưng phần lớn là mang độc tính. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone chứa các chất có tính oxy hóa cao như HClO*, ClO*, Cl*,… tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh cơ hội. Những thứ tấn công vào vết cắn.

Con bạn thường bị muỗi đốt rất lâu lành, điều đó có thể do hệ miễn dịch kém không giải được hết độc tính trong vết cắn. Dung dịch Dizigone có cơ chế tác dụng tương tự hệ miễn dịch tự nhiên [các đại thực bào của cơ thể]. Khi sử dụng giúp trung hòa độc tố, ngừa viêm, rửa sạch và nhanh lành vết muỗi cắn.

Dizigone còn là dung dịch an toàn cho da bé, kể cả da nhạy cảm.

Bạn Hằng có thể dùng Dizigone xịt vào vị trí bé bị muỗi đốt. Hoặc dùng bông sạch tẩm Dizigone lau vào các vị trí đó.

Để biết thêm về sản phẩm Dizigone, bạn có thể tìm hiểu tại đây

Ảnh minh họa. Nguồn: offsite.com.cy

Khi muỗi "cắn", một chút nước bọt của chúng sẽ đọng lại trên da của chúng ta. Bác sĩ y tế và da liễu Sapna Westley ở New York cho biết protein trong nước bọt muỗi gây ra cho hệ miễn dịch của chúng ta phản ứng dị ứng nhẹ, dẫn tới viêm và ngứa ngáy.

Ta có thể cảm thấy muốn gãi những vết muỗi đốt, nhưng trên thực tế, gãi chúng có thể khiến ta ngứa ngáy hơn.

Westley cho biết khi ta gãi, hệ miễn dịch giải phóng các hợp chất còn làm cho tình trạng sưng và ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.

Chưa kể tới những vi khuẩn ẩn nấp dưới móng tay có thể gây nhiễm trùng. Đáng tiếc là không có phương thuốc thần kỳ nào loại bỏ được các vết muỗi đốt, nhưng cũng may là thường thì chúng sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Trong lúc chờ đợi, ta có thể làm dịu cơn ngứa bằng 8 biện pháp dễ thực hiện dưới đây, theo Menshealt.

1. Kem dưỡng da calamine

Loại kem dưỡng da màu kẹo cao su với thành phần oxit kẽm là một phương thức hiệu quả giúp bạn chống chọi với những vết muỗi đốt ngứa ngáy.

Kem calamine tạo ra cảm giác mát, giúp giảm bớt cơn ngứa và sự khó chịu trong một thời gian ngắn, Westley cho biết. Điều đó có nghĩa là khi kem mất tác dụng [thường là sau một vài giờ], ta sẽ lại cảm thấy ngứa.

Ta có thể chỉ sử dụng kem này nếu cảm thấy như vậy là đủ, nhưng cũng có thể kết hợp nó với các phương pháp điều trị khác, như kem hydrocortisone hay thuốc kháng histamin.

Cách dùng: Thoa một lớp mỏng lên vùng bị ảnh hưởng và thoa lại khi cần. Có sẵn dưới dạng thuốc không kê đơn tại hầu hết các nhà thuốc.

2. Kem hydrocortisone

Nếu kem dưỡng da calamine không có tác dụng, hãy thử dùng thuốc mỡ hoặc kem hydrocortisone không cần kê đơn có chứa 1% hydrocortisone, theo lời khuyên của bác sĩ Westley.

Loại kem này có chứa corticosteroid để giảm viêm, đỏ và sưng - qua đó giúp giảm ngứa. Nếu kem không cần kê đơn không có hiệu quả, ta có thể tìm đến bác sĩ để được kê đơn các loại kem có dược tính mạnh hơn.

Cách dùng: Thoa một lớp mỏng lên vùng bị ảnh hưởng dưới 2 lần/ngày, hoặc theo đơn thuốc của bác sĩ. Nhưng đừng lạm dụng: sử dụng quá liều kem hydrocortisone có thể khiến da bị kích ứng nhiều hơn, dẫn tới đổi màu da.

Bác sĩ Westley khuyên bạn: "Nếu bị ngứa giữa các lần thoa thuốc, bạn có thể dùng kem calamine".

3. Thuốc kháng histamine đường uống

Uống thuốc kháng histamine đường uống [như Benadryl] có thể giúp giảm ngứa toàn thân bằng cách làm dịu phản ứng của cơ thể bạn với histamine, những hợp chất gây ra cơn ngứa.

Westley cho biết: "Chúng đặc biệt phù hợp khi bạn khó ngủ, vì loại thuốc này khiến bạn buồn ngủ".

Nếu muốn dùng thuốc kháng histamine trong ngày, hãy tìm mua loại thuốc không gây buồn ngủ dành riêng để uống ban ngày, như Claritin hay Zyrtec.

Cách dùng: Dùng theo liều được ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Uống nhiều thuốc hơn sẽ không giúp bạn giảm ngứa nhanh hơn, thậm chí có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ, tim đập nhanh hay thậm chí là co giật.

4. Đá lạnh

Bác sĩ Westley cho biết: "Cái lạnh có tác dụng làm co mạch, do vậy làm giảm lượng máu chảy tới vết muỗi đốt, từ đó làm giảm sưng và ngứa".

Giống như kem calamine, ta có thể sử dụng đá lạnh để làm giảm ngứa giữa những lần áp dụng các phương pháp điều trị khác như kem hydrocortisone.

Cách dùng: Đổ đầy đá vào túi zip kín, bọc vải hoặc khăn bên ngoài và áp vào vùng bị ngứa từ 10-15 phút. Lặp lại khi cần thiết, tối đa 1 lần/giờ.

5. Túi trà lạnh

Giống như nước đá, một túi trà ngâm trong nước lạnh sẽ làm giảm lưu lượng máu đến bề mặt da của bạn để giảm sưng và giảm ngứa.

Tùy từng loại, trà cũng có thể chứa các hợp chất gọi là tannin, giúp giảm sưng.

Bác sĩ Westley khuyên bạn nên sử dụng trà đen, vì nó chứa nhiều tannin nhất.

Cách dùng: Nhúng túi trà vào nước rất lạnh cho đến khi túi trà ngấm nước hoàn toàn. Nhẹ nhàng bóp túi trà để loại bỏ nước dư thừa, và áp vào vùng bị ngứa trong 10-15 phút. Lặp lại khi cần thiết.

6. Tắm bột yến mạch

Bột yến mạch chứa các đặc tính làm dịu, giúp giữ ẩm cho da và giảm độ pH, giúp làm dịu kích ứng và giảm ngứa, Westley cho biết.

Cách dùng: Hãy thử chỉ dùng cách này hoặc khi đang đợi thuốc kháng histamine có tác dụng.

Nghiền nhuyễn một cốc bột yến mạch bằng máy xay cho tới khi nhuyễn như bột, sau đó rắc vào bồn nước ấm. [Nghiền yến mạch giúp các hợp chất làm dịu dễ dàng thâm nhập vào da hơn].

Ta cũng có thể tìm mua các loại bột làm sẵn ở hiệu thuốc, chẳng hạn như bột tắm Aveeno Soothing Bath Treatment. Ngâm mình trong bồn tắm khoảng 10 phút.

7. Aspirin

Vì Aspirin là một chất chống viêm, nên loại thuốc giảm đau đầu này cũng có thể giúp giảm sưng ở vết muỗi đốt.

Bác sĩ Joshua Zeichner, giám đốc nghiên cứu mỹ phẩm và lâm sàng về da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York, chia sẻ trên tờ Allure rằng cách tốt nhất để sử dụng loại thuốc thông thường tại nhà này là tạo thành hỗn dịch đặc và thoa lên da.

Cách dùng: Nghiền nát một viên Aspirin và hòa tan với một ít nước để tạo thành hỗn dịch đặc. Thoa lên vùng da bị muỗi đốt.

8. Gel lô hội

Người ta thường dùng lô hội để làm dịu da khi bị cháy nắng, nhưng ngoài ra nó còn có thể giúp làm dịu cơn ngứa khi bị côn trùng đốt. Lô hội có tác dụng vì có các đặc tính chống viêm, có khả năng chữa lành các vết thương nhỏ.

Ta có thể mua gel lô hội bán sẵn hoặc ép trực tiếp từ lá lô hội. Hãy cất trữ gel trong tủ lạnh vì nhiệt độ lạnh có thể giúp làm dịu cơn ngứa.

Cách dùng: Cắt lá lô hội ra và thoa trực tiếp phần gel lên vùng bị muỗi đốt. Lặp lại khi cần thiết.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề