Vì sao tăng trưởng kinh tế của khu vực Mỹ Latinh chậm và không ổn định

Một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La Tinh

II.Một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La Tinh

- Đa số các nước có tốc độ phát triển kinh tế không đều.

- Kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài.

- Nợ nước ngoài lớn.

- Nguyên nhân:

+ Tình hình chính trị không ổn định.

+ Các thế lực bảo thủ cản trở sự phát triển xã hội.

+ Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ.

- Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hoá 1 số ngành kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá đất nước…

Loigiaihay.com

  • Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội của Mĩ La Tinh

    Ở hầu hết các nước Mĩ La Tinh dân cư còn nghèo đói, thu nhập giữa người giàu và người nghèo có sự chênh lệch rất lớn.

  • Bài 3 trang 27 SGK Địa lí 11

    Những nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định?

  • Bài 2 trang 27 SGK Địa lí 11

    Dựa vào hình 5.4, lập bảng và nhận xét tốc độ tăng GDP của Mĩ La tinh trong giai đoạn 1985 -2004?

  • Bài 1 trang 27 SGK Địa lí 11

    Vì sao các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao?

  • Trả lời câu hỏi mục II trang 26 SGK Địa lí 11

    1. Dựa vào hình 5.4, hãy nhận xét tốc độ tăng GDP của Mĩ La tinh trong giai đoạn 1985 - 2004? 2. Dựa vào bảng 5.4, cho biết đến năm 2004, những quốc gia nào ở Mĩ La tinh có tỉ lệ nợ nước ngoài cao [so với GDP].

  • Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản

    Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn : Hô-cai-đô, Hôn-su [chiếm 61% tổng diện tích], Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.

  • Ngành công nghiệp Nhật Bản

    Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì.

  • Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc

    Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.

  • Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 82 SGK Địa lí 11

Câu 3 trang 27 SGK Địa lí 11.

Những nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định?

Những nguyên nhân chínhlàm cho nền kinh tế các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định là:

– Mức tăng dân số còn khá cao.

- Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủ trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác, dân nghèo không có ruộng đất để canh tác.

- Các nước này duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thế lực bảo thủ của Thiên Chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội.

- Tình hình chính trị không ổn định tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế và đầu tư nước ngoài giảm mạnh.

- Chưa xây dụng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ nên các nước Mĩ Latinh phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.

- Quá trình cải cách kinh tế vấp phải sự phản kháng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở các quốc gia Mĩ La tinh này.

Kinh tế Mỹ Latinh hồi phục chậm nhất trên thế giới

[ĐCSVN] – Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] cảnh báo, sự phục hồi kinh tế khu vực Mỹ Latinh sau khủng hoảng COVID-19 đang tụt hậu so với phần còn lại của thế giới và nhận định, nền kinh tế sẽ không trở lại mức trước đại dịch cho đến trước năm 2024.

Kinh tế Mỹ Latinh hồi phục chậm nhất so với các khu vực khác trên thế giới.
[Ảnh: businesspostbd.com]

Ông Alejandro Werner, Giám đốc Phụ trách Tây Bán cầu của IMF Alejandro Werner cho biết, mặc dù tình hình kinh tế Mỹ Latinh ghi nhận những tín hiệu khá tích cực trong nửa cuối năm 2020, nhưng đại dịch COVID-19 vẫn đang đe dọa đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực trong ngắn hạn.

Theo ông Alejandro Werner, nền kinh tế khu vực đã giảm 7% trong năm 2020, mức "mạnh nhất trên thế giới" và vượt xa mức suy giảm 3,3% của nền kinh tế toàn cầu.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất khu vực Mỹ Latinh, ông Alejandro Werner cho biết, tăng trưởng kinh tế khu vực này dự kiến sẽ phục hồi ở mức 4,6% trong năm 2021, thấp hơn so với tốc độ phục hồi của các thị trường mới nổi khác, ngoại trừ Trung Quốc ở mức 5,8%.

Ông Werner cảnh báo: “Thu nhập bình quân đầu người sẽ không thể phục hồi ở mức trước đại dịch cho đến năm 2024”. Theo báo cáo, do tác động của đại dịch, tỷ lệ đói nghèo của khu vực ước tính sẽ tăng thêm 19 triệu người. Trong khi đó, tình trạng bất bình đẳng cũng gia tăng, mà phụ nữ và người lao động có trình độ học vấn thấp là những người gặp khó khăn nhất.

Ông Werner đánh giá, đại dịch cũng sẽ để những hậu quả lâu dài đối với nguồn nhân lực do việc đóng cửa trường học tại khu vực lâu hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Giám đốc Phụ trách Tây Bán cầu của IMF cho hay, Chính phủ các quốc gia có đủ nguồn lực nên tiếp tục hỗ trợ cho các chương trình phục hồi kinh tế, trong khi các quốc gia có ngân sách eo hẹp "nên tái ưu tiên cho các chương trình y tế cũng như hỗ trợ các hộ gia đình, đồng thời tạo thêm dư địa tài chính”.

Báo cáo triển vọng kinh tế cũng cho biết, các kế hoạch kích thích kinh tế lớn của Mỹ đã giúp hỗ trợ ngành sản xuất tại Mexico, và có khả năng sẽ tạo ra động lực cho các nền kinh tế khu vực Trung Mỹ.

Tuy nhiên, sự bùng phát trở của virus SARS-CoV-2 gần đây tại Brazil, Chile, Paraguay, Peru và Uruguay cùng với việc triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 chậm ở hầu hết các quốc gia [trừ Chile], đã "phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế trong khu vực trong ngắn hạn."

Tại Caribe, các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch "sẽ là nền kinh tế phục hồi cuối cùng do hoạt động du lịch phục hồi chậm lại", ông Werner nhấn mạnh.

IMF khuyến cáo Chính phủ các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe cần tiếp tục cải cách và tăng cường chính sách tài khóa, duy trì các gói kích thích tăng trưởng, đảm bảo nợ công bền vững và giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp để giúp nền kinh tế phục hồi nhanh sau đại dịch COVID-19./.

Hoài Hà [Theo AFP, Bloomberg]

TIN LIÊN QUAN

  • Thanh niên Bình Dương hăng hái lên đường nhập ngũ
  • Đẩy nhanh tiến độ các dự án tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch
  • Bệnh viện Quân y 175: Phấn đấu xứng đáng là bệnh viện đặc biệt khu vực phía Nam
  • Hàn Quốc mong muốn New Zealand ủng hộ gia nhập CPTPP
  • Kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các thể chế đi vào cuộc sống
  • Gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản vào Ả-rập Xê-út
  • Đồng Nai: Chú trọng xây dựng chuỗi liên kết nông sản

Những nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế các nước Mĩ La Tinh phát triển không ổn định?

Video liên quan

Chủ Đề