Vì sao tóc lại rụng nhiều

Vì sao tóc bị rụng nhiều? Top 3 cách chữa rụng tóc nhiều ở nữ giới

Thứ Ba ngày 22/03/2022

  • 10 bài thuốc chữa bệnh rụng tóc dân gian hiệu quả
  • Những thói quen xấu khiến tóc yếu dễ rụng cần bỏ ngay từ bây giờ
  • Tư vấn chăm sóc tóc: Tóc rụng nhiều có nên cắt ngắn không?

Tóc rụng khiến phụ nữ trở nên lo lắng, thiếu tự tin. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây rụng tóc và 3 cách chữa rụng tóc nhiều ở nữ giới nhé!

Bất cứ chị em phụ nữ nào cũng muốn mình sở hữu một mái tóc dày, khỏe và bóng mượt. Tuy nhiên rụng tóc là vấn đề mà rất nhiều chị em gặp phải hiện nay. Tóc rụng khiến phụ nữ trở nên lo lắng, thiếu tự tin. Chính vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân gây rụng tóc và tham khảo một số cách chữa rụng tóc nhiều ở nữ giới thông qua bài viết này.

Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc

Trước khi khám phá những phương pháp điều trịrụng tóc nhiều ở nữ giới chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng rụng tóc. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng rụng tóc tuy nhiên có thể kể tới 4 nguyên nhân cơ bản sau:

Rụng tóc do cấu trúc tóc bị phá hủy

Cấu tạo sợi tóc của con người được chia làm ba lớp. Lớp tủy tóc là nơi lưu giữ các loại chất béo có trong tóc. Lớp giữa là nơi chứa sắc tố melanin quyết định chính tới màu sắc của tóc. Và cuối cùng là lớp biểu bì gồm từ 5 tới 10 lớp keratin nằm sát nhau có tác dụng để bảo vệ tóc. Khi những lớp cấu trúc này bị phá hủy do các tác nhân như hóa chất, nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời...sẽ khiến cho các lớp bảo vệ tóc bị phá hủy dần dần. Điều này đồng nghĩa với việc sợi tóc không còn được bảo vệ tốt nhất, khiến tóc bị mỏng đi và sẽ bị gãy rụng hơn.

Rụng tóc là tình trạng nhiều chị em gặp phải

Thiếu hụt dưỡng chất

Bên cạnh lớp keratin đóng vai trò bảo vệ sợi tóc, chân tóc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng sợi tóc. Đây chính là nơi nhận các dưỡng chất để nuôi dưỡng tóc. Chân tóc có chứa rất nhiều mạch máu nhỏ chuyên để thu nhận các chất dinh dưỡng do vậy việc thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ gây nên tình trạng tóc bị yếu và dễ rụng hơn rất nhiều. Cụ thể:

  • Khi thiếu kẽm khả năng tổng hợp protein của cơ thể sẽ giảm đi, từ đó khiến cho nồng độ estrogen bị tăng cao và gây nên tình trạng rụng tóc do nội tiết tố.
  • Thiếu sắt khiến cơ thể bị thiếu máu, khi này máu không đủ dưỡng chất cần thiết nên để nuôi dưỡng tóc, từ đó khiến tóc yếu và gây nên tình trạng rụng tóc.
  • Thiếu canxi khiến cho cấu trúc tóc bị suy yếu, tóc sẽ mỏng và dễ bị gãy rụng hơn.
  • Thiếu selen khiến cho quá trình thải độc tố của cơ thể bị suy giảm. Điều này khiến cho độc tố và tích tụ tính làm quá trình oxi hóa xảy ra nhanh hơn, khiến tóc cũng yếu và không còn khỏe mạnh.

Ngoài ra việc thiết hụt một số loại dưỡng chất khác như protein, Omega-3… cũng khiến cho mái tóc trở nên yếu và không còn chắc khỏe.

Rụng tóc do bệnh lý

Trên thực tế có rất nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây nên tình trạng rụng tóc như viêmda đầu, vảy nến hay viêm da… Đặc điểm chung của các loại bệnh này là đều xuất phát từ chính da đầu - nơi bị tác động rất nhiều bởi khói bụi, các loại vi khuẩn và nấm. Người mắc phải các bệnh này thường bị gàu, ngứa, da đầu tiết nhiều dầu tạo điều kiện cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển mạnh. Điều này cũng khiến cho tóc bị rụng nhiều hơn thậm chí rụng thành từng mảng. Ngoài ra còn một số bệnh lý khác cũng có thể gây nên tình trạng rụng tóc như bệnh viêm tuyến giáp, suy thận, lupus ban đỏ hay thiếu máu…

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây nên rụng tóc

Rụng tóc do căng thẳng mệt mỏi

Khi cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress cũng gây nên rụng tóc rất nghiêm trọng.

Top 3 cách chữa rụng tóc nhiều ở nữ giới

Hiện nay có rất một số cách chữa rụng tóc khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là top 3 cách chữa rụng tócở nữ giới khá phổ biến và được nhiều người áp dụng:

Sử dụng dầu gội đầu trị rụng tóc

Sử dụng các sản phẩm dầu gội đầu trị rụng tóc sẽ giúp tóc được làm hiệu quả, được bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Từ đó nuôi dưỡng tóc từ bên trong và kích thích tóc mọc hiệu quả. Để nâng cao tác dụng ngừa rụng tóc các bạn nên ưu tiên lựa chọn sử dụng các sản phẩm dầu gội có chiết xuất từ thiên nhiên nên có chứa các tinh chất như dầu gừng, xả, các loại thảo mộc như chiết xuất cây tràm trà… Những chất này có khả năng kháng viêm, giảm ngứa, kích thích mọc tóc và làm sạch da đầu hiệu quả.

Tẩy da chết cho da đầu thường xuyên

Song song với việc gội đầu thì tẩy da chết cũng làm việc hết sức cần thiết để chăm sóc tóc. Da đầu khỏe mạnh sẽ giảm khả năng mắc các bệnh như nấm, ngứa… Từ đó làm giảm tình trạng rụng tóc hiệu quả. Các bạn nên tẩy tế bào chết từ 2 đến 3 lần mỗi tuần để có thể loại bỏ dầu thừa, tế bào chết trên da và hạn chế tình trạng bong tróc da đầu.

Nhiều nguyên liệu tự nhiên có khả năng trị rụng tóc hiệu quả

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để trị rụng tóc

Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm trị rụng tóc hóa học các bạn cũng có thể lựa chọn các nguyên liệu thiên nhiên để trị rụng tóc. Chúng không chỉ an toàn, tiết kiệm mà còn đem lại hiệu quả rất tốt.

  • Dưỡng tóc bằng dầu dừa.
  • Làm mặt nạ ủ tóc từ bơ và trứng gà.
  • Dưỡng tóc bằng vỏ bưởi tươi.
  • Dưỡng tóc bằng dầu ô liu.

Có rất nhiều cách chữa rụng tóc khác nhau. Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã cung cấp thêm một số cách chữa rụng tóc nhiều ở nữ giới hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo.

Thu Hòa

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • rụng tóc
  • lão hoá

Rụng tóc nhiều là tình trạng tương đối phổ biến ở cả nam và nữ. Thông thường, tóc rụng không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu tóc của bạn vẫn có thể mọc lại theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn bị rụng tóc do nguyên nhân bệnh lý thì cần điều trị bệnh dứt điểm mới giúp tóc mọc lại được.

Trên thực tế, tình trạng rụng tóc ở mỗi người là khác nhau vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân này và gợi ý hướng khắc phục. Thế nhưng, đôi khi bạn sẽ cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về vấn đề này nhằm có hướng điều trị hiệu quả.

Rụng tóc là gì? Tình trạng rụng tóc nhiều biểu hiện như thế nào?

Mỗi ngày, một người trưởng thành có thể rụng từ 50 – 100 sợi tóc là điều bình thường. Rụng tóc là một phần tự nhiên trong chu kỳ phát triển của tóc, một số tóc rụng đi sẽ được thay thế bằng những sợi tóc mới mọc.

Chu kỳ phát triển của tóc

Vòng đời của tóc sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn phát triển [Anagen phase]: 85 – 90% số tóc của bạn ở giai đoạn này. Đây là giai đoạn kéo dài từ 2 – 3 năm đối với nam và từ 6 – 8 năm đối với nữ.
  • Giai đoạn chuyển đổi [Catagen phase]: Đây là giai đoạn mà các nang tóc teo lại và kéo dài khoảng 2 – 3 tuần. Trong đó, 1% số tóc của bạn ở giai đoạn này.
  • Giai đoạn thoái triển [Telogen phase]: Kéo dài từ 2 – 3 tháng sau đó tóc sẽ rụng đi, khoảng 9 – 14% số tóc của bạn ở giai đoạn này. Sau khi rụng, tóc mới sẽ mọc ra và bắt đầu lại vòng đời phát triển.

Rụng tóc nhiều biểu hiện như thế nào?

Rụng tóc nhiều có thể được ước tính là rụng trên 100 sợi mỗi ngày. Đồng thời, bạn còn nhận ra tình trạng này qua những dấu hiệu như:

  • Phát hiện tóc rụng nhiều ở khắp nơi trong phòng, chẳng hạn như trên sàn nhà, gối ngủ, bồn rửa mặt, bàn trang điểm…
  • Dễ dàng nhận thấy tóc gãy rụng khi chải hoặc vuốt tóc.
  • Bạn thấy đường chẻ tóc trên đầu ngày càng rộng và lộ nhiều da hơn.
  • Tóc mỏng hơn khi sờ vào, đối với các bạn nữ để tóc dài thì sẽ nhận ra đuôi tóc khi cột lên ngày càng nhỏ hơn.
  • Trường hợp nghiêm trọng bạn sẽ nhận thấy da đầu loang lổ, thậm chí là bị hói.

9 nguyên nhân gây rụng nhiều tóc

Tình trạng tóc rụng nhiều có thể xảy ra tạm thời nhưng cũng có thể là vĩnh viễn do di duyền hoặc nang tóc đã bị tổn thương. Sau đây là những nguyên nhân gây rụng nhiều tóc bạn cần lưu ý:

1. Rụng tóc nhiều do di truyền

Rụng tóc nhiều do di truyền có thể xảy ra đối với nam lẫn nữ. Điều này xảy ra khi bạn thừa hưởng các gene khiến nang tóc thu nhỏ theo thời gian và cuối cùng là ngừng phát triển. Đối với phụ nữ, rụng tóc do di truyền sẽ khiến tóc bạn mỏng dần và ngày càng lộ rõ da đầu. Đối với nam giới, chứng rụng tóc do di truyền có thể gây hói đầu.

2. Căng thẳng và áp lực

Sự căng thẳng, áp lực đến từ học tập, công việc hoặc các sự kiện đau buồn trong cuộc sống thường là nguyên nhân phổ biến khiến bạn rụng nhiều tóc. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như: sau khi sinh con, sau phẫu thuật hoặc vừa khỏi bệnh cũng khiến tóc yếu và dễ rụng.

Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định. Sau khi bạn vượt qua được những vấn đề khiến mình lo lắng, căng thẳng thì quá trình rụng tóc sẽ ngừng lại và tóc sẽ phát triển bình thường trong vòng 6 – 9 tháng.

Nếu da đầu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất do nhuộm, tẩy tóc, uốn tóc… thì thường khiến tóc gãy rụng. Mặc dù hầu hết trường hợp tóc của bạn vẫn có thể mọc lại nhưng nếu nang tóc bị tổn thương nghiêm trọng sẽ rất dễ tạo ra các vết hói vĩnh viễn.

4. Rụng tóc từng mảng [Alopecia areata]

Đây là tình trạng tóc bị rụng theo từng mảng nhỏ khiến người bệnh khó nhận ra. Chứng rụng tóc này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các nang tóc khiến tóc bị rụng.

5. Mất cân bằng hormone ở nữ

Nguyên nhân chính gây mất cân bằng hormone thường là do phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS]. Ngoài ra, khi dừng thuốc tránh thai hoặc bước vào thời kỳ mãn kinh, bạn cũng có thể bị mất cân bằng hormone tạm thời. Các rối loạn hormone ở nữ có thể gây ra tình trạng rụng nhiều tóc khiến mái tóc trở nên mỏng hơn.

6. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là rụng tóc. Vì vậy, nếu bạn đang dùng một loại thuốc nào đó và cùng lúc nhận thấy tóc mình rụng nhiều hơn thì nên hỏi lại bác sĩ về các loại thuốc đang dùng. Lưu ý là bạn không nên vì tóc rụng mà tùy tiện bỏ dùng thuốc và không hỏi ý kiến bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến việc trị bệnh.

7. Cơ thể thiếu dưỡng chất cần thiết cho tóc

Nếu cơ thể bạn đang thiếu những thành phần như protein, biotin, sắt và kẽm thì sẽ bị rụng tóc đáng kể. Tuy nhiên, đây là tình trạng rụng tóc tạm thời nên sau khi cơ thể bạn được bổ sung đầy đủ những thành phần kể trên thì tóc sẽ mọc trở lại.

8. Điều trị ung thư

Việc phải hóa trị hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ thì có thể khiến phần lớn tóc bị rụng đi trong vòng vài tuần sau khi bắt đầu quá trình điều trị. Trong trường hợp này, tóc thường mọc lại sau khi kết thúc quá trình hóa trị hoặc xạ trị một thời gian.

9. Một số nguyên nhân khác gây rụng tóc nhiều

  • Bệnh vảy nến trên da đầu.
  • Nhiễm trùng, viêm da đầu.
  • Bệnh giang mai có thể gây rụng tóc loang lổ.
  • Bệnh tuyến giáp có thể gây rụng tóc, làm tóc trở nên mỏng hơn.
  • Cơ thể nhiễm một số độc tố như asen, thủy ngân, thallium, lithium hoặc dùng một lượng lớn vitamin A có thể gây rụng tóc.
  • Đôi khi, kiểu tóc của bạn được cột quá chặt gây ảnh hưởng đến da đầu cũng có thể khiến tóc dễ gãy rụng.

Bạn nên làm thế nào khi tóc rụng nhiều?

Việc cải thiện tình trạng rụng tóc nhiều chỉ hiệu quả khi bạn tìm được nguyên nhân gây rụng tóc. Thông thường, bạn không cần điều trị bằng thuốc trong những trường hợp như rụng tóc do căng thẳng, thiếu chất hoặc bước vào thời kỳ mãn kinh.

Thay vào đó, bạn nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn để tạo điều kiện giúp tóc mọc trở lại. Đồng thời, bạn có thể thử một số mẹo sau đây để cải thiện ngoại hình và đối phó với chứng rụng tóc hiệu quả:

  • Xoa bóp đầu như khi bạn gội đầu để kích thích lưu lượng máu truyền đến da đầu và các nang tóc.
  • Cắt tóc ngắn, tỉa thành nhiều lớp có thể giúp mái tóc của bạn trông dày hơn.
  • Chải đầu bằng lược răng thưa, nhẹ nhàng và tránh cột tóc quá chặt.
  • Ưu tiên dùng dầu gội, dầu xả dành riêng cho tóc yếu hay gãy rụng.
  • Nếu đang trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị, bạn có thể đội tóc giả hoặc đội nón [mũ] để che đi khuyết do tóc rụng.

Nếu rụng tóc nhiều là do bệnh lý như vảy nến, giang mai… thì việc điều trị hoặc kiểm soát tốt bệnh lý đó mới là cách hiệu quả để giúp mọc tóc. Đối với trường hợp rụng tóc do di truyền hoặc nang tóc đã bị tổn thương nghiêm trọng nên tóc không thể mọc tự nhiên thì bạn cần đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm để chẩn đoán. Sau đó đề xuất phương pháp điều trị phù hợp như dùng thuốc hoặc cấy ghép tóc.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề