Việc bảo đảm điều kiện làm việc an toàn bảo vệ sức khỏe tại nơi làm việc

Trách nhiệm của NSDLĐ trong việc bảo đảm an toàn lao động

Việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm quan trọng của người sử dụng lao động đối với người lao động trong quá trình làm việc. Để hiểu rõ hơn về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn lao động, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bộ luật lao động 2019

Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Luật An toàn vệ sinh lao động 2015

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. An toàn lao động, vệ sinh lao động là gì?

Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. Còn vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Như vậy, an toàn, vệ sinh lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao động trực tiếp và những người xung quanh.

2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Căn cứ tại Điều 16 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau:

– Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

– Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

– Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

– Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

– Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho tàng.

– Trong trường hợp nơi làm việc, máy thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc và đối với máy, thiết bị đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục;

– Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động phải được người sử dụng lao động trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;

– Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.

– Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động

về những quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người lao động;

– Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân;

– Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, húa chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được đăng ký và kiểm định theo quy định của Chính phủ.

– Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương [nếu có] cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà khụng do lỗi của người lao động. Trong trường hợp do lỗi của người lao động thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất cũng bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương [nếu có].

Như vậy, khi tham gia lao động điều quan trọng nhất đối với người lao động là cơ sở làm việc phải bảo đảm được yếu tố sạch sẽ và an toàn vệ sinh. Bởi lẽ khi làm việc người lao động đã tiêu hao rất nhiều năng lượng chính vì vậy, người sử dụng lao động cần bảo bảo đảm chỗ làm việc phải đạt yêu cầu về không gian làm việc, phóng xạ, điện từ trường, các máy móc thiết bị làm việc phải theo chuẩn kỹ thuật và luôn được bảo trì, bảo dưỡng về chất lượng đảm bảo an toàn. Đối với những công việc có tính nguy hiểm thì phải có trang phục bảo hộ, các phương tiện bảo vệ cá nhân.

3. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động

Căn cứ theo Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định thì quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động có quyền sau đây:

– Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

– Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;

– Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;

– Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.

– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:

– Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

– Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

– Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;

– Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;

– Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

– Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;

 – Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, ngoài quyền và nghĩa vụ của người lao động thực hiện về an toàn, vệ sinh lao động thì pháp luật đã quy định Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ đối với việc đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn lao động như được phép yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp về an toàn, vệ sinh lao động, Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm, huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động và các nghĩa vụ kèm theo quy định pháp luật như trên.

Lưu ý: Người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm về công tác an toàn, vệ sinh lao động với mức phạt từ 500.000 đồng đến 150.000.000 đồng theo quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw về trách nhiệm của NSDLĐ trong việc bảo đảm an toàn lao động, nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Trách nhiệm của NSDLĐ trong việc bảo đảm an toàn lao động – Luật Phamlaw

Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp [DN] cũng như đời sống, việc làm của người lao động [NLÐ]. Ở một khía cạnh khác, dịch bệnh cũng làm thay đổi tư duy, cách làm, thói quen của con người trong nhiều lĩnh vực, trong đó công tác an toàn, vệ sinh lao động [ATVSLÐ] đã có nhiều chuyển biến, sáng tạo theo hướng tích cực hơn.

Trước ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh đến đời sống, việc làm, thu nhập của NLÐ, Tổng Liên đoàn Lao động [LÐLÐ] Việt Nam xác định công tác bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của NLÐ được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cấp công đoàn. Vì thế, ngay từ những ngày đầu dịch bệnh xuất hiện, Tổng LÐLÐ đã quán triệt tinh thần, mỗi cấp công đoàn, mỗi cán bộ công đoàn phải coi việc phòng, chống dịch Covid-19 như "chống giặc", hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng cho NLÐ. Cùng với đó là bảo đảm việc làm, thu nhập và quyền lợi của NLÐ.

Hơn lúc nào hết, vai trò của công đoàn cơ sở [CÐCS] được khẳng định khi đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch, phương án làm việc, vệ sinh khử khuẩn thường xuyên nơi làm việc, kiểm soát chặt chẽ cũng như tăng cường dinh dưỡng trong bữa ăn ca, cung cấp nước sạch, hệ thống khử khuẩn, bảo đảm sức khỏe cho đoàn viên, NLÐ. Cán bộ công đoàn thật sự là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng. Hưởng ứng các hoạt động nhân Tháng hành động về ATVSLÐ năm 2020, các cấp công đoàn đã có những sáng tạo, đổi mới, thích nghi với hoàn cảnh.

Ở cấp Tổng LÐLÐ, Ðoàn Chủ tịch bổ sung nội dung, xác định "Ðẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLÐ gắn với phòng, chống Covid-19 tại nơi làm việc’’ là chủ đề hành động. Có thể nói điểm nhấn công tác ATVSLÐ năm 2020 với trọng tâm là cải thiện điều kiện lao động, tăng cường công tác kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLÐ để giảm thiểu TNLÐ, bệnh nghề nghiệp gắn với phòng, chống Covid-19 tại nơi làm việc, đã góp phần bảo vệ sức khỏe, an toàn cho NLÐ, an toàn DN.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, gắn với hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLÐ năm 2021 chủ đề "Tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLÐ và sự tham gia của an toàn, vệ sinh viên", tổ chức công đoàn cần tiếp tục xác định công tác ATVSLÐ gắn với phòng, chống dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; dành nguồn lực đủ mạnh cho công tác ATVSLÐ, nhất là các địa phương có nhiều DN, khu công nghiệp, đông CNLÐ; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về công tác ATVSLÐ, phòng, chống dịch Covid-19 cho cán bộ làm công tác ATVSLÐ. Tổ chức công đoàn cần đẩy mạnh công tác giám sát, tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLÐ, nhất là chiến dịch thanh tra lao động năm 2021 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì; kịp thời đề xuất khen thưởng các đơn vị, người sử dụng lao động chấp hành tốt, đồng thời kiến nghị xử lý nghiêm minh, kịp thời các chủ sử dụng lao động, đơn vị vi phạm pháp luật về ATVSLÐ và phòng, chống dịch Covid-19.

Ngoài ra, công đoàn cấp trên hỗ trợ, hướng dẫn CÐCS thực hiện các quyền, trách nhiệm được quy định trong Luật ATVSLÐ. CÐCS chủ động phối hợp, đôn đốc người sử dụng lao động rà soát các quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm ATVSLÐ; tổ chức đánh giá quản lý các nguy cơ mất ATVSLÐ gắn với phòng, chống dịch Covid-19; tập huấn, hướng dẫn, khuyến khích NLÐ phát hiện các nguy cơ mất ATVSLÐ, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về ATVSLÐ và tạo cơ chế thuận lợi cũng như phụ cấp cho mạng lưới an toàn, vệ sinh viên hoạt động. Khi tiến hành ký thỏa ước lao động tập thể, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc cần thương lượng các điều khoản, nội dung về ATVSLÐ có lợi cho NLÐ...

Phúc Quân

Video liên quan

Chủ Đề