Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu ý kiến của mình về câu hỏi vì sao phải nói thật

Nghị luận: "Nói thật làm gì?" Anh [chị] hãy trình bày trong 1 đoạn văn khoảng 200 chữ

Posted On Friday, October 13, 2017

Luận điểm chính:

+ Giải thích

- Sự thật là gì

- Tại sao phải nói sự thật

+ Nói thật giúp bản thân được nhiều người tin cậy, yêu mến

+ Không làm mất lòng tin của mọi người dành cho mình

+ Không cắn dứt lương tâm

+ Đời thanh thản,là coi trọng bản thân,tôn trọng người khác

+ Thể hiện sự chí công vô tư,theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh

+ Xã hội tốt đẹp, văn minh hơn

+ Một số trường hợp không nói thật nhưng đáng quý,chân trọng như:bác sĩ giấu tình trạng nguy kịch của bệnh nhân...

+ Phê phán hành động nói sai sự thật,bao che,...

Bài viết liên quan

  • Tiền bạc và hạnh phúc có quan hệ với nhau như thế nào? Hãy trình bày quan điểm của em về...
  • Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu
  • Suy nghĩ của anh/ chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong "Chiếc thuyền ngoài xa" của...
  • Phân tích bài thơ Giải đi sớm [Tảo giải - bài I] trong tập Nhật kí trong tù cùa Hồ Chí...
  • Văn nghị luận xã hội - Trái tim hoàn thiện nhất là trái tim có nhiều mảnh vá
  • Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: "Tây tiến đoàn binh không mọc...

Bài làm văn mẫu lớp 12: Nghị luận về sự thật và giả dối trong cuộc sống

Dàn ý nghị luận về vấn đề sự thật và giả dối

Bàn về sự thật có ý kiến cho rằng: “Sự thật là không tầm thường cho dù có phải đập vỡ thần tượng trong lòng người”. Lại có ý kiến cho rằng: “Người nào không biết đến những lời nói dối đẹp đẽ thì không biết đến sự thật đích thực”.

Suy nghĩ của anh chị về hai ý kiến trên.

I. Mở bài

- Bàn về sự thật có ý kiến cho rằng: “Sự thật là không tầm thường cho dù có phải đập vỡ thần tượng trong lòng người”, lại có ý kiến cho rằng: “Người nào không biết đến những lời nói dối đẹp đẽ thì không biết đến sự thật đích thực”.

- Đó là những ý kiến gợi cho ta những suy tư về sự thật và thói giả dối trong cuộc đời.

II. Thân bài

1. Giải thích

- “Sự thật”: là cái có thật trong thực tế.

- “Sự thật không tầm thường”: có nghĩa là sự thật có một vai trò to lớn trong cuộc sống ảnh hưởng tới mỗi người.

- “Thần tượng”: xét về nghĩa đen thần tượng có nghĩa là một pho tượng của thần thánh, xét về nghĩa bóng là để ám chỉ những nhân vật được ngưỡng mộ và tôn sùng vượt qua mức bình thường và được xem như là thần thánh.

=> Ý kiến thứ nhất muốn nói về tầm quan trọng của sự thật cho dù nó có phũ phàng đau xót đến đâu thì việc nói ra sự thật là cần thiết.

- “Nói dối”: là nói không đúng với sự thật

- Một lời nói dối dùng để che đậy một dã tâm xấu xa thì đó là lời nói dối mà cả nhân loại đều lên án.

- Còn “lời nói dối đẹp đẽ” là lời nói dối xuất phát từ thiện tâm muốn người nghe được an tâm được yên lành và hạnh phúc.

=> Ý kiến thứ hai muốn khuyên con người: Người không biết đến những lời nói dối đẹp đẽ thì không biết đến sự thật đích thực.

2. Bình luận và chứng minh

a. Sự thật không tầm thường dù nói phũ phàng đến đâu

- Con người cần sống thật với chính mình vì con người là một thể thống nhất giữa thể xác và tinh thần. Nếu không sống thật với chính mình con người sẽ gây đau khổ tai họa cho bản thân, gia đình.

- Sự thật không thuộc sở hữu của mỗi cá nhân nào bởi mọi mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội đều dựa trên nền tảng của sự chân thành mới có thể duy trì lâu dài và tốt đẹp.

- Sự thật đôi khi có phũ phàng nhưng chúng ta vẫn cần đến vì chỉ có sự thật mới làm cho con người đặt niềm tin trọn vẹn lên nhau.

b. Lời nói dối nhân ái

- Không phải lời nói dối nào cũng là xấu xa.

- Đôi khi những lời nói dối nhằm mục đích tốt đẹp: bảo vệ con người khỏi những tổn thương…

3. Bài học nhận thức

- Trung thực thật thà chính là đức tính quan trọng của con người.

- Mỗi người cần nhận thức nói ra sự thật không dễ nhưng cần thiết.

- Đôi khi, trong cuộc sống cần có những lời nói dối thiện chí để đem đến sự bình an và thanh thản cho những người xung quanh.

III. Kết bài

- Hai ý kiến trên đều đúng đắn và sâu sắc.

- Mỗi người, hãy lựa chọn cách sống tốt đẹp bằng cách tôn trọng sự thật.

Video liên quan

Chủ Đề