Việt nam hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào:

Đảm bảo quyền giáo dục tiếp tục được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của chiến lược phát triển. Mặc dù nguồn ngân sách còn hạn chế, nhưng Việt Nam vẫn ưu tiên duy trì mức 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục.

Từ năm 2014 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số. 

Với những nỗ lực đó, đến nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đều đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập tiểu học. Tỷ lệ biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15-35 và 15-60 của toàn quốc lần lượt là 97,92% và 97,35%, gần hoàn thành mục tiêu đề ra đến năm 2020. Những kết quả này được xem là “điểm sáng” của Việt Nam, được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. 

63/63 tỉnh, thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2

Không phải ngẫu nhiên mà kể từ cuối năm 1965, UNESCO đã quyết định chọn ngày 8-9 hàng năm để kỷ niệm “Ngày quốc tế xóa nạn mù chữ”. Và cho tới thời điểm hiện tại, khi thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI đã trôi qua, việc xoá mù chữ vẫn là vấn đề mang tính cấp bách được cả thế giới quan tâm. 

Tại Việt Nam, ngay sau ngày tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động chiến dịch xoá mù chữ, coi mù chữ như một “quốc nạn” và mù chữ ở nước ta đã từng được xem là một trong 3 loại "giặc" nguy hiểm, bên cạnh hai loại giặc đói và giặc ngoại xâm. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn nhấn mạnh: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Thực hiện lời dạy của Người, trong suốt những năm qua, đất nước ta đã và đang xây dựng một xã hội học tập và thu được nhiều kết quả có ý nghĩa. 

Mặc dù là một quốc gia đang phát triển, còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam luôn được các tổ chức quốc tế đánh giá là cao về thành tích giáo dục và phổ cập giáo dục so với các nước có mức thu nhập tương đương. 

Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục đối với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn, trẻ khuyết tật như "Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn", tạo mọi điều kiện để trẻ khuyết tật được đến trường và hòa nhập theo chương trình học. 

Các trung tâm giáo dục cộng đồng đang trở thành mô hình hay trong việc hạn chế tỷ lệ tái mù ở Việt Nam.

Hiện nay, cả nước có 315 trường phổ thông dân tộc nội trú với 94.000 học sinh, 1.013 trường phổ thông dân tộc bán trú với 159.212 học sinh và 4 trường dự bị đại học dân tộc với khoảng 4.000 học sinh. Năm học 2017-2018, 22 tỉnh, thành phố tổ chức dạy tiếng dân tộc thiểu số với 715 trường; 8 ngôn ngữ dân tộc thiểu số được đưa thành môn học; 6 bộ sách giáo khoa được xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số... 

Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện các biện pháp trên, Việt Nam được đánh giá có tiến bộ nhanh hơn so với phần lớn các nước có thu nhập thấp khác trên thế giới trong việc phổ cập giáo dục và xóa nạn mù chữ hiệu quả. 

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT], số liệu thống kê từ các Sở GD&ĐT trên cả nước cho thấy, hiện nay tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15-60 là 97,65%, đến nay cơ bản đạt được mục tiêu [mục tiêu Đề án xóa mù chữ đến năm 2020 đạt 98%]. Trong đó, số người biết chữ trong độ tuổi 15-35 chiếm tỉ lệ 97,92%; số người biết chữ trong độ tuổi từ 36-60 chiếm tỷ lệ 96,35%.

Đánh giá về những kết quả  xóa mù chữ và phổ cập giáo dục từ năm 2013-2018, Bộ GD&ĐT cho biết: 

Thực hiện Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”, nhiều địa phương đã có những giải pháp vận động người lớn tuổi học các lớp xóa mù chữ, với sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội. Vì vậy, 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện và 99,9% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 và 80,3% đơn vị cấp xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Đáng chú ý, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ độ tuổi 15-60 là 93,44%. Có 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện và 99,9% đơn vị cấp xã duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ. 

Giai đoạn 2013-2018, trung bình mỗi năm huy động được khoảng 30.000 người mù chữ từ 15-60 tuổi tham gia học các lớp xóa mù chữ [từ lớp 1 đến lớp 3]; huy động được 25.000 người đã được công nhận biết chữ [học hết lớp 3] và những người đang học dở lớp 4, lớp 5 tham gia các lớp học giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ [từ lớp 4 đến lớp 5]. 

Hằng năm, có khoảng 18 triệu lượt người tham gia các lớp chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng trong các trung tâm học tập cộng đồng nhằm duy trì, củng cố kết quả xóa mù chữ. Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học được giữ vững và nâng cao, 63/63 tỉnh, thành phố đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trong đó 14 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. 

Chất lượng phổ cập giáo dục THCS được duy trì bền vững, 63/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1, trong đó một số tỉnh đạt chuẩn THCS mức độ 2 và 3. Cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi

Nhấn mạnh những nỗ lực của Việt Nam trong công cuộc phổ cập giáo dục và xóa nạn mù chữ, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: 

Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong công cuộc xóa nạn mù chữ hiệu quả. Góp sức vào công cuộc này, không chỉ là sự nỗ lực của Chính phủ, các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục đào tạo mà còn kể đến sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội. Trong đó, hiện nay Hội Khuyến học đã phối hợp với Bộ GD&ĐT và các địa phương thành lập khoảng 11.060 trung tâm giáo dục cộng đồng. 

Các trung tâm học tập dựa vào cộng đồng này đang cùng nhau hoạt động để đối phó với nạn mù chữ bằng việc mở các lớp học và phát động nhiều hoạt động học đa dạng, giúp người học phát triển khả năng đọc và viết, qua đó cải thiện cuộc sống của mình, nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi mà cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh việc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi cũng được xem là “điểm sáng” của Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. 

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, tính đến năm học 2016-2017, tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi đi học là 92,16%, tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học là 98,75%; cơ sở vật chất giáo dục mầm non được cải thiện; trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng cao. Hết tháng 3-2017, đã có 80,17% số trẻ mẫu giáo, 85,5% trẻ 5 tuổi được hỗ trợ ăn trưa tại lớp; 41,04% số trường mầm non được đánh giá ngoài đạt chuẩn kiểm định cấp độ 1 trở lên... 99,1% đơn vị cấp xã, 100% đơn vị cấp huyện, 100% đơn vị cấp tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. 

PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT cho biết: Lứa tuổi mầm non là tuổi vàng của sự phát triển, việc chăm sóc giáo dục đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người. Việc Việt Nam đạt được mục tiêu giáo dục phổ cập độ “Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1” là một trong những nội dung quan trọng để bảo đảm quyền lợi của trẻ. 

Việc hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi sẽ góp phần tạo nền tảng cơ bản cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; tạo cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước ban hành được các quy chuẩn về trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

Đồng thời giúp cho toàn xã hội nhận thức về ý nghĩa vai trò của giáo dục mầm non, nhận thức về trách nhiệm của Nhà nước của các cấp chính quyền, của xã hội của cha mẹ trẻ và từng người dân đối với công tác chăm sóc giáo dục ở bậc học này.

Huyền Thanh

“Bình dân học vụ” là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8/9/1945, ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, nhằm giải quyết "giặc dốt" - một trong các vấn đề cấp bách nhất của đất nước thời gian đó. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Năm 1945, khi Việt Nam vừa giành được độc lập, đất nước ta có tới 95% dân số mù chữ. Ngay sau ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị mở chiến dịch chống nạn mù chữ vì "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". 75 năm qua,giáo dụcđã phát triển cùng sự phát triển của dân tộc và luôn đóng vai trò quan trọng như một trụ cột cơ bản của việc xây dựng và vun đắp cho nền văn hiến lâu đời của đất nước.

Nỗ lực xóa mù chữ, phổ cập giáo dục

Ngày 8/9/1945, Nha Bình dân học vụ được thành lập [Sắc lệnh số 19]. Chỉ sau một năm hoạt động, Bình dân học vụ đã có 74.957 lớp học xóa mù chữ và có hơn 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ [ước tính cả nước lúc đó có 22 triệu người]. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Đảng và Chính phủ vẫn quan tâm lãnh đạo toàn dân tiếp tục công cuộc xóa mù chữ và tổ chức các lớp bổ túc văn hóa, góp phần đào tạo cán bộ, bồi dưỡng sức dân, đưa kháng chiến đến thắng lợi.

Sau khi đất nước thống nhất, công cuộc xóa mù chữ tiếp tục sứ mệnh của mình với mục tiêu và nhiệm vụ cao hơn – đó là phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và giáo dục thường xuyên. Đến năm 2000, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước với 98,03% số quận, huyện; 98,53% số xã, phường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia xóa mù chữ. Hầu hết trẻ em trong độ tuổi đều được đi học Tiểu học; 94% dân số trong độ tuổi 15 - 35 đã biết chữ. Đó thực sự là một mốc son lớn trong lịch sử giáo dục nước nhà.

Theo báo cáo của các Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện nay tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15-60 là 97,65%. Trong đó, số người biết chữ trong độ tuổi 15-35 chiếm 98,92%; số người biết chữ trong độ tuổi từ 36-60 chiếm 96,2%. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ độ tuổi 15-60 là 93,44%. Có 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện và 99,9% đơn vị cấp xã duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ.

Chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học được giữ vững và nâng cao, 63/63 tỉnh, thành phố đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2, trong đó 14 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3.

Chất lượng phổ cập giáo dục Trung học cơ sở được duy trì bền vững, 63/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 1, trong đó một số tỉnh đạt chuẩn phổ cập Trung học cơ sở mức độ 2 và 3. Cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục.

Bên cạnh công tác phổ cập, ngành Giáo dục và Đào tạo đã mở ra nhiều cơ hội học tập cho mọi lứa tuổi với nhiều hình thức và phương thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Nhấn mạnh những nỗ lực của Việt Nam trong công cuộc phổ cập giáo dục và xóa nạn mù chữ, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong công cuộc xóa nạn mù chữ hiệu quả. Trong 75 năm qua, Việt Nam không chỉ xóa được nạn mù chữ, mà còn phổ cập giáo dục bền vững và nâng cao. Có thể nói, đây là một thành tựu mà không phải quốc gia nào trong nhóm các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp cũng đạt được. Bởi đạt phổ cập giáo dục đã là nỗ lực lớn, nhưng duy trì kết quả phổ cập giáo dục bền vững và nâng cao chất lượng phổ cập trong các năm tiếp theo là công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa, đặc biệt là đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận với các điều kiện học tập của học sinh ở các vùng miền khác nhau.

Việc nỗ lực xóa mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trong điều kiện kinh tế còn khó khăn cho thấy tầm nhìn của Việt Nam trong việc đặt trọng tâm vào lĩnh vực giáo dục, đảm bảo các điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, từ đó tạo nên sức mạnh nội lực của đất nước trong thế kỷ XXI.

Bước chuyển lớn trong đổi mới giáo dục và đào tạo

Tiết học của lớp 1C trường Tiểu học Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN

Song hành cùng công cuộc xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục, trong 75 năm qua, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để cải cách, đổi mới nền giáo dục nước nhà.

Năm 1950, trong hoàn cảnh đất nước còn muôn vàn khó khăn nhưng đã diễn ra cuộc cải cách giáo dục lần đầu tiên nhằm mục tiêu xây dựng một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Đến năm 1956, cải cách giáo dục lần thứ hai hướng tới đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những công dân tốt, có đức, có tài. Năm 1981, cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba toàn diện hơn, đồng bộ hơn nhằm tạo bước chuyển biến mới về hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học.

Hiện nay, cả nước đang tích cực tiến hành một "cuộc cách mạng" về giáo dục với việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XI], bảo đảm cho giáo dục Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nghị quyết 29 đã được các cấp, các ngành triển khai tích cực từ trung ương tới cơ sở và từng bước đi vào cuộc sống. Đổi mới giáo dục và đào tạo được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học. Ngành giáo dục đã thể hiện quyết tâm đổi mới và kiên trì thực hiện nhiệm vụ cốt lõi, đột phá, đó là: đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Giáo dục và đào tạo tại các vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa luôn được ưu tiên đầu tư phát triển. Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng về số lượng, chất lượng và hiệu quả.

Mặc dù sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo rất khó khăn, phức tạp nhưng dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia có hiệu quả của cả hệ thống chính trị, các mục tiêu nêu trong Nghị quyết 29 bước đầu đạt được một số kết quả.

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở bậc Mầm non, năm học 2013 - 2014, cả nước mới có 18 tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi thì đến năm 2017, tất cả 63 tỉnh, thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Nội dung chương trình giáo dục mầm non được đổi mới đã giúp trẻ tự tin, chủ động trong giao tiếp và tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục. Trẻ em có nhiều tiến bộ và phát triển tốt cả 5 lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi giảm xuống đều đặn hằng năm.

Với giáo dục phổ thông, những năm gần đây, chất lượng giáo dục phổ thông nước ta đã trở thành tâm điểm nghiên cứu của thế giới. Giáo dục hướng nghiệp đã được quan tâm đổi mới về nội dung, đa dạng hóa các hình thức theo hướng thiết thực, tăng tính thực hành, gắn với thực tiễn. Giáo dục mũi nhọn đã được chú trọng và tiếp tục đạt kết quả tốt. Học sinh Việt Nam khi tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế luôn đứng ở vị trí top đầu. Tổng số Huy chương Vàng đạt được trong 5 năm qua tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước đó. Từ năm 2016-2019, Việt Nam có 187 lượt thí sinh dự thi Olympic khu vực và quốc tế, đạt 146 giải [45 Huy chương Vàng, 60 Huy chương Bạc, 35 Huy chương Đồng và 6 Bằng khen].

Cả 4/4 thí sinh dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2020 của Đội tuyển quốc gia Việt Nam đều đoạt Huy chương Vàng. Kết quả chung của toàn Đội tuyển Việt Nam xếp thứ hai, sau Hoa Kỳ. Ảnh: TTXVN phát.

Trong lĩnh vực giáo dục đại học, số công trình khoa học được công bố trong nước và quốc tế tăng mạnh, vị thế các trường đại học của Việt Nam đã được nâng lên trong bảng xếp hạng châu Á và thế giới. Năm 2019, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018. Lần đầu tiên, Việt Nam có 3 cơ sở giáo dục đại học được vào top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới; có 8 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nằm trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu Châu Á. Chất lượng nguồn nhân lực đã có chuyển biến tích cực. Trong những thành tựu về tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước 10 năm qua có phần đóng góp quan trọng của đội ngũ lao động trình độ cao mà đa số được đào tạo trong nước.

Tuy nhiên, giáo dục là một lĩnh vực rộng lớn, liên quan đến từng người, từng nhà. Mỗi bước đi của ngành Giáo dục luôn có sự dõi theo của cả xã hội, điều đó vừa là động lực nhưng cũng tạo ra áp lực để ngành phải đổi mới và chuyển biến không ngừng theo hướng tích cực, đáp ứng được sự kỳ vọng của nhân dân.

Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phạm Văn Linh cho rằng: Trong hai thập niên gần đây, tốc độ phát triển khoa học công nghệ diễn ra nhanh như vũ bão, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra và hình thành nhiều ngành nghề, phương thức sản xuất mới dựa trên nền tảng của công nghệ thông minh và phân tích cơ sở dữ liệu lớn. Do vậy, xã hội đòi hỏi có một nền giáo dục kiểu mới để tạo nguồn nhân lực thích ứng với nền kinh tế số. Mặc dù nhiều nghị quyết đã ban hành, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học đã được sửa đổi, nhưng trong điều kiện hiện nay, giáo dục – đào tạo hơn lúc nào hết cần có cơ chế và chính sách khơi dậy niềm đam mê của người học, người thầy, nhà trường và toàn xã hội để nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ tri thức, sáng tạo công nghệ mới, đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng và nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao Lai Châu

Video liên quan

Chủ Đề