VN30F1M là gì?

VN-Index hiện vẫn đối mặt với vùng kháng cự mạnh 1.400 - 1.425 điểm trong khi VN30 biến động ở biên độ hẹp hơn trong khoảng 1.500 - 1.515 điểm.

Rõ ràng trong bối cảnh diễn biến vĩ mô, mối lo về khủng hoảng năng lượng thế giới, tác động của lạm phát đối với các nền kinh tế, khu vực giai đoạn cuối năm đang khiến các nhà đầu tư phân bổ dòng tiền đầu tư có trọng điểm hơn, theo định hướng vào các nhóm ngành nghề: điện nước, xăng dầu khí đốt, than, bất động sản…

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, bên Mua [Long] phần nào vẫn chiếm ưu thế khi thị trường cơ sở khởi sắc. Bởi, bất chấp những dự báo kém triển vọng về tăng trưởng GDP của thế giới và của Việt Nam từ World Bank, dòng tiền tham gia vào thị trường cơ sở vẫn hết sức sôi nổi. Dòng tiền mua lên ở nhiều nhóm cổ phiếu cảng biển, hóa chất, điện, dầu khí đã giúp cho VN-Index vẫn giữ được vùng 1.390 - 1.395 điểm.

Chỉ số VN30 kết tuần vẫn đóng cửa trên mức 1.504 điểm phần nào cũng khiến bên Bán [Short] chùn tay. Chỉ số VN30F1M “rung lắc" trong biên độ nhưng cửa tăng điểm vẫn rõ nét hơn. Qua quan sát thị trường phái sinh trong tuần qua rõ ràng các nhà đầu tư vẫn rất cẩn trọng với chiều “đánh xuống” hoặc chỉ bán ở một số khung giờ “nhạy cảm” trong ngày chứ không dám để “qua đêm”.

Chứng khoán phái sinh với một tuần đầy cảm xúc

Một điểm mà nhà đầu tư cũng cần lưu ý đó là sự hồi phục mạnh của các chỉ số chứng khoán thế giới như Dow Jones, S&P500, các chỉ số chứng khoán câu Âu, châu Á ở các phiên cuối tuần. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng khó có thể đi ngược xu hướng [đi xuống] khiến bên Bán chịu rủi ro cao hơn. Nhìn dưới góc độ phân tích kỹ thuật thì dòng tiền tham gia trên thị trường cơ sở vẫn khá tốt, cửa tăng điểm tiếp trong tuần tới vẫn còn.

Cơ hội đối với bên Mua sẽ nhiều hơn khi nhóm cổ phiếu lớn ngành dầu khí, công nghệ, hóa chất, bất động sản hay dịch vụ chứng khoán vẫn đang có diễn biến giá tích cực, đẩy chỉ số đi lên. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán phái sinh tuần tới vẫn hứa hẹn kịch bản biến động khó lường. Bởi, ngày đáo hạn phái sinh cũng sẽ trùng với thời điểm mà chỉ số VN-Index đi vào khu vực kháng cự quan trọng 1.400 - 1.425.

Khó có thể biết bên nào chiếm ưu thế, nên chiến lược giao dịch theo biên độ tuần tới sẽ vẫn là chiến lược chủ đạo. Vì vậy, các nhà đầu tư cần quan sát diễn biến nhóm cổ phiếu VN30 để đưa ra định hướng hành động.

Nhằm tạo điều kiện mở rộng cơ hội gia nhập thị trường, hỗ trợ các nhà đầu tư chứng khoán phái sinh tối ưu được chi phí đầu tư, tận dụng cơ hội gia tăng lợi nhuận, từ ngày 01/10/2021, công ty Cổ phần Chứng khoán VPS [VPS] đã áp dụng chương trình 6 tháng miễn phí giao dịch phái sinh dành cho tài khoản mở mới, không đi kèm điều kiện giao dịch.

Theo thống kê của các Sở Giao dịch, VPS là công ty chứng khoán nắm giữ vị trí số 1 về thị phần chứng khoán phái sinh với 56,68% tính tới hết quý III năm nay. Đồng thời, VPS hiện cũng là công ty dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu trên cả HOSE, HNX và UPCoM với thị phần tương ứng là 16,5%; 17,02% và 23,97%.

Sử dụng bảng giá chứng khoán phái ѕinh như thế nào, các thuật ngữ хuất hiện trên bảng được giải thích ra ѕao. Tất cả đã được đề cập ở bài ᴠiết trên, hу ᴠọng những thông tin ѕẽ hữu ích ᴠới các nhà đầu tư, giúp bạn có thêm tham khảo hữu ích khi tham gia thị trường bậc cao nàу.

Khi nhắc tới chứng khoán phái sinh, chắc hẳn các nhà đầu tư cần biết được hợp đồng tương lai là gì? Bởi lẽ, đây là công cụ phái sinh duy nhất được giao dịch ở Việt Nam hiện nay. Hợp đồng tương lai là điểm đến phù hợp đối với các nhà đầu tư năng động, thích kiếm tiền nhanh nhưng chịu được rủi ro cao. Vậy, hợp đồng tương lai là gì trong chứng khoán phái sinh, cách hoạt động và ưu, nhược điểm như thế nào? Hãy cùng DNSE theo dõi bài viết hôm nay để nhận được lời giải đáp nhé.

Hợp đồng tương lai là gì trong chứng khoán phái sinh

Mục lục hiện

1 Hợp đồng tương lai là gì?

1.1 Ở Việt Nam có bao nhiêu loại hợp đồng tương lai?

1.1.1 Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

1.1.2 Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ

1.2 Tại sao lựa chọn hợp đồng tương lai chỉ số để triển khai đầu tiên?

2 Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng tương lai là gì?

2.1 Ưu điểm của hợp đồng tương lai là gì?

2.1.1 Phòng ngừa rủi ro

2.1.2 Tính thanh khoản cao

2.1.3 Đòn bẩy tài chính

2.2 Nhược điểm của hợp đồng tương lai là gì?

2.2.1 Rủi ro của hiệu ứng đòn bẩy

2.2.2 Yêu cầu ký quỹ bổ sung

2.2.3 Ngày đáo hạn phái sinh

3 Kết luận

Hợp đồng tương lai là gì?

Tại Việt Nam, Hợp đồng tương lai [HĐTL] là hợp đồng phái sinh đầu tiên và duy nhất được giao dịch. Đây là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá được xác định trước.

Ở Việt Nam có bao nhiêu loại hợp đồng tương lai?

Có 2 loại hợp đồng tương lai chính được áp dụng tại Việt Nam đó là: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Là hợp đồng dựa trên điểm số của 30 mã cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất TTCK Việt Nam. Hợp đồng tương lai chỉ số được đáo hạn theo hình thức thanh toán tiền theo quy chế do Tổng Công ty Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành. HĐTL bao gồm 4 loại chính là: VN30F1M, VN30F2M, VN30F1Q, VN30F2Q.

Bảng phân tích 4 loại HĐTL chỉ số VN30

Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ

Là hợp đồng dựa trên cơ sở trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu giả định. Loại trái phiếu giả định này có những đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ.

Tại sao lựa chọn hợp đồng tương lai chỉ số để triển khai đầu tiên?

Khác với những loại hợp đồng khác, hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số cổ phiếu dễ sử dụng. Ngoài ra, loại hình này mang tính đại diện cao, đáp ứng tốt được nhu cầu đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro. Do đó, đây là loại hình phù hợp nhất đối với thị trường phái sinh tập trung mới ra đời. 

Hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số cổ phiếu chính là nền móng cho việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh. Rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng điều này dựa trên những nghiên cứu được phát hiện.

Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng tương lai là gì?

Ưu điểm và nhược điểm của hợp đông tương lai

Bất kỳ loại hình đầu tư tài chính nào cũng sẽ có những mặt lợi thế và rủi ro nhất định. Hợp đồng tương lai cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm của hợp đồng tương lai là gì?

Dựa trên tính chất hoạt động, loại hình phái sinh này có những ưu điểm nổi bật như:

Phòng ngừa rủi ro

Trường hợp nhà đầu tư muốn quản lý rủi ro về biến động giá, họ có thể chuyển đổi những rủi ro này đến những ai sẵn sàng đón nhận nó.

Ví dụ: Khi giao dịch hợp đồng tương lai VN30F1M chứa cổ phiếu trong rổ VN30, nhà đầu tư bán hợp đồng để phòng ngừa rủi ro khi thị trường giảm.

Tính thanh khoản cao

Nhà đầu tư có thể dễ dàng mở vị thế mua, bán HĐTL liên tục trong ngày. Điều này thu hút nhiều nhà đầu tư tìm đến chứng khoán phái sinh bởi học có thể giao dịch liên tục, quay vòng vốn liên tục.

Đòn bẩy tài chính

Nhà đầu tư muốn giao dịch hợp đồng phải thực hiện ký quỹ để cam kết tài chính và đảm bảo thực hiện hợp đồng. Với hiệu ứng đòn bẩy, mức sinh lời của chứng khoán phái sinh cao hơn rất nhiều so với chứng khoán cơ sở. Ở một số công ty chứng khoán, mức ký quỹ phái sinh HĐTL thường ở mức 13% – 15%. Tuy nhiên ở Entrade, mức ký quỹ chỉ ở mức 5% tương đương tỷ lệ đòn bẩy lên đến 20 lần.

Nhược điểm của hợp đồng tương lai là gì?

Song song với những ưu điểm chính là những rủi ro nhà đầu tư cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng khi tham gia.

Rủi ro của hiệu ứng đòn bẩy

Đòn bẩy chính là con dao 2 lưỡi đối với nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi sẽ rất cao nếu dự đoán đúng thị trường nhưng lỗ cũng sẽ rất đậm nếu có dự đoán sai xu hướng thị trường. 

Yêu cầu ký quỹ bổ sung

Với cơ chế thanh toán hằng ngày, các khoản lãi, lỗ trên hợp đồng phản ánh ngay trên tài khoản ký quỹ. Khi số tiền ký quỹ trong tài khoản xuống thấp hơn mức duy trì, nhà đầu tư buộc phải ký quỹ bổ sung. Nếu không bổ sung kịp thời, vị thế của nhà đầu tư buộc phải đóng lại. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thua lỗ và phá sản ở chứng khoán phái sinh nói chung và HĐTL nói riêng.

Ngày đáo hạn phái sinh

Không như cổ phiếu, nhà đầu tư có thể nắm giữ dài hạn và bán vào thời điểm thích hợp. Hợp đồng tương lai sẽ bị ngừng giao dịch và chốt lãi hoặc lỗ tại ngày đáo hạn.

Kết luận

Có 2 loại hợp đồng tương lai được áp dụng tại thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam là: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ. Là một phần của chứng khoán phái sinh, hợp đồng tương lai cũng có những ưu điểm và nhược điểm tương tự. Khả năng sinh lời cao sẽ đi đôi với những rủi ro tiềm ẩn rất lớn.

Để có thêm kinh nghiệm và biết được cách thức giao dịch chứng khoán phái sinh, bạn có thể truy cập vào Entrade bản chơi demo. Khi hoàn tất đăng ký, bạn sẽ có ngay 100 triệu đồng tiền demo để trải nghiệm mua, bán hợp đồng chỉ số VN30F1M như giao dịch chính thống. Sau khi thành thạo giao dịch demo, bạn hoàn toàn có thể tự tin tìm đến chứng khoán phái sinh chính thống và dễ dàng làm chủ cuộc chơi. Đây sẽ là lựa chọn tốt dành cho những nhà đầu tư mới, muốn tham gia vào thị trường phái sinh Việt Nam. Chúc các nhà đầu tư có trải nghiệm giao dịch thật tốt.

Chủ Đề