Với hình thức lắp ráp ikd1, các bộ phận trong nước phải có giá trị:

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Dây chuyền lắp ráp CKD xe Hyundai tại Việt Nam

Thông thường khi đang tham khảo để mua một chiếc xe ô tô nào đó, bạn thường được các chuyên viên tư vấn giới thiệu rằng đây là chiếc xe “nhập khẩu nguyên chiếc” hay “lắp ráp trong nước”…. Nghe qua thì có vẻ rất dễ hiểu nhưng đôi khi họ lại tư vấn thêm hay trên chính chiếc xe các bạn mua được dán tem có chữ CBU, SKD, CKD… Vậy ký hiệu trên là viết tắt của những từ gì, bạn và tôi cùng đi tìm hiểu nhé!

CBU: Completely Built-up:

Xe được sản xuất, lắp ráp hoàn toàn ở nước ngoài và được nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam. Ví dụ hiện nay: BMW, Audi,… và một số dòng xe của Hyundai như: Starex, Genesis G70, G80, G90… Xe loại này có ưu điểm là được sản xuất trên dây chuyền và điều kiện nhân công chất lượng tiêu chuẩn nước ngoài. Nhưng giá thành mua xe rất cao do chịu thuế nhập khẩu nguyên chiếc và một số tính năng, chất liệu linh kiện chưa phù hợp với thị trường, địa hình, khí hậu, điều kiện thời tiết của Việt Nam.

Hyundai Starex nhập khẩu nguyên chiếc [CBU] từ Hàn Quốc

SKD: Semi-Knocked Down:

Xe đã được lắp ráp với linh kiện được nội địa hóa [sản xuất linh kiện trong nước]. Ví dụ hiện nay: các dòng xe lắp ráp của Toyota Việt Nam, Thaco Trường Hải, Ford Việt Nam…. Xe loại này có ưu điểm là giá thành rẻ, lượng xe ra đều và thay đổi, cải tiến liên tục. Nhưng lắp ráp SKD dễ ảnh hưởng tới độ liền mạch của các chi tiết nếu không thực hiện đúng quy trình và đảm bảo chất lượng linh kiện sản xuất.

CKD: Completely Knocked Down:

Nghĩa là xe được lắp ráp trong nước với toàn bộ 100% linh kiện là nhập khẩu [completely]. Trong trường hợp này, hãng xe [có nhà máy tại Việt Nam] đã nhập khẩu toàn bộ linh kiện, sau đó gia công, lắp đặt và sơn hoàn chỉnh. Ví du: hầu hết tất cả các xe do Hyundai lắp ráp: Grand i10, Accent, Hyundai Elantra, Tucson, SantaFe…. Ưu điểm: các chi tiết, linh kiện nhập khẩu dành riêng cho thị trường Việt Nam, sản xuất tiêu chuẩn quốc tế, giá thành rẻ hơn xe CBU mà vẫn đảm bảo chất lượng xe. Nhưng lượng xe lại ra chậm do chỉ cần thiếu 1 bộ phận là phải dừng toàn bộ dây chuyền đợi hàng về hoàn thiện tiếp, giá thành cao hơn xe SKD.

Hyundai Elantra 2018 CKD tại Hyundai Hải Phòng

Qua bài trên, ta có thể biết được sự khác biệt giữa một chiếc xe SKD và CBU là gì? Đó chính là thuế nhập khẩu nguyên chiếc sẽ đắt hơn rất nhiều xe lắp ráp trong nước, khiến giá xe đẩy lên cao hơn. Ngoài ra còn có một số khác biệt như trang bị nội/ngoại thất của xe CKD có thể được tùy chỉnh thêm hoặc bớt cho phù hợp với thị trường trong nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại nhà máy Hyundai Thành Công Ninh Bình

Hiện nay nhà máy Hyundai Thành Công tại Ninh Bình đang áp dụng tất cả dây chuyền, máy móc được đưa sang từ Hyundai Motors Company Korea nên quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng xe lắp ráp xe Hyundai tại Việt Nam. Công nhân nhà máy thường xuyên được đào tạo trực tiếp từ các chuyên gia nước ngoài đảm bảo mang tới cho khách hàng những dòng xe chất lượng tốt nhất với giá thành phải chăng.

Hyundai Hải PhòngĐại lý Ủy quyền của Hyundai Thành Công Việt Nam

//hyundaihaiphong.com.vn/

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN – ĐO LƯỜNG – CHẤT LƯỢNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 65TĐC-QĐ

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 1995

QUYẾT ĐỊNH 

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CÁC LỌAI HÌNH LẮP RÁP VÀ SẢN XUẤT XE MÔ TÔ, HAI BÁNH TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

căn cứ pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 27 tháng 12 năm 1990;
Căn cứ Nghị định số 22/HĐBT ngày 8 tháng 2 năm 1994 về chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng;Thực hiện Chỉ thị của Phó thủ tướng Trần Đức Lương trong công văn số 327/KTTH ngày 20 tháng 1 năm 1995 của Văn phòng Chính phủ về việc quy định loại hình lắp ráp xe mô tô 2 bánh.

Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này: “Quy định các loại hình lắp ráp và sản xuất xe mô tô 2 bánh” thay thế Quyết định 89/TĐC-QĐ ngày 12 tháng 6 năm 1992.

Điều 2: Quy định này áp dụng cho các tổ chức được phép nhập khẩu linh kiện để lắp ráp và sản xuất xe mô tô hai bánh thuộc các thành phần kinh tế.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1995.

QUY ĐỊNH

 CÁC LỌAI HÌNH LẮP RÁP VÀ SẢN XUẤT XE MÔ TÔ, HAI BÁNH
[Ban hành kèm theo Quyết định số: 65/TĐC-QĐ ngày 16 tháng 3 năm 1995]

1. Văn bản này Quy định các loại hình lắp ráp và sản xuất xe mô tô 2 bánh được lắp ráp từ các chi tiết, bộ phận mới, nhập khẩu và/hoặc sản xuất tại Việt Nam và thay thế cho bản “Quy định các loại hình lắp ráp xe gắn máy, mô tô 2 bánh” ban hành theo Quyết định số 89/TĐC-QĐ ngày 12 tháng 6 năm 1992 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng.

2. “Các chi tiết, bộ phận sản xuất trong nước” trong văn bản này được hiểu là các chi tiết, bộ phận được sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam từ các loại nguyên vật liệu trong công nghiệp.

3. Quy định 5 loại hình lắp ráp và sản xuất sau đây:

3.1. CKD1: Toàn bộ các chi tiết và cụm chi tiết nhập khẩu.

3.1.1. Động cơ: Cụm động cơ, hộp số, bộ phát điện hoàn chỉnh, chưa lắp ráp vào khung. Chế bào khí, bầu lọc khí, ổng giám âm để rời.

3.1.2. Khung xe: Toàn bộ các chi tiết liên kết bằng bu lông, đai ốc, vít đều để rời. Sơn hoàn chỉnh

3.1.3. Bộ phận truyền động: Vành, ổ bánh, nan hoa, săm lốp, hệ thống phanh, các bánh xích tải, xích tải để rời.

3.1.4. Bộ phận điều kiển: Toàn bộ các chi tiết liên kết bằng bu lông, đai ốc, vít đều để rời.

3.1.5. Hệ thống điện: Hệ thống điện, các đèn pha, đèn hậu, đèn tín hiệu đều để rời.

3.1.6. Vỏ ốp và trang bị phụ tùng: Toàn bộ phần vở ốp và trang bị phụ tùng để rời.

Ghi chú: Phục lục 1 và 2 kèm theo văn bản này minh hoạ mức độ rời rạc các chi tiết, cụm chi tiết của loại hình CKD1 cho xe nữ và nam, không mang ý nghĩa kỹ thuật về mặt kết cấu. Nếu kết cấu của xe có các chi tiết đặc thù khác với phụ lục này thì việc đánh giá loại hình lắp ráp không tính đến chi tiết đó.

3.2. CKD2: Khác với loại hình CKD1 là toàn bộ các chi tiết trong động cơ, hộp số, bộ phận điện ở dạng rời.

Ghi chú: Đối với trường hợp các doanh nghiệp của Việt Nam chưa đủ điều kiện để lắp ráp động cơ, hộp số bộ phát điện từ các chi tiết rời thì được phép thay bằng việc sử dụng các chi tiết sản xuất trong nước có giá trị >= 5% của tổng giá trị xe nguyên chiếc.

3.3. IKD1: Khác với loại hình KCD2 là có sử dụng một số chi tiết nhựa, cao su, một số chi tiết của bộ phận truyền động sản xuất trong nước. Tổng giá trị các chi tiết bộ phận sản xuất trong nước có giá trị lớn hơn hoặc bằng 10% của tổng giá trị xe nguyên chiếc.

3.4. IKD2: Khác với loại hình IKD1 là phải có thêm phần khung xe, bộ phận điều khiển hoặc hệ thống điện sản xuất trong nước. Tổng giá trị các chi tiết, bộ phận sản xuất trong nước có giá trị lớn hơn hoặc bằng 30% của tổng giá trị xe nguyên chiếc.

3.5. IKD3: Khác với loại hình IKD2 là tổng giá trị các chi tiết, bộ phận sản xuất trong nước phải có giá trị lớn hơn hoặc bằng 60% của tổng giá trị xe nguyên chiếc, trong đó giá trị của các chi tiết thuộc về động cơ xe máy phải chiếm 30% giá trị của động cơ.

4. Cơ sở lắp ráp xe mô tô 2 bánh phải có dây chuyền công nghệ lắp ráp nêu trên [theo quy định riêng].

5. Cơ sở lắp ráp phải tổ chức kiểm tra chất lượng của xe và có phiếu thử nghiệm đạt yêu cầu cho xe xuất xưởng.

6. Tổng cục TCĐLCL và các đơn vị được uỷ quyền chịu trách nhiệm thanh tra kiểm tra việc chấp hành quy định này tài cơ sở lắp ráp theo Pháp lệnh chất lượng hàng hoá và theo quy định hiện hành.

Video liên quan

Chủ Đề