Vùng đất Hậu Giang được hình thành cách đẩy bao nhiều năm

I. LỊCH SỬ ĐỊA GIỚI HÀNH CHINH

Sau thời Mạc Cửu đến thời Mạc Thiên Tứ [thế kỷ 18], đã có những bước chân đầu tiên dọc theo sông Cái Lớn, Cái Bé - nhưng mãi đến những đợt khai thác sau này, thì một phần lớn vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang hôm nay mới thật sự chuyển mình. Nếu trước 1897, khu vực huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Long Mỹ [tỉnh Rạch Giá] mới chỉ có 2 tổng, không tới 10 thôn - thì đến năm 1939, riêng quận Long Mỹ có đến 3 tổng, 17 làng. Tổng An Ninh gồm các làng: Hòa An, Hỏa Lựu, Long Bình, Vị Thủy, Vĩnh Thuận Đông và Vĩnh Tường. Tổng Thanh Tuyên với các làng: Lương Tâm, Thuận Hưng, Vĩnh tuy, Vĩnh Viễn và Xà Phiên. Tổng Thanh Giang có các làng: An Lợi, Long Phú, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Long Trị. Vùng đất thuộc huyện Vị Thủy ngày nay là xã Vị Đông, Vị Thanh [xưa thuộc quận Giồng Riềng].

Quận Phụng Hiệp năm 1939 có đến 2 tổng, 14 làng. Tổng Định Hòa có các làng: Hòa Mỹ, Mỹ Phước, tân Bình, Tân Hưng, Tân Lập, Thạnh Hưng, Thạnh Xuân, Trường Hưng. Tổng Định Phước có các làng: Đông Sơn, Như Lang, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Thường Phước, Trường Thạnh Sơn. Như vậy, vùng đất xưa chủ yếu là quận Long Mỹ [tỉnh Rạch Giá] và quận Phụng Hiệp [tỉnh Cần Thơ cũ ], địa giới hành chính vẫn còn giữ cho đến suốt thời kỳ chống Pháp.

Khoảng 1960, quận Long Mỹ được tách ra, thành lập 1 quận mới tên Đức Long. Hai quận đều trực thuộc tỉnh Phong Dinh, bao gồm các xã:Vị Thanh, Vị Thủy, Vĩnh Tường, Hỏa Lựu, Vị Đức, Hòa An [về sau bổ sung thêm 1 xã từ quận Giồng Riềng là Ngọc Hòa]. Quận Đức Long đóng tại xã Hỏa Lựu, năm 1963 dời về xã Vị Thủy [chân cầu Nàng Mau]. Ngày 21/12/1961, chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Chương Thiện bao gồm 5 quận: Long Mỹ, Đức Long, Kiến Hưng [huyện Gò Quao, Kiên Giang ngày nay], Kiến Thiện [huyện Hồng Dân, Bạc Liêu ngày nay], Kiến Long [huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang ngày nay].

Về phía ta, khu vực tỉnh Chương Thiện vẫn thuộc 2 tỉnh Cần Thơ; Rạch Giá chỉ đạo. Quận Long Mỹ, thị xã Vị Thanh thuộc Cần Thơ, Gò Quao, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận thuộc Kiên Giang. Sau ngày giải phóng, địa giới hành chính vùng đất Long Mỹ - Vị Thanh có sự điều chỉnh: từ năm 1975 đến 1977 thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Hậu Giang cũ. Ngày 1/1/1978, thị xã Vị Thanh được ghép với quận Long Mỹ, phần nội ô và vùng ven thị xã trở thành thị trấn Vị Thanh. Tháng 2/1982, huyện Long Mỹ tách thành 2 huyện: Vị Thanh, Long Mỹ. Ngày 1/7/1999, thành lập thị xã Vị Thanh và đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy, thuộc tỉnh Cần Thơ. Ngày 1/1/ 2004 tỉnh Cần Thơ chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay

II. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH:

Tổng số huyện, thị, thành: 7 gồm thị xã Vị Thanh; thị xã Ngã Bảy; các huyện: Vị Thuỷ, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Châu Thành; Châu Thành A.

III.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐỊA GIỚI:

Tọa độ địa lý: Từ 9030'35'' đến 10019'17'' vĩ độ Bắc và từ 105014'03'' đến 106017'57'' kinh độ Đông. Địa giới hành chính tiếp giáp 5 tỉnh, thành phố: TP.Cần Thơ và các tỉnh: Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long.

IV.DÂN SỐ TRUNG BÌNH [ĐVT: nghìn người]

-Năm 2003: 767,4 trong đó, thành thị:115,1; nông thôn: 652,3; nam: 376,7; nữ: 390,7.

-Năm 2004: 781,0 trong đó, thành thị: 119,0; nông thôn: 662,0; nam: 384,2; nữ: 396,8

-Năm 2005: 789,6 trong đó, thành thị: 123,2; nông thôn: 666,4; nam: 387,6; nữ: 402,0

V.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:

-Diện tích tự nhiên: 160.058,69 ha.

- Địa hình: khá bằng phẳng, có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể chia làm 3 vùng: Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc, diện tích 19.200 ha.Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều, diện tích khoảng 16.800 ha.Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng. Hệ thống sông ngòi kênh rạch: tổng chiều dài khoảng 2.300km. Mật độ sông rạch: 1,5km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2km/km. 2 trục giao thông thủy quốc gia: kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp.

Chế độ thủy văn: vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh.

VI.TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

a.Tiềm năng du lịch

Đến tháng 9/2007 Hậu Giang có 9 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia: Khu di tích tỉnh ủy Hậu Giang [xã Phú Hữu]; Di tích Nam kỳ khởi nghĩa [xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành]; trụ sở Liên hiệp đình chiến Nam bộ và Khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ [xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp]; Di tích chiến thắng Tầm Vu [xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A]; Đền thờ Bác Hồ [xã Lương Tâm]; Di tích chiến thắng 75 Tiểu đoàn ngụy [xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ]; Ngoài ra còn có “Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu; Di tích tội ác Mỹ - Diệm tàn sát đồng bào” và Di tích lịch sử “Địa điểm Chiến thắng Vàm Cái Sình” ở phường 7 [thị xã Vị Thanh].

-Khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ: nằm ở địa phận ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Rộng 6ha, được bao bọc bởi bốn chiến hào: kênh Xáng, Lái Hiếu, kênh Cả Cường, kênh cũ và kênh Bà Bái. Đây là nơi từng diễn ra các cuộc hội nghị quan trọng của Tỉnh ủy Cần Thơ. Nơi làm việc của ban thường vụ và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy. Năm 1986, tỉnh Cần Thơ [cũ] đã trùng tu khu di tích.

-Khu di tích Tỉnh ủy Hậu Giang :thuộc xã Phú Hữu, địa danh này đi vào thơ ca như những huyền thoại bất khuất của người dân Hậu Giang, đi liền với những chiến công lịch sử chói lọi như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Tổng tấn công mùa Xuân 1975…

-Di tích Long Mỹ: thuộc huyện Long Mỹ, là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Hậu Giang và khu Tây Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Khu đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm do Đảng bộ và quân dân Long Mỹ lập nên từ năm 1969 khi Bác mất. Đền được trùng tu khang trang trên một khu đất rộng 1 ha. Khu "Di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn nguỵ" tại xã Vĩnh Viễn được xây dựng trên diện tích rộng gần 2ha. Vườn cò độc đáo được hình thành từ năm 1986 tại xã Xà Phiên, với hàng chục ngàn con cò các loại cùng 30 loài chim đặc trưng của sông nước miền Nam.

-Chợ nổi Phụng Hiệp: thuộc thị xã Ngã Bảy. Chợ họp ở Ngã bảy Phụng Hiệp. Ở đây mặt sông mênh mông rẽ về 7 ngả. Từ các ngả, thuyền bè tấp nập tụ về đây

b. Tài nguyên khoáng sản:

-Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất: 160.058,69 ha; Đất nông nghiệp: 139.177,31 ha; Đất phi nông nghiệp: 20.188,82 ha. Đất chưa sử dụng: 692,56 ha. Hệ động vật: 71 loài động vật cạn, 135 loài chim.

-Khoáng sản và vật liệu xây dựng:  chỉ có sét làm gạch ngói, sét dẻo, một ít than bùn và cát sông.


IIV THÀNH TỰU KINH TẾ XÃ HỘI

-Năm 2004: Sản lượng lúa: 1076,7 nghìn tấn; Diện tích lúa: 228,4 nghìn ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 2788,8 tỷ đồng. Đàn trâu: 1,0 nghìn con; Đàn bò: 1,6 nghìn con; Đàn heo:181,0 nghìn con; Số lượng gia cầm: 2303 nghìn con; Diện tích rừng trồng: 0,3 nghìn ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 19,5 tỷ đồng. Sản lượng thủy sản: 20.107 tấn; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 8,3 nghìn ha. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 165,1 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế:1776,0 tỷ đồng. Số trang trại: 48; Số hợp tác xã: 88.

-Năm 2005: sản lượng lúa 1109,2 nghìn tấn ; Diện tích lúa: 228,4 nghìn ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 2844,9 tỷ đồng. Đàn trâu:1,2 nghìn con; Đàn bò : 2,5 nghìn con; Đàn heo: 175,0 nghìn con; Số lượng gia cầm: 1750 nghìn con; Diện tích rừng trồng: 0,2 nghìn ha ; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 20,2 tỷ đồng. Sản lượng thủy sản: 26104 tấn; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 8,9 nghìn ha; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 212,6 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 2664,1 tỷ đồng. Số trang trại: 45 Số hợp tác xã:103.

-Năm 2006[*]: Diện tích lúa: 227,1 nghìn ha; Sản lượng lúa: 1062,8 nghìn tấn. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 2971,9 tỷ đồng. Đàn trâu:1,6 nghìn con; Đàn heo: 249 nghìn con; Số lượng gia cầm: 2867 nghìn con; Diện tích rừng trồng: 0,2 nghìn ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 20,7 tỷ đồng. Sản lượng thủy sản: 32876 tấn; Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản: 9,9 nghìn ha. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 267,1 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 3936,7 tỷ đồng. Số trang trại: 51; Số hợp tác xã:102.

-Năm 2007: Tổng sản lượng lúa đạt trên 875.676 tấn. Diện tích cây rau màu các loại: 9.646 ha; mía 8.267 ha; khóm 1.000 ha. Có 9.562 mô hình sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả từ 50-100 triệu đồng/ha/năm và 979 mô hình từ trên 100-200 triệu đồng/ha/năm. Nuôi trồng thủy sản: thả nuôi 10.667 ha, dự kiến tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt 56.000 tấn. Tổng đàn gia súc: 211.796 con [trong đó heo chiếm 98%]; Tổng đàn gia cầm: gần 3 triệu con [vịt, ngan, ngỗng chiếm 64,2%]. Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa được 4.883 tỷ đồng. Ước cả năm, vận chuyển được 50,5 triệu lượt khách, vận chuyển hàng hóa được 4,3 triệu tấn. Toàn tỉnh có 177 hợp tác xã; 60/69 xã có đường ô tô về đến trung tâm; Giải quyết việc làm 20.500 lao động. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 89,3%/tổng số hộ; trong đó, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng điện đạt 86,9%/tổng số hộ. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 65%/tổng số hộ [khu vực nông thôn chiếm 60% tổng số hộ]. Số máy điện thoại đạt 21,4 máy/100 dân.

VIII DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ :

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN GỌI VỐN ĐẦU TƯ

-Cơ sở hạ tầng kinh tế: Cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Sông Hậu [giai đoạn I]; Cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh; Cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Vị Thanh; Cơ sở hạ tầng Trung tâm công nghiệp - TTCN các huyện, thị xã Vị Thanh. Bao gồm các Trung tâm công nghiệp - TTCN do huyện, thị quản lý; Đường Tây Sông Hậu [nội ô thị xã Vị Thanh] Lộ giới 40m, dài 5.600m; Nâng cấp Nhà máy nước thị xã Vị Thanh và hệ thống truyền tải; Nâng cấp Nhà máy nước thị trấn Phụng Hiệp và hệ thống truyền tải [thị xã Ngã Bảy trong tương lai]; Nâng cấp Nhà máy nước thị trấn Long Mỹ và hệ thống truyền tải.

-Công nghiệp chế biến: Nhà máy chế biến rau quả; Nhà máy chế biến nước quả cô đặc; Nhà máy chế biến thực phẩm đóng hộp; Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; Nhà máy tinh luyện dầu thực vật; Dự án Sản xuất rượu mạnh, rượu cao cấp xuất khẩu.

-Công nghiệp hàng tiêu dùng vật liệu xây dựng - điện tử: Nhà máy Sản xuất dụng cụ y tế chính xác; Nhà máy sản xuất sản phẩm bằng Plastic, Composite; Nhà máy sản xuất dụng cụ điện và dây cáp điện; Nhà máy sản xuất đồ gỗ cao cấp xuất khẩu các loại bằng vật liệu mới; Dự án sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử dân dụng và tin học; Dự án sản xuất va ly, túi xách, dày, dép da xuất khẩu; Dự án xây dựng Công ty in Hậu Giang; Dự án sản xuất gạch men ốp, lát; Dự án sản xuất thủy tinh cao cấp; Dự án đúc, cán gang thép; Dự án sản xuất sứ tráng men vệ sinh; Dự án sản xuất hàng may mặc xuất khẩu; Dự án sản xuất phần mềm máy tính; Dự án sản xuất dụng cụ, thiết bị trường học.

-Cơ khí, hoá chất : Nhà máy sản xuất, lắp ráp máy nông nghiệp; Nhà máy sản xuất thuốc thú y; Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy; Nhà máy sản xuất vỏ, ruột xe các loại; Dự án sản xuất hoá chất tẩy rửa; Dự án sản xuất phân hỗn hợp, vi lượng; Dự án cơ khí chế tạo máy, dây chuyền thiết bị công nghệ; Dự án sản xuất khí công nghiệp; Dự án sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe gắn máy; Dự án sản xuất sơn cao cấp.

-Ngành nông nghiệp: Xây dựng nhà máy chế biến đông lạnh nông sản, thuỷ hải sản; Dự án nâng cấp Trại tôm giống Long Mỹ; Dự án nuôi bò sữa, bò thịt lai; Dự án trồng và chế biến nấm xuất khẩu.

-Thương mại, du lịch: Trung tâm Thương mại tỉnh Hậu Giang; Dự án Khu Thương mại Cái Nhúc [nâng cấp, mở rộng]; Trung tâm Thương mại thị trấn Nàng Mau; Khu Thương mại Phụng Hiệp; Dự án Siêu thị Vị Thanh; Dự án Siêu thị vải; Chợ đầu mối nông sản; Chợ đầu mối trái cây; Dự án Làng du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng - Căn cứ Tỉnh ủy - Khu giải trí sinh thái Tân Bình, Tầm Vu và các điểm du lịch tại huyện Phụng Hiệp; Dự án Làng du lịch sinh thái kết hợp với di tích văn hóa lịch sử tại Long Mỹ, Vị Thủy, Vị Thanh; Dự án Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch và khu nghỉ dưỡng Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng; Dự án Xây dựng đường giao thông du lịch trục chính vào Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng; Dự án Khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng; Dự án Khu du lịch sinh thái Tân Bình; Dự án Sân golf 36 lỗ vùng đệm Khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng; Làng du lịch sinh thái Tầm Vu; Khu du lịch sinh thái rừng tràm chim Vị Thủy; Khu du lịch sinh thái Hồ Đại Hàn; Khu du lịch sinh thái Viên lang bãi bồi Long Mỹ.

-Phát triển khu đô thị mới, nhà ở, khu cụm dân cư tập trung: Các Dự án: Phát triển nhà ở đô thị; Phát triển nhà ở nông thôn; Khu tái định cư, dân cư, thương mại cụm công nghiệp Sông Hậu; Khu tái định cư, dân cư, thương mại cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh; Các khu tái định cư, dân cư tập trung và thương mại trên địa bàn tỉnh [gồm 45 - 50 tiểu dự án] thuộc địa bàn các huyện, thị xã Vị Thanh; Cơ sở hạ tầng thị xã Vị Thanh.

-Ngành môi trường: Các dự án: Xây dựng nhà máy xử lý rác thải thị xã Vị Thanh; Nhà máy xử lý rác y tế thị xã Vị Thanh.

-Ngành y tế : Dự án Xây dựng mới và cung cấp thiết bị bệnh viện nhi tỉnh Hậu Giang; Xây dựng mới và cung cấp thiết bị bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang.

-Ngành giáo dục - đào tạo, lao động – TBXH: Dự án: Xây dựng mới Trường Cao đẳng cộng đồng tỉnh Hậu Giang; Xây dựng mới Trường dạy nghề tỉnh Hậu Giang và các Trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị.

-Các lĩnh vực ưu tiên gọi vốn đầu tư vào tỉnh Hậu Giang: Các dự án chế biến nông thủy sản cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu sẵn có của tỉnh và vùng ĐBSCL. Các dự án sản xuất giống cây con mới, giống lai có chất lượng cao, công nghệ bảo quản thực phẩm, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Sản xuất thiết bị, phụ tùng máy nông nghiệp, nguyên liệu, công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học an toàn cho người, gia súc, bảo vệ môi trường. Các dự án sản xuất vật liệu mới, ứng dụng công nghệ mới về hóa sinh học, điện tử, tin học…Sản xuất các loại máy công cụ gia công kim loại, dụng cụ gia đình, phụ tùng ô tô, xe máy, sản xuất lắp ráp thiết bị, xe máy thi công xây dựng. Sản xuất động cơ diezen, máy, phụ tùng ngành động lực, thủy lực, máy áp lực… có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Các doanh nghiệp chế xuất, công nghệ kỹ thuật cao đầu tư trong cụm công nghiệp tập trung. Các dự án đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT và dự án xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường, xử lý, chế biến chất thải.


[*] Số liệu sơ bộ

[Nguồn: website tỉnh Hậu Giang; website Tổng Cục Thống kê; Luhanhviet.com]

Video liên quan

Chủ Đề