Wash màu là gì

Công nghệ wash từ mục đích chỉ phục vụ cho vải Jean ngày nay chuyển sang vải chéo, vải khaki, và các loại vải có pha cotton. Vì vậy bất kỳ một nhà máy sản xuất quần áo may sẵn đều phải có một dây chuyền Wash để phục vụ khâu hoàn tất sản phẩm may mặc 100% cotton. Bởi vì sản phẩm 100% cotton có độ co rút lớn sau khi gia công nhất là qua khâu giặt lần đầu, các thông số quần áo thay đổi. Vì vậy khâu wash sẽ giải quyết triệt để vấn đề này, khách hàng sẽ hoàn toàn thỏa mãn khi khoác lên bộ áo quần đã được xử lý hoàn tất wash.

B.Khái niệm wash:
Wash trong tiếng Anh có nghĩa là giặt.
Wash là quá trình xử lý kỹ thuật và áp dụng những công nghệ, hóa chất và thiết bị phù hợp để tạo cho sản phẩm có những phẩm chất mới tốt hơn, bền đẹp hơn và hợp thời trang nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
C. Tình hình sử dụng công nghệ wash:
Xu hướng thế giới gần đây trở về sử dụng sản phẩm may mặc từ tơ sợi thiên nhiên như: bông, lanh, tơ tằm...nhất là hàng cotton được sử dụng rất phổ biến nhờ những phẩm chất quí giá của vải bông và pha bông.
Hàng Jean rất phổ biến trên thế giới được giới trẻ rất ưa chuộng vì tính tiện lợi của nó. 100% sản phẩm Jean đều phải qua khâu Jean wash.
Hàng khaki: xu hướng hiện nay rất chuộng quần khaki cho mọi lứa tuổi. Sản phẩm từ quần khaki cao cấp hầu như 100% qua công nghệ xử lý wash như công nghệ garment wash, stone wash và phổ biến nhất là bio wash để tạo nhung cho sản phẩm quần áo.
Hàng trẻ em: xu hướng thời trang trẻ em ngày nay chủ yếu dùng vài cotton để may các bộ com lê đảm bảo các tính chất tiện dụng, thấm tốt và mặc vừa vặn ngay sau khi mua hàng. Công nghệ giải quyết vấn đề này là garment wash.
Vì vậy hướng lựa chọn công nghệ wash áp dụng cho hoàn tất sản phẩm may mặc là một hướng đi đúng hợp thời trang và thị hiếu của khách hàng quốc tế và trong nước. Công nghệ wash hiện nay sử dụng rất phổ biến trên thế giới nhất là các nước phát triển như Mỹ, Nhật và Tây Âu...

Ở Việt Nam công nghệ này được du nhập vào những năm 80 và rất phổ biến tại TP.HCM vào những năm 90. Các Công ty sử dụng công nghệ này để xuất khẩu hàng hóa như Legamex, Việt Thắng, Phong Phú...và các công ty Dệt may 29/3 là đơn vị đầu tiên mạnh dạn đầu tư vào công nghệ Wash để xuất khẩu hàng sang Nhật.

Video liên quan

Chủ Đề