Ý kiến nào sau đây là đúng về ý nghĩa quyền học tập của công dân

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a. Quyền học tập của công dân

* Khái niệm: Mọi công dân đều có quyền học tập từ thâp đến cao, có thể học bất cứ nghành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên , học suốt đời.

Nội dung quyền học tập của công dân

  • Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế
  • Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào
  • Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời
  • Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

b. Quyền sáng tạo của công dân

* Khái niệm: Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất: quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Quyền sáng tạo gồm hai loại

  • Quyền nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu vũ trụ

c. Quyền được phát triển của công dân

* Khái niệm : Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong moi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất ; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

- Quyền được hưởng thụ đời sống vật chất và tinh thần để phát triển toàn diện

  • Đời sống vật chất: Có mức sống đấy đủ để phát triền về thể chất, được chăm sóc sức khoẻ…
  • Đời sống tinh thần: Đựơc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, được vui chơi, giải trí..

­ - Quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng

  • Người học giỏi, có năng khiếu được bồi dưỡng, ưu tiên tuyển chọn vào các trường ĐH
  • Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến cho Tổ quốc

2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân

  • Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của  chế độ xã hội ta.
  • Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành những  công dân tốt, đáp ứng được yêu cầu của sự  nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.

3. Trách nhiệm của NN và công dân

a. Trách nhiệm của Nhà nước

  • Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân
  • Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
  • Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học
  • Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

b. Trách nhiệm của công dân

  • Có ý thức học tập tốt, xác định mục đích học là học cho mình, phục vụ cho gia đình và xã hội.
  • Có ý chí vươn lên, luôn tìm tòi và phát huy tính sáng tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất.
  • Có ý thức góp phần nâng cao dân trí của công dân Việt Nam, làm cho đất nước ta trở thành một nước phát triển, văn minh.

Câu 1: Ý kiến nào đúng với quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân?

  • A. Người dân tộc thiểu số không được học trong các trường dân lập.
  • B. Người theo đạo chỉ được học tại các cơ sở giáo dục công lập.
  • D. Công dân nữ không được học đại học.

Câu 2: Việc Nhà nước có chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi thể hiện chính sách:

  • A. Bất bình đẳng trong giáo dục.
  • C. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
  • D. Phát triển giáo dục đào tạo.

Câu 3: Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

  • A. Quyền học không hạn chế.
  • C. Quyền được học thường xuyên, học suốt đời.
  • D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hộ học tập.

Câu 4: Đoạt giải quốc gia trong kỳ thi học sinh giỏi, D được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền học suốt đời.
  • B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.
  • D. Quyền ưu tiên lựa chọn nơi học tập.

Câu 5: Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

  • B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
  • C. Quyền học không hạn chế.
  • D. Học ngành, nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.

Câu 6: Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

  • A. Tự do nghiên cứu khoa học.
  • C. Đưa ra phát minh, sáng chế.
  • D. Sáng tác văn học, nghệ thuật.

Câu 7: Việc công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung học ban ngày hoặc buổi tối tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi người là nội dung về:

  • A. Quyền học tập không hạn chế.
  • B. Quyền học tập bất cứ ngành, nghề nào.
  • D. Công dân bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 8: Lan là học sinh trung học phổ thông, em thường xuyên viết và gửi bài cho báo Hoa học trò. Lan đang thực hiện:

  • A. Quyền học tập
  • C. Quyền được phát triển.
  • D. Quyền phê bình văn học.

Câu 9: Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Điều này thể hiện tư tưởng:

  • B. Coi nhẹ nhân tài.
  • C. Tìm kiếm nhân tài.
  • D. Phát triển nhân tài.

Câu 10: Là học sinh giỏi, H được vào học ở trường Chuyên của tỉnh. H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền học không hạn chế.
  • B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.
  • D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.

Câu 11: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động thể hiện quyền sáng tạo?

  • A. Chế tạo ra máy gặt.
  • B. Viết bài đăng báo.
  • D. Tham gia cuộc thi “Sáng tạo Robocon".

Câu 12: Khẳng định: “Pháp luật nước ta quy định, trong những trường hợp đặc biệt, những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định” là nội dung thuộc:

  • A. Quyền học tập.
  • B. Quyền bình đẳng.
  • C. Quyền được sáng tạo.

Câu 13: Nhà nước có các biện pháp xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm bản quyền, quyền tác giả, sáng chế. Điều này nhắm mục đích gì?

  • B. Chăm lo đời sống vật chất cho người nghiên cứu khoa học.
  • C. Chăm lo đời sống tỉnh thần cho người nghiên cứu khoa học.
  • D. Tạo điều kiện làm việc cho người nghiên,cứu khoa học.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng về quyền học tập của công dân?

  • A. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
  • B. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào theo khả năng của mình.
  • C. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với điều kiện của mình.

Câu 15: Quyền học tập của công dân được quy định trong:

  • A. Nội quy nhà trường, lớp học.
  • C. Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • D. Thông tư, kế hoạch, chủ trương của các sở Giáo dục - Đào tạo.

Câu 16: Quyền đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân ?

  • B. Quyền được phát triển.
  • C. Quyền học tập.
  • D. Quyền lao động.

Câu 17: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể vào học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Điều này thể hiện:

  • B. Quyền học tập bất cứ ngành, nghề nào của công dân.
  • C. Quyền phát triển của công dân.
  • D. Công dân bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 18: Một trong những nội dung của quyền được phát triển của công dân là công dân

  • B. được học ở các trường đại học.
  • C. được học ở nơi nào mình thích.
  • D. được học môn học nào mình thích.

Câu 19: An có ý định sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ không thi đại học mà sẽ học nghề may, vì đó là nghề mà em rất thích. Điều này là biểu hiện của nội dung:

  • A. Công dân được bình đẳng về cơ hội học tập.
  • B. Công dân có quyên học không hạn chế.
  • C. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

Câu 20: Pháp luật quy định: Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào:

  • A. Phù hợp với ý muốn, nguyện vọng của bố mẹ.
  • B. Phù hợp với nhu cầu, điều kiện của xã hội
  • C. Khi được sự đồng ý của họ hàng, người thân

Câu 21: Quyền học của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc của gia đình thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
  • C. Bình đẳng về thời gian học tập .
  • D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình.

Câu 22: Quyền học không hạn chế của công dân là công nhận công dân có quyền

  • B. học ở bất cứ trường nào mà không cần thi tuyển hoặc xét tuyển.
  • C. học ở mọi lúc, mọi nơi .
  • D. học ở bất cứ ngành, nghề nào theo sở thích mà không cần điều kiện gì.

Câu 23: Anh A đến cơ quan có thấm quyền để đăng ký tên nhãn hiệu, kiểu dáng, thiết kế cho sáng chế của mình.. Anh A đã thực hiện quyền gì?

  • A. Quyền tác giả
  • C. Quyền hoạt động khoa học.
  • D. Quyền phê bình văn học.

Câu 24: Công dân có quyền học ở các cấp / bậc học, từ Tiểu học đến Đại học và Sau Đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện

  • B. quyền học thường xuyên.
  • C. quyền học ở nhiều bậc học.
  • D. quyền học theo sở thích.

Câu 25: Việc công dân có thể học để trở thành bác sĩ, giáo viên, kỹ thuật viên hoặc học nghề thuộc nội dung nào?

  • A. Quyền học tập không hạn chế của công dân.
  • C. Quyền học thường xuyên, suốt đời của công dân.
  • D. Công dân bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.

Câu 26: Nội dung quyền sáng tạo của công dân theo quy định của pháp luật, bao gồm:

  • A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời, học không hạn chế.
  • B. Quyền được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá.
  • C. Quyền được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khoẻ.

Video liên quan

Chủ Đề