Yếu to quan trọng nhất de trở thành một nhà quản trị thành công

Đa số những người lãnh đạo sinh ra do tài năng thiên bẩm của họ nên vị trí lãnh đạo với họ là điều xứng đáng. Nhưng cũng có rất nhiều nhà lãnh đạo đạt được thành công là do sự nổ lực và cố gắng không ngừng nghỉ của họ. Để trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp thành công và được mọi người kính trọng, nể phục là một điều không hề dễ dàng, không chỉ nhờ vào tài năng mà còn nhờ vào những yếu tố khác.

Trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu tố lãnh đạo của một nhà quản trị doanh nghiệp là yếu tố sống còn, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và xây dựng nền tản vững chắc. Vậy để trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp thành công, bạn cần phải hội đủ các yếu tố về tài năng và nhân cách khi làm việc với nhân viên và với mọi người xung quanh. Cùng myXteam tìm hiểu về 8 tố chất cần có của một nhà quản trị  doanh nghiệp vừa và nhỏ .

Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho bản thân họ. Nếu không có sự đam mê thì một nhà lãnh đạo sẽ không thể đưa ra những quyết định táo bạo và đầy nhiệt huyết cho doanh nghiệp của mình.

Có một điều chắc chắn rằng, người lãnh đạo không thể điều hành doanh nghiệp tốt nếu họ không có kiến thức gì về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của mình. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động cuả mình, người lãnh đạo còn cần phải đọc thêm nhiều sách, tiếp thu nhiều kiến thức mới và phải có tinh thần không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức bản thân, luôn sẵn sàng cập nhật những tri thức mới.

Học hỏi luôn là điều cần thiết đối với một nhà lãnh đạo thành công. Bạn sẽ cần phải học hỏi nhiều điều để có thể trở thành nhà lãnh đạo tốt. Không chỉ học hỏi trên sách vở, bạn có thể học hỏi từ những người xung quanh, từ đối tác hoặc từ nhân viên của mình.

Với cương vị là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải biết nhìn xa trông rộng, hướng thẳng về tương lai, mục tiêu của các nhà lãnh đạo là lãnh đạo được tập thể của mình đi lên nhưng không phải bằng lối mòn đã có sẵn, bởi vì những lối mòn đó đã quá lạc hậu và không phải là giải pháp tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại. Điều này bắt buộc nhà lãnh đạo cần phải biết nhìn về tương lai và không ngần ngại khi đưa ra các quyết định mang tính mạo hiểm. Họ sẵn sàng mạo hiểm để đi đến tương lai, điều này có vẻ liều lĩnh nhưng nó sẽ giúp bạn đạt được thành công ngoài mong đợi.

Có đạo đức và tài năng thì mới có thể trở thành lãnh đạo tốt trong mắt mọi người. Nếu bạn có thực tài nhưng lại thiếu đi cái tâm của một nhà lãnh đạo thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ bị đào thải. Đạo đức luôn đi liền với tài năng, bạn phải luôn cố gắng để giành được những gì tốt đẹp nhất cho tập thể của mình, luôn đấu tranh giành quyền lợi cho nhân viên. Chỉ một hành động như vậy, bạn sẽ nhận được sự yêu mến của mọi người và hơn hết đạo đức nghề nghiệp của bạn sẽ được giữ vững.

Trong việc quản lý, đôi khi bạn sẽ gặp thất bại vì những quyết định bạn đưa ra chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tiềm năng của doanh nghiệp của mình. Bạn sẽ luôn phải ghi nhớ thất bại đó của mình để rút kinh nghiệm, tránh những lỗi đã mắc phải trong những dự án kế tiếp. Hãy cảm ơn những lần vấp ngã của chính bản thân mình, vì từ đó bạn sẽ có được những bài học bổ ích và có thêm kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Xem thêm: Những điều cần biết về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việc điều hành một tập thể là một điều không mấy khó khăn đối với nhà lãnh đạo, nhưng điều hành ra sao mới là điều quan trọng. Bạn điều hành họ làm việc nhưng khi thu được kết quả thất bại, bạn sẽ làm gì? Sẽ đổ hết trách nhiệm lên nhân viên và cho rằng họ làm việc không hiệu quả hay bạn sẽ nhận trách nhiệm về mình? Một nhà lãnh đạo giỏi là người sẽ dám đứng ra nhận lỗi về mình và có tinh thần chịu trách nhiệm về mọi quyết định mà họ đưa ra. Khi đưa ra một quyết định nào bạn cần phải cân nhắc kỹ và phải thật quyết đoán với quyết định của mình. Đó chính là tinh thần trách nhiệm cần phải có ở một nhà lãnh đạo.

Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình.

Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi bạn phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức và sự nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của bạn. Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy động lực để hoàn thành tốt vai trò của một người lãnh đạo.

Xem thêm: 8 Kỹ năng quản lý đặc biệt của nhà lãnh đạo 4.0

Các nhà quản lý có thể sử dụng các ứng dụng nhằm hỗ trợ việc quản lý, thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, lập kế hoạch hay phát triển tư duy trong công việc. Sử dụng các ứng dụng thông minh là một trong những cách quản lý hiệu quả và toàn diện mà các nhà lãnh đạo nên đặc biệt chú ý. Đặc biệt ứng dụng myXteam sẽ giúp các nhà quản lý dễ dàng trong việc sắp xếp và theo dõi toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên.

Trở thành một nhà lãnh đạo là một cơ hội lớn đối với nhiều người nhưng đồng thời đó cũng là một trong những thách thức lớn trên con đường quản lí của họ. Trước tiên hãy tự quản lí chính cuộc sống của mình, quản lí được bản thân mình bạn sẽ không còn cảm thấy rụt rè và sợ hãi trong con đường trở thành một nhà lãnh đạo nữa.

Những khó khăn bước đầu có thể sẽ khiến bạn cảm thấy muốn dừng lại nhưng hãy suy nghĩ lại với một thái độ tích cực hơn, tại sao muốn dừng lại mà bạn lại không nghĩ lại lí do bạn lại bắt đầu nó? Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, hãy biết đâu là chính mình và tìm cho mình cơ hội tốt nhất để chứng minh “ Tôi là một nhà lãnh đạo giỏi”!

Nhà đầu tư lãi bao nhiêu nếu mua cổ phiếu Facebook 10 năm trước?

18:37 21/5

Nếu nhà đầu tư mua 1.000 USD cổ phiếu Meta tại thời điểm IPO, số tiền này sẽ tăng lên thành 5.333 USD theo giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/5.

MC Jim Cramer tiết lộ về thương vụ đầu tư tệ nhất của mình Lời khuyên khi thị trường lao dốc của Warren Buffett, Jack Bogle

Để trở thành một nhà quản trị chuyên nghiệp thì trước tiên bạn phải hiểu khái niệm nhà quản trị là gì và những kỹ năng cần thiết nào khiến bạn trở thành một nhà quản trị đúng nghĩa? Tất cả sẽ được giải thích qua bài viết ngay sau đây.

Nhà quản trị là gì? 

Nhà quản trị là người đứng ra tổ chức và chỉ đạo các công việc của người khác. Họ chịu trách nhiệm trong vấn đề lên kế hoạch, điều khiển và giám sát nhân sự, tài chính trong công ty. Nói chính xác hơn, mục tiêu mà nhà quản trị thực hiện được được thông qua người khác và giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đó. Dựa theo mức độ quy mô của từng doanh nghiệp mà vị trí của các nhà quản trị cũng rất đa dạng như trưởng phòng, quản đốc hay tổng giám đốc điều hành …

Nhà quản trị cần có những kỹ năng gì?

Có tầm nhìn xa sâu rộng và dám trở nên khác biệt

Vai trò của nhà quản trị là luôn luôn phải có khả năng nhìn xa trông rộng, phải luôn suy nghĩ đến những thứ mà người khác chưa nghĩ tới. Họ luôn biết rằng đâu là việc cần hoàn thành và cái gì phải làm được bây giờ.

Nếu một nhà quản trị không có những ý tưởng mới, không tiếp tục dự đoán những cạnh trong của mình, không có ý tưởng táo bạo thì chắc chắn không bao giờ trở thành một nhà quản trị giỏi được mà mãi mãi chỉ là một người quản lý tầm thấp mà thôi. Chính vì vậy nhà quản trị phải biết nhìn xa trông rộng, luôn luôn tìm kiếm những cơ hội mới và đầy tiềm năng.

Nhà quản trị phải có chiến lược

Không những có khả năng nhìn xa trông rộng mà nhà quản trị còn phải có sự quả quyết. Bạn phải đưa ra những quyết định mà thường người ta sẽ run sợ không dám tiếp cận. Đôi khi một nhà quản trị phải có chút nhẫn tâm thì mới có thể mang lại lợi ích cho cả tập thể lớn và từng cá nhân nhỏ được.

► Xem thêm: Các khái niệm quản trị giúp bạn hiểu thêm về từng vị trí công việc trong ngành nghề này

Có đầu óc kinh doanh

Cách xây dựng nên một nhà lãnh đạo chính là khả năng kinh doanh giỏi. Chính vì vậy quy tắc biết điều gì sẽ tốt cho doanh nghiệp của mình hoàn toàn là quan trọng. Bởi vì chỉ khi luôn nghĩ đến việc mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp thì họ mới không bị sai sót và luôn đưa ra được quyết định đúng. Không một nhà quản trị nào có thể thành công và tài giỏi nếu không đặt ra câu hỏi: Điều gì tốt và không tốt cho doanh nghiệp của mình?.

Đứng ra chịu trách nhiệm trong các quyết định của bản thân

Việc xem xét lại những quyết định trước đó vô cùng quan trọng. Quy tắc này giúp cho các nhà quản trị có thể biết được thế mạnh cũng như cũng điểm yếu của họ. Để từ đó họ có thể đẩy mạnh ưu điểm của mình hơn và kèm theo đó là cần hoàn thiện và bổ sung những điều còn thiếu sót.

Biết phát triển các kế hoạch

Một nhà quản trị giỏi luôn luôn biết đặt những câu hỏi: Doanh nghiệp cần tôi đóng góp những gì? Bao lâu thì tôi sẽ làm được điều đó? Sau đó rồi thì anh ta sẽ vạch ra những bước kế hoạch hành động từ sự ưu tiên

Hay là kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn như nào? Các nhà quản trị giỏi chính là người lúc nào cũng tiến hành các bước theo trình tự đúng quy định như là nhận diện sự việc, vấn đề, tìm nguyên nhân của vấn đề. Phân loại từng vấn để thành ý nhỏ và sau cùng là đưa ra các giải pháp để giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hãy nhớ là một nhà quản lý giỏi thì không được bỏ qua các bước nào cả nhé.

Tập trung vào cơ hội, sẵn sàng chấp nhận thất bại

Là một nhà quản trị giỏi thì họ luôn coi sự thay đổi đó chính là cơ hội cần nắm bắt hơn là mối đe dọa nguy hiểm. Vì họ luôn biết trở ngại không bao giờ vượt quá cơ hội cả. Công việc của nhà quản trị giỏi là phải biết tận dụng những cơ hội lớn một cách triệt để chứ không phải là e ngại rồi sợ hãi rằng chắc chắn sẽ không làm được. Có một câu rất hay đó là: Nếu không phá được, thì đừng đóng cho nó chặt thêm. Điều đó có nghĩa là nếu bạn không thể phá vỡ thì gì đó ngay bây giờ thì sau này sẽ có thể, cứ ưu tiên giải quyết nó thì sẽ tránh được nhiều rắc rối sau này mà thôi.

Nhà quản lý phải biết chấp nhận thất bại

Sẵn sàng chấp nhận sự thất bại đây chính là một đức tính mà nhà quản trị muốn giỏi cần phải có. Một nhà quản trị không bao giờ muốn sự thất bại, luôn làm mọi thứ, mọi việc để sự thất bại không xảy ra. Thế nhưng khi thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận, nhưng chấp nhận ở đây là họ biết sự thất bại sẽ khiến họ tiến xa hơn.

Điều hành cuộc họp một cách suôn sẻ, hiệu quả

Chức năng của nhà quản trị giỏi chính là không để mọi chuyện dây dưa, không có hướng giải quyết kịp thời và cụ thể. Mà nhà quản trị tài ba chính là người điều hành cuộc họp một cách hiệu quả nhất bằng việc đó là sẽ chấm dứt, đưa ra hướng giải quyết tốt nhất trong cuộc họp đó và những cuộc họp sau sẽ bàn về những vấn đề hoàn toàn mới. Như vậy thì mới điều hành tốt cũng như hiệu quả công việc cao hơn.

Tôn trọng vị thế của cả tập thế chưa không phải mình cá nhân

Muốn trở thành một nhà quản trị giỏi thì việc quan trọng nhất đó chính là chia sẻ hoặc trao quyền cho người khác. Đơn giản là bạn hãy thử nghĩ xem nếu như bạn độc chiếm quyền lợi, chỉ quan tâm đến bản thân mình thì liệu có được đồng nghiệp yêu mến, hay là hiệu quả công việc có cao. Muốn phát triển thì các nhà quản trị phải nghĩ đến quyền lợi cho cả tập thể, luôn đầu tư vào đội ngũ nhân viên giống như đang đầu tư vào chính bản thân mình. Có như vậy thì mới có thể cùng nhau phát triển được.

Nhà quản trị phải biết tạo động lực cho nhân viên

Chính vì vậy người quản trị giỏi chính là người luôn biết cách tạo động lực cho cả mình và nhân nhân viên. Trên hết là người quản trị giỏi luôn biết sử dụng người giỏi hơn mình để làm việc, xem họ chính là cánh tay đắc lực giúp việc cho mình. Một điều quan trọng nữa chính là bản cũng cần phải cải thiện lại bản thân mình, đừng quá chú tâm đến nhân viên mà bỏ quên bản thân. Dù cho bạn có là nhà quản lý thì chắc chắn bạn cũng có những mặt thế mạnh và hạn chế.

Vậy nên hãy tìm những mặt còn yếu kém của mình để cải thiện như việc đọc sách hay tham gia các khóa học cũng rất bổ ích vừa nâng cao kỹ năng lại trở thành một nhà quản trị tài giỏi hơn nữa.

Trên đây là 8 kĩ năng mà Tìm Việc Quản Trị muốn chia sẻ với những ai đang quan tâm và muốn trở thành một nhà quản trị cũng như hiểu rõ hơn khái niệm nhà quản trị là gì? Chúc các bạn thành công nhé!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề