Các bước xây dựng đoạn văn nghị luận

  • Theo như đề thi mẫu – phần nghị luận xã hội sẽ lấy một ý nhỏ trong bài đọc hiểu để làm đề thi viết đoạn văn 200 từ [cũng có khi là không]. Nếu đề NLXH mà nằm trong đọc hiểu thì trước hết các em phải đọc kỹ bài đọc hiểu, nắm được cốt lõi nội dung, từ đó xem đề nghị luận 200 từ họ yêu cầu mình bàn về vấn đề gì? Nhất là phải xác định được vấn đề đó thuộc về Tư tưởng đạo lý hay Hiện tượng đời sống.

Ví dụ: Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đều như thế. [Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David McCullough]

Bạn đang xem: Các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội

Câu nghị luận xã hội cho là: Hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.”

Như vậy câu trên là một câu trong bài đọc hiểu. Vậy phải đọc kỹ bài Đọc hiểu để hiểu được câu trên nằm trong một chỉnh thể mà ở đó tác giả đã dạy chúng ta về cách cảm nhận thế giới và thái độ ứng xử văn hóa trước thế giới, trước cuộc đời.

  • Nên viết đoạn theo cấu trúc Tổng – Phân – Hợp để đủ ý và rõ ràng.

Bước 2: Xây dựng câu mở đoạn

– Câu mở đoạn: Chỉ được dùng 01 câu [Câu tổng – chứa đựng thông tin của đề thi yêu cầu. Câu này mang tính khái quát cao]

Bước 3. Xây dựng thân đoạn

  • Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu [cần ngắn gọn, đơn giản]
  • Bàn luận:

+ Đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ.

+ Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác [tuyệt đối không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng]

+ Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình.

Bước 4. Viết kết đoạn

– Viết kết đoạn thường kết lại bằng một danh ngôn hay câu nói nổi tiếng [Nếu được vậy, bài làm sẽ được giám khảo chú ý hơn khi chấm điểm]

LƯU Ý: Đoạn văn là không được xuống dòng, không được viết như một bài văn thu nhỏ.

* Số dòng, số câu cho từng phần:

a. Mở đoạn: 1 câu

b. Thân đoạn:

  • Giải thích -3 dòng [nếu cần thì giải thích không thì thôi nhé]
  • Bàn luận -18 dòng – phần này quan trọng nhất.
  • Mở rộng vấn đề – 3 dòng
  • Kết đoạn – 1 dòng

Bài văn 200 từ nhưng bạn có thể viết tới 250 từ [tương đương trên 20 dòng]

Chúc các bạn thành công!

KINH NGHIỆM VIẾT ĐOẠN VĂN 200 CHỮ – BÀI GIẢNG HAY CẦN XEM

Thầy Phan Danh Hiếu

Tham gia: KHÓA HỌC ONLINE

Bạn đang đọc bài viết từ chuyên mục Ngữ văn tại website //edu.dinhthienbao.com.

Cách viết văn nghị luận xã hội

Dạng đề nghị luận xã hội là dạng đề kiểm tra về kỹ năng, vốn sống, mức độ hiểu biết của học sinh về xã hội để các em nêu lên những suy nghĩ về cuộc sống, về tâm tư tình cảm nói chung nhằm giáo dục, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Nhìn chung, dạng đề văn nghị luận xã hội thường tập trung vào một số vấn đề cơ bản mang giá trị đạo lý làm người, những hiện tượng thường xảy ra trong xã hội mà qua đó trở thành kinh nghiệm sống cho mọi người.

I. Các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp

1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ [tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…].

- Hiện tượng có tác động tiêu cực [bạo lực học đường, tai nạn giao thông…].

- Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí [hình thức cho một đoạn trích, mẩu tin trên báo… Rút ra vấn đề nghị luận].

2. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

- Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức [lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…].

- Tư tưởng phản nhân văn [ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…].

- Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề.

- Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi.

- Vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.

II. Những vẫn đề lưu ý khi làm bài văn nghị luận

1. Đọc kỹ đề

- Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.

- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.

2. Lập dàn ý

- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.

- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.

- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.

3. Dẫn chứng phù hợp

- Không lấy những dẫn chứng chung chung [không có người, nội dung, sự việc cụ thể] sẽ không tốt cho bài làm.

- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục [người thật, việc thật].

- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp [tuyệt đối không kể lể dài dòng].

4. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục

- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.

- Lập luận phải chặt chẽ.

- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.

- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song [đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…].

5. Bài học nhận thức và hành động

- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.

- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…

6. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài

- Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề [hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ…] từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.

III. Các bước làm bài văn nghị luận xã hội

- Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài

Cần đọc kĩ, xác định yêu cầu đề bài để biết được đề yêu cầu nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng của đời sống.

- Bước 2: Lập dàn ý

Mục đích:

+ Ghi lại những ý tưởng cho bài viết, tránh quên ý, bỏ sót ý.

+ Giúp trình bày khoa học, mạch lạc với nội dung thống nhất.

+ Chủ động trong việc triển khai các ý chính/luận điểm của bài viết, tập trung vào những luận điểm quan trọng, tránh được tình trạng lan man, dài dòng ở những nội dung chưa thực sự quan trọng.

- Bước 3: Viết bài

Dựa trên những luận điểm chính đã xây dựng trong phần dàn ý, các em có thể viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để bài văn có sức hấp dẫn, thuyết phục với người đọc, các em cần chú ý những điểm sau:

+ Tạo ra sự liên kết giữa các luận điểm, các ý nhằm làm nổi bật đối tượng, nội dung cần nghị luận.

+ Đưa vào những dẫn chứng phù hợp, đảm bảo tính thực tế, khách quan.

+ Lập luận chặt chẽ, cô đọng

+ Cần đưa vào những quan điểm, đánh giá của bản thân [đồng tình, không đồng tình, ca ngợi, phê phán...]

+ Chỉ ra bài học trong nhận thức và kêu gọi hành động.

IV. Phương pháp làm bài nghị luận với từng dạng đề cụ thể

1. Nghị luận về tư tưởng đạo lí

a. Mở bài

Giới thiệu về tư tưởng đạo lí cần nghị luận [Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc dẫn dắt qua một câu chuyện hay suy nghĩ của người viết].

Ví dụ:

Đề bài: Nghị luận xã hội về hạnh phúc

- Mở bài trực tiếp: Ai cũng hi vọng cuộc sống của mình sẽ hạnh phúc, viên mãn. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết, hiểu đúng ý nghĩa của hạnh phúc trong cuộc sống của chính mình.

- Mở bài gián tiếp: Có những người dành cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời để đi tìm câu trả lời cho sự hạnh phúc, nhưng đến cuối cùng khi gối đã mỏi, lưng đã còng, nhìn lại con đường mình đi qua họ lại chẳng cảm thấy bản thân mình đã đi đúng hướng. Cũng có những người sống đơn giản chỉ là sống và hưởng thụ cuộc đời, họ không quá kén chọn hay khắt khe về khái niệm hạnh phúc, thì đến khi tóc đã bạc, da đã có những vết đồi mồi họ lại mỉm cười thật mãn nguyện. Điều đó khiến chúng ta luôn có một thắc mắc hạnh phúc là gì, làm thế nào để hạnh phúc, hay tôi đã hạnh phúc chưa,... Đó luôn luôn là vấn đề nan giải, giống như khi người ta hỏi về tình yêu vậy, nhưng có lẽ hạnh phúc chỉ đơn giản là cách mà chúng ta nhìn nhận vấn đề và cuộc sống - Hạnh phúc sẽ đến từ tâm hồn của mỗi cá nhân.

b. Thân bài

- Cắt nghĩa nội dung tư tưởng, đạo lí

+ Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí

+ Cắt nghĩa các từ ngữ, thuật ngữ, tìm ra nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn [nếu có].

+ Khái quát ý nghĩa chung của của tư tưởng, đạo lí hoặc trình bày quan điểm, đánh giá của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy.

- Phân tích, chứng minh:

+ Chỉ ra tính đúng đắn của tư tưởng, đạo lí

+ Chứng minh bằng những phân tích, dẫn chứng cụ thể

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của tư tưởng đạo lí với cuộc sống con người.

- Bình luận, mở rộng, liên hệ thực tế

+ Chỉ ra và phê phán những biểu hiện sai lệch đang tồn tại trong xã hội.

+ Đưa vào những dẫn chứng cụ thể.

- Rút ra bài học nhận thức và hành động.

c. Kết bài

- Khái quát giá trị của tư tưởng đạo lí vừa nghị luận.

2. Nghị luận về một hiện tượng xã hội

Xác định ba yêu cầu:

- Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào [hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.]? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?

-Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? [giải thích, chứng minh, bình luận,…]

-Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn [chủ yếu là đời sống thực tiễn].

a. Mở bài

Giới thiệu hiện tượng xã hội cần nghị luận

b. Thân bài

- Giải thích ngắn gọn về hiện tượng của đời sống

- Nêu thực trạng của hiện tượng trong đời sống

- Chỉ ra tác động, ảnh hưởng của hiện tượng ấy đối với cuộc sống của con người.

- Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xã hội đang nghị luận [nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan].

- Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống.

c. Kết bài

- Khái quát về vấn đề đang nghị luận

3. Ví dụ nghị luận hiện tượng đời sống:

Đề bài: Viết bài văn ngắn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sau:

"Mới đây, dư luận lại xôn xao về một cô thiếu nữ có "khuôn mặt ưa nhìn" đã phô ra trên Facebook cả một loạt ảnh ngồi ghếch chân trên bia mộ liệt sĩ..." [Theo Nỗi sợ hãi không muốn "học làm người" - Mục Góc nhìn của nhà thơ Trần Đăng Khoa-Tuổi trẻ và đời sống, số 152 ngày 14/1/2013]

Phân tích đề

-Yêu cầu về nội dung: Bàn về hiện tượng một thiếu nữ...cho cả thế giới "chiêm ngưỡng" -> Hiện tượng thể hiện hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc,...

-Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.

-Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.

Lập dàn ý

a. Mở bài:Giới thiệu hiện tượng cần bàn.

b. Thân bài:

* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng

-Hiện tượng thể hiện hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc,...

* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh

-Thực trạng: Hiện nay tình trạng một bộ phận thanh, thiếu niên có suy nghĩ và hành động lệch lạc, có hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí… không ít [dẫn chứng cụ thể từ đời sống, lấy thông tin trên các phương tiện truyền thông].

- Nguyên nhân:

+ Khách quan: thiếu vắng mối quan tâm, sự giáo dục của gia đình và nhà trường. Những ảnh hưởng của phim ảnh, internet, sự tràn lan của lối sống cá nhân thích làm nổi, thích gây sốc để nhiều người biết đến,...

+Chủ quan: Nhiều thanh thiếu niên tuy được sinh ra và lớn lên ở môi trường giáo dục tốt nhưng lại có suy nghĩ và hành động lệch lạc, bởi họ không có ý thức hoàn thiện mình cũng như tự bồi đắp tâm hồn mình bằng những cách cư xử có văn hóa.

* Hậu quả của hiện tượng:

+Gây xôn xao, bất bình trong dư luận, làm tổn thương, xúc phạm đến những giá trị đạo đức, đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"..., tác động không tốt đến giới trẻ

+Bản thân người trong cuộc phải gánh chịu những lên án, bất bình của dư luận xã hội...

* Giải pháp khắc phục:

+Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp và giữ gìn truyền thống "Uống nước nhớ nguồn".

+Những hình ảnh phản cảm trên cần được dư luận phê phán quyết liệt, gia đình và nhà trường phải nghiêm khắc, nhắc nhở,...

[Lưu ý cần đưa dẫn chứng thực tế để chứng minh]

c. Kết bài:Bày tỏ ý kiến riêng về hiện tượng xã hội vừa nghị luận.

+Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, văn hóa, đặc biệt là đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".

+Kiên quyết lên án và ngăn chặn những biểu hiện của lối sống vô cảm, thiếu văn hóa để xã hội lành mạnh, tiến bộ hơn.

Video liên quan

Chủ Đề