Các sinh vật sống ở phần nào của đất năm 2024

Đất là vật thể thiên nhiên, được hình thành do quá trình phong hoá các lớp đá dưới tác động của quá trình biến đổi địa chất và khí hậu lâu dài của Trái đất. Hoạt động của sinh vật (như thực vật, vi sinh vật, động vật, trong đó có cả con người) có vai trò rất lớn ảnh hưởng đến những biến đổi của đất trên Trái đất. E.P. Odum (1983) đã chỉ ra rằng nếu trên Trái đất không có sự sống thì nó chỉ có đất, không khí và nước, nhưng cả không khí và nước, đặc biệt là đất cũng hoàn toàn giống với những cái đang tồn tại hiện nay. Vì vậy đất không chỉ là yếu tố của môi trường mà còn là sản phẩm hoạt động sống của sinh giới và nó là kết quả của sự tác động tổng hợp giữa khí hậu và sinh vật.

Đất là môi trường sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm. Nhiều loài động vật thường xuyên sống trong đất, nhiều loài lại lấy đất làm nơi trú ẩn tránh điều kiện bất lợi của môi trường.

Đất luôn mang trên mình các hệ sinh thái, trong đó sinh vật được phân bố khác nhau theo chiều sâu của các lớp đất.

Tóm lại, cuộc sống của tất cả các loài sinh vật và cả con người đều phụ thuộc vào đất.

2. Thành phần của đất

Đất có chứa chất rắn, nước và không khí.

2.1. Chất rắn

Là thành phần chủ yếu chiếm toàn bộ khối lượng đất và được chia thành hai loại, đó là chất rắn vô cơ và chất rắn hữu cơ. Chất rắn vô cơ là thành phần chủ yếu chiếm 97-98% khối lượng khô tuyệt đối của đất.Trong đó khoảng 74 nguyên tố khoáng, chúng tồn tại ở cả hai dạng hòa tan và liên kết. Trong số đó có bốn nguyên tố có khối lượng lớn nhất đó là O,Si, Al, Fe, chúng chiếm tới 93% khối lượng đất. Sau đó H, C, S, P, N, các nguyên tố này cần cho đời sống của sinh vật. Những nguyên tố cây cần nhiều gọi là nguyên tố đa lượng như: C, H, O, N, S, P, K, Mg, Ca. Còn những nguyên tố cây cần ít nhưng thiếu chúng thì sẽ gây rối loạn sự sinh trưởng của cây, gọi là nguyên tố vi lượng như: Mn, Cu, Zn, Bo, Si, Mo, Co.

Chất rắn hữu cơ trong đất chủ yếu chiếm vài phần trăm khối lượng đất, nhưng lại là thành phần có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của thực vật. Hàm lượng chất hữu cơ là biểu hiện mức độ màu mỡ của đất. Các chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác chết của sinh vật. Trong đó cây xanh có sinh khối lớn nhất. Ngoài ra còn có các cành, lá, quả rụng, rễ chết của cây và xác của các sinh vật khác được vi sinh vật phân huỷ thành chất hữu cơ. Quá trình phân huỷ của vi sinh vật dưới tác dụng của không khí nước, nhiệt độ diễn ra theo hai quá trình: khoáng hóa và mùn hoá.

– Khoáng hoá là quá trình phá huỷ các chất hữu cơ thành các chất vô cơ (như các loại muối khoáng, H2O, CO2, NH3, H2S).

– Mùn hoá là quá trình tổng hợp các chất kể cả vô cơ và hữu cơ thành một hợp chất cao phân tử có màu sẫm gọi là mùn. Mùn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây, kích thích quá trình mọc rễ của cây. Trong mùn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali rất cần cho thực vật. Đất có nhiều mùn sẽ tơi xốp, có cấu trúc và giữ được ẩm tốt.

2.2. Nước trong đất

Hàm lượng nước trong đất thay đổi tùy theo khả năng giữ nước trong từng loại đất, tùy theo thời gian và loại đất trong năm. Có khi đất khô, nhưng cũng có khi đất bị nóng. Tuy nhiên độ ẩm của đất thường cao hơn độ ẩm của không khí.

2.3. Không khí trong đất

Thành phần khí của đất tương tự như thành phần khí trong khí quyển. Chúng được khuếch tán vào từ khí quyển, tuy nhiên lượng oxy trong đất thường thấp và CO2 cao hơn trong không khí do các chất hữu cơ bị phân giải bởi nấm và vi khuẩn. Hoạt động của vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ thải ra nhiều khí CO2 và cũng tạo ra một số khí độc như NH3, H2S, CH4. Ngoài ra, nếu đất bị ngập nước lâu ngày, nhiều mùn bã thực vật thối rữa có thể hình thành nên môi trường yếu khí.

3. Sinh vật sống trong đất và sự thích nghi của chúng

Đất là môi trường sinh thái khá ổn định, nên sinh vật sống trong đất khá phong phú.

3.1. Thực vật

Cấu trúc của đất ảnh hưởng tới quá trình nảy mầm của hạt. Thường những hạt nhỏ và nhẹ sẽ nảy mầm nhanh hơn trong đất nhỏ mịn, do hạt nhỏ tiếp xúc với thành phần của đất mịn tốt hơn. Còn hạt có kích thước lớn hơn nảy mầm tốt khi đất thô, hạt to. Ngoài ra quá trình hạt nảy mầm còn tùy thuộc vào kích thước và hình dạng của hạt, khả năng tiếp xúc của các thành phần đất với hạt cũng như nhiệt độ và độ ẩm của đất.

Sự phát triển của rễ cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, thành phần, cấu trúc, chất dinh dưỡng trong đất. Cây mọc trên núi đá vôi do thiếu chất dinh dưỡng và thể nền rất cứng nên rễ thân cây len lỏi vào các khe hở, vách đá, có khi rễ còn bao quanh tảng đá lớn. Không những thế rễ cây còn tiết ra axit để hoà tan đá vôi, cung cấp một phần chất khoáng cho cây. Vì thế, những cây ưa sống trên núi đá vôi thường có gỗ rắn chắc như nghiến, trai… Còn những cây có thân cỏ, mọng nước thì rễ cây chỉ thu hẹp phân bố trong một hốc đá nhỏ, sự thu nhận chất dinh dưỡng bị hạn chế nên cây sinh trưởng chậm.

Những cây mọc trên sa mạc thì thường rễ cây phát triển nông sát mặt đất để hút sương đêm. Nhưng cũng có loài rễ đâm sâu xuống đất, có khi tới 20 m để hút nước ngầm. Những cây như vậy thường có lá tiêu giảm như cây cỏ lạc đà.

Những cây mọc ở vùng ngập nước, vùng đóng băng thì rễ cây phân bố nông và rộng. Còn những cây mọc ở vùng đầm lầy nước mặn ven biển, do bị ngập nước định kỳ nên rễ cọc của cây gỗ sớm chết hoặc không phát triển, mà mọc nhiều rễ bên từ gốc thân.

3.2. Vi sinh vật

Trong đất có số lượng vi khuẩn rất lớn, với mật độ thay đổi từ một đến vài tỉ cá thể trong một g đất. Vi khuẩn có hai loại ; vi khuẩn tự dưỡng và vi khuẩn dị dưỡng. Vi khuẩn tự dưỡng có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ (như vi khuẩn cố định đạm). Còn vi khuẩn dị dưỡng phần lớn sống trong đất, chúng có khả năng phân huỷ các hợp chất hữu cơ (như các loài vi khuẩn phân hủy xenlulozo).

3.3. Động vật

Động vật sống ở đất được chia thành nhiều nhóm nhỏ, tùy theo kích thước của từng cơ thể. Sự phân chia này được dựa trên cơ sở kích thước của cơ thể động vật có ảnh hưởng tới kích thước và số lượng của các mảnh vụn mà động vật sẽ ăn và phân huỷ.

Động vật có kích thước nhỏ (macrofauna) như động vật nguyên sinh, giun tròn đến động vật có kích thước lớn hơn 20mm (megafauna) như giun đất, ốc sên sẽ cắn nhỏ các mảnh vụn hữu cơ, qua đó sắp xếp lại các mảnh vụn thực vật và thành phần hữu cơ trong đất, góp phần trực tiếp phát triển cấu trúc đất.

Có nhiều loài động vật sống suốt đời trong đất như chuột bốc xạ, chuột hốc thảo nguyên chúng có thể đào đất bằng răng để tạo ra các hang lớn. Còn các loài chuột tuy mắt kém nhưng cơ thể tròn và chắc, đặc biệt có hai chi trước rất khoẻ có tác dụng đào hang rất tốt.

Ngoài ra, có nhiều loài động vật lớn, tuy kiếm thức ăn trên mặt đất nhưng sinh sản, trốn tránh kẻ thù ở trong đất như chuột vàng, thỏ, chồn. Những con thú này thường có vuốt dài, chi trước khỏe hoặc đầu dẹt nên có khả năng đào hang rất khỏe.

4. Muối khoáng và đời sống của sinh vật

Muối khoáng tham gia vào thành phần cấu trúc của các chất sống và các thành phần khác của cơ thể. Đến nay, người ta đã biết khoảng 40 nguyên tố hoá học có trong thành phần chất sống, trong đó có 15 nguyên tố đóng vai trò thiết yếu đối với mọi sinh vật và hai nguyên tố Na và C1 rất quan trọng đối với động vật. Những nguyên tố chủ yếu tham gia vào thành phần cấu tạo của protein, gluxit, lipit là O, H,C, N, Si, P. Các muối khoáng được sinh vật lấy từ đất hay từ môi trường nước xung quanh mình (đối với sinh vật sống ở nước) để cấu tạo nên cơ thể và tham gia vào các quá trình trao đổi chất của sinh vật. Và khi sinh vật chết đi, chúng được trả lại cho môi trường.

Trong môi trường nước, muối không chỉ là nguồn thức ăn mà còn có vai trò điều hoà áp suất thẩm thấu và ion của cơ thể, duy trì sự ổn định của đời sống trong môi trường mà hàm lượng muối và ion thường xuyên biến động.

Nước và muối là nguồn vật chất cung cấp cho đời sống của sinh vật, nhưng nước còn là dung môi hoà tan các loại muối để giúp cho thực vật có khả năng tiếp nhận nguồn muối. Vì thế, những nơi giàu muối nhưng khô hạn thì thực vật cũng không thể khai thác được nguồn muối để tồn tại và phát triển. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các loại muối khoáng trong môi trường cũng tương tự như vậy. Ví dụ: cây bị đói muối nitơ thì bộ rễ không sinh trưởng được, vì thế cây cũng không kiếm được photpho, mặc dù ở đó muối photpho không hiếm. Chính vì lẽ đó mà muối tỉ lệ cao muối đã trở thành một công thức đảm bảo cho thực vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Trong đất thành phần và tỉ lệ của các loại muối khá ổn định nhờ đất có “cơ chế đệm” rất tốt, vì thế đất rất thuận lợi cho đời sống của sinh vật.

Trong hoạt động sống của sinh vật như hoạt động quang hợp ở thực vật, quá trình trao đổi chất ở động vật, các muối khoáng được sử dụng cho sự sinh trưởng và phát triển với những hàm lượng khác nhau. Những nguyên tố cần với số lượng tương đối lớn gọi là “nguyên tố đại lượng” trung bình mỗi loại cần khoảng 0,2% khối lượng khô của chất hữu cơ. Còn những nguyên tố cần với số lượng rất ít, thường ít hơn 0,2% khối lượng khô của chất hữu cơ gọi là “nguyên tố vi lượng”.

Những nguyên tố đa lượng như C, O, H, N, P, S, Cl, K, Mg đóng vai trò quan trọng trong thành phần cấu trúc của chất nguyên sinh, duy trì sự ổn định axit – bazơ trong dịch tế bào. Chẳng hạn, Mg tham gia vào việc cấu trúc của clorophin và chuyển hoá năng lượng…

Những nguyên tố vi lượng như Al, Bo, Br, Cr, Co, I, Mn, Si, Mo…. chúng đóng vai trò chìa khoá trong hoạt động của các enzym. Nhiều nguyên tố vi lượng có vai trò như các vitamin và tham gia với tư cách như chất xúc tác.

Như vậy, với tư cách là nguồn dinh dưỡng, nơi nào giàu muối nơi đó sinh vật phát triển phong phú, nơi nào thiếu muối thì sự sống trở nên nghèo nàn. Tuy vậy, muối vừa là yếu tố điều chỉnh và vừa là yếu tố giới hạn trong cả trường hợp thiếu hoặc thừa muối. Không những thế, nhiều loại muối trong điều kiện xác định còn gây độc đối với đời sống của sinh vật.

Trong môi trường nước, tỉ lệ các loài muối cũng khá ổn định, vì thế đã duy trì được sự sống bình thường của các sinh vật thuỷ sinh theo hai khía cạnh: cung cấp chất dinh dưỡng điều hoà áp suất thẩm thấu và tỉ lệ các ion trong cơ thể.

Ở nước ngọt, muối chính là cacbonat, còn ở biển là natri clorua. Những sinh vật sống ở nước ngọt và nước mặn đều là những loài hẹp muối. Giữa nước ngọt và nước mặn là nước lợ. Những sinh vật sống ở vùng nước lợ là những loài rộng muối chúng có cơ chế riêng để điều chỉnh áp suất khi tiến hành di cư từ môi trường này sang môi trường khác.