Giới hạn ôn thi đại học môn văn 2023 năm 2024

Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè: sấm, gõ, bầu trời thật thấp, gió, thổi, cát bay, lá bay, đá bay.

Câu 3.

- Biện pháp tu từ so sánh thể hiện rõ trong câu thơ “Mưa ròng ròng như triệu ngón tay…/Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ”.

- Tác dụng biện pháp so sánh:

+ Giúp hình ảnh, hiện tượng thiên nhiên (mưa) trở nên sinh động, giúp người đọc dễ dàng hình dung được cơn mưa đầu hạ.

+ Qua hình ảnh so sánh tác giả nhấn mạnh, làm nổi bật hiện tượng tự nhiên của đất trời trong một cơn giông tố, những giọt mưa mạnh mẽ trút xuống cho con người nhiều trải nghiệm, được sống trọn trong cơn giông.

+ Giúp cho lời thơ, đoạn thơ trở nên bay bổng và cuốn hút hơn.

Câu 4.

HS nêu quan điểm cá nhân.

Gợi ý:

- Cuộc sống luôn cần những thử thách, gian nan để con người trở nên mạnh mẽ hơn.

- Trước mỗi khó khăn, cần bình tĩnh nhìn nhận để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.

- Mỗi con người cần phải nuôi dưỡng trong trái tim mình một tình yêu đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống

2. Thân đoạn

  1. Giải thích:

- Cảm xúc: là tình cảm nảy sinh do có sự rung động trong lòng.

- Cân bằng cảm xúc: là khả năng điều chỉnh, quản lý cảm xúc một cách hợp lý sao cho phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu.

\=> Cân bằng cảm xúc trong cuộc sống là điều cần thiết với mỗi cá nhân.

  1. Bàn luận

- Luận điểm 1: Tại sao chúng ta cần biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống?

+ Nếu để cảm xúc chi phối cuộc sống, sẽ dễ bị mất tự chủ, mất lý trí, làm những việc không suy nghĩ kỹ, gây hậu quả xấu cho bản thân và người khác.

+ Nếu biết cân bằng cảm xúc, chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, duy trì một tâm trạng tốt, tạo ra những quan hệ tốt với người khác.

+ Cân bằng cảm xúc là một kỹ năng sống quan trọng, giúp chúng ta có được sự an toàn, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống

- Luận điểm 2: Tầm quan trọng của cân bằng cảm xúc

+ Cân bằng cảm xúc giúp chúng ta chủ động đối mặt với khó khăn, thử thách và khủng hoảng trong cuộc sống một cách hiệu quả.

+ Việc biết cân bằng các cảm xúc giúp chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn, giải quyết vấn đề và duy trì quan hệ tốt với người khác.

+ Cân bằng cảm xúc giúp chúng ta tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống và phát triển sự tự tin.

\=> Ý nghĩa: Giúp chúng ta sống có chủ động và tự tin, có sự kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình theo hoàn cảnh và mục tiêu.

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

  1. Phản đề

- Nhiều người vẫn sống theo cảm tính, không biết kiểm soát được cảm xúc của mình.

- Lối sống thiếu ý thức, chỉ biết theo đuổi những thứ thoáng qua, không biết tôn trọng giá trị của cuộc sống.

Những bí quyết ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn 2023 trên được BUTBI tổng hợp, hy vọng sẽ giúp cho các bạn học sinh lớp 12 đã tìm được cho mình phương pháp ôn luyện kì thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn hiệu quả nhất. Các em cần chuẩn bị cho mình một tâm lý ổn định, tinh thần tốt nhất để có thể đạt được điểm cao và không phụ vào sự kỳ vọng của cha mẹ và thầy cô. Chúc các bạn thành công.

Mạng xã hội Facebook đang lan truyền thông tin giới hạn 5 tác phẩm văn học không ra trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm nay, nhận được nhiều sự quan tâm và chia sẻ của cộng đồng mạng.

Theo chia sẻ, 5 tác phẩm không ra trong kì thi quốc gia là “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường); “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh châu); “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi); “Đàn ghita của Lorca” (Thanh Thảo); “Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng).

Bên cạnh đó, thông tin chia sẻ cho biết, các tác phẩm khó ra trong kì thi quốc gia năm nay là: “Vợ nhặt” (Kim Lân); “Tây Tiến” (Quang Dũng).

Ngoài ra, thông tin này có lời khuyên nên ôn các tác phẩm còn lại và một số tác phẩm lớp 11 như: “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam); “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân); “Chí Phèo” (Nam Cao); “Vội vàng” (Xuân Diệu); “Tràng giang” (Huy Cận); “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử); “Từ ấy” (Tố Hữu).

Giới hạn ôn thi đại học môn văn 2023 năm 2024
Mạng xã hội Facebook đang lan truyền thông tin giới hạn 5 tác phẩm văn học không ra trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm nay. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Chúng tôi khẳng định, những thông tin được chia sẻ như trên là thất thiệt, không có cơ sở. Bởi năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo không công bố đề minh họa cho kì thi quốc gia. Học sinh dựa vào đề minh họa và đề chính thức của năm 2019 để ôn tập cho kì thi năm 2020.

Về tác phẩm văn học, "Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi), “Đàn ghita của Lorca” (Thanh Thảo) – đây là 2 bài đọc thêm của chương trình Giáo dục Thường xuyên, chương trình phổ thông được học chính khóa.

Tuy nhiên, đề thi quốc gia môn Ngữ văn được ra chung cho cả chương trình Giáo dục Thường xuyên và phổ thông nên 2 tác phẩm này học sinh chỉ cần nắm những nội dung cốt lõi cho biết.

Nhận định, các tác phẩm khó ra trong kì thi quốc gia năm nay như “Vợ nhặt” (Kim Lân); “Tây Tiến” (Quang Dũng) là hoàn toàn không sai lầm. Bởi, một số tác phẩm như “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm”, “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)… cũng thường xuyên được ra đề thi.

Học sinh không cần ôn các tác phẩm lớp 11, vì nội dung đề thi môn Ngữ văn năm 2019 và năm 2020 chỉ ra trong chương trình lớp 12.

Ôn thi môn Ngữ văn cần lưu ý những gì?

Thầy Nguyễn Việt Đức, giáo viên bậc trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra lời khuyên và những kinh nghiệm cho việc ôn tập môn Ngữ văn như sau.

Thứ nhất, phần đọc - hiểu, học sinh dành thời gian giải quyết không quá 20 phút.

Lưu ý khi giải quyết đề: Bước 1, đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa, chú ý câu yêu cầu nhiều vế; Bước 2, đọc văn bản, lần lượt trả lời; Bước 3, xác định phương án trả lời.

Cụ thể, câu 1 thường hỏi các nội dung như: thể thơ/tìm chi tiết/hình ảnh/từ ngữ trong văn bản... (năm 2020 hạn chế hỏi các câu kiến thức như phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, phương thức biểu đạt…).

Câu 2, thường hỏi các nội dung như: tác dụng của biện pháp tu từ/ý nghĩa của từ/cụm từ/hình ảnh trong văn bản/tác dụng của một nhận định/dẫn chứng trong văn bản...

Hai câu hỏi này cần trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm, tránh diễn đạt dài dòng mất thời gian không đáng có.

Câu 3, đề yêu cầu mức độ thông hiểu, vì vậy câu hỏi sẽ khó hơn. Cần lý giải hợp lý, đảm bảo độ dài của câu trả lời (khoảng 3 dòng).

Câu 4, ở mức độ vận dụng, vì vậy câu sẽ có độ mở nhất định cho học sinh trả lời theo quan điểm cá nhân.

Tuy nhiên lập luận của các em phải mang tính thuyết phục, nên cộng hưởng với đề. Nêu quan điểm, thuyết phục, rõ ràng (lưu ý câu 4 phải đạt độ dài khoảng 4 dòng).

Thứ hai, phần Làm văn. Câu 1, nghị luận xã hội dành khoảng 20 đến 30 phút. Nhất định phải gạch ý ra giấy nháp rồi viết, không viết theo cảm tính, lan man.

Câu hỏi thường hướng đến hiện thực cuộc sống, mang tính tích cực, vì vậy hãy viết theo chiều hướng tích cực. Có thể sử dụng dẫn chứng nhưng không sa đà thành kể lể. Chú ý hình thức đoạn văn, không quá dài, không tách đoạn...

Câu 2, nghị luận văn học nên viết trong thời gian 70 đến 80 phút. Không học tủ, không học vẹt, hãy học hiểu.

Nên tập trung chú ý một số tác phẩm: Nhóm 1 (“Việt Bắc” – Tố Hữu, “Sóng” – Xuân Quỳnh, “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm);

Nhóm 2 (“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ, “Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân);

Nhóm 3 (“Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành, “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh). Nhóm 4 (“Chiếc thuyền ngoài xa” - Nguyễn Minh Châu, “Vợ nhặt” – Kim Lân...)

Đề thi chắc chắn không hỏi dạng đơn (đơn giản, một ý) mà sẽ có nhiều vế, có từ khóa (các dạng như nhận định, hai chi tiết, hình tượng, đoạn văn đoạn thơ... sau đó nhận xét hoặc rút ra một vấn đề phù hợp).