Hướng dẫn vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề

Việc chơi trò chơi đóng vai là một trong những cách mà qua đó ngôn ngữ có thể được dạy và học. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một số những bí quyết để thực hiện trò chơi đóng vai thành công nhằm giúp cho những đứa trẻ sắp đến trường cơ hội được học tập.

Nội dung chính

  • Trò chơi đóng vai theo chủ đề là gì?
  • Một số lợi ích của trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mầm non
  • Gợi ý các chủ đề trò chơi hữu ích mà phụ huynh và giáo viên nên tổ chức cho trẻ
  • Chương trình đào tạo tích hợp thông qua các bài giảng giúp trẻ phát triển 9 kỹ năng tại American Learning Lab
  • Video liên quan

Trò chơi đóng vai là một hoạt động tự nhiên dành cho những đứa trẻ thích thú với môi trường xung quanh gần gũi của chúng, con người trong cuộc sống và đối tượng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày. Ví dụ, đứa trẻ sống trong một gia đình, khi trẻ được mua một con búp bê thì trẻ sẽ rất thích được "giả bộ làm mẹ", đút cho búp bê ăn và thay tã cho búp bê.

Các chuyên gia đều có sự nhất trí chung rằng việc chơi trò đóng vai đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Ví dụ, chuyên gia Angela Uchoa Branco từ trường đại học Brasilia, Brazil nói rằng, "Tầm quan trọng của trò chơi đóng vai đối với sự phát triển của trẻ là một điều rất đáng ghi nhận."

Một chuyên gia khác, Arve Gunnestad, đã mô tả việc chơi trò đóng vai giống như là một "lộ trình quý giá để học tập" trong bài trình bày của cô tại buổi học thường niên lần thứ 3 bàn về vấn đề mạng lưới đào tạo giáo viên tại các trường mầm non và vấn đề phát triển trường mầm non ở Nam Phi.

Ở một góc độ của việc đóng một vai trò nào đó, có rất nhiều cơ hội dành cho trẻ em chưa đến tuổi đến trường trong việc phát triển những kĩ năng sau:

  • Kĩ năng xã hội - Học tập cách giao tiếp với những đứa trẻ khác
  • Phát triển ngôn ngữ - Học từ mới
  • Kĩ năng xúc cảm - Học cách xử lý những xúc cảm có thể nảy sinh trong quá trình đóng vai ví dụ như sợ hãi lúc bị tiêm thuốc khi đóng vai là một bệnh nhân.
  • Những kĩ năng thực tế - Học cách thực hiện những nhiệm vụ thiết thực trong khi bắt chước các hoạt động chẳng hạn như trải bàn cho buổi ăn tối hoặc chuẩn bị thức ăn.

Gần đây nhất, theo Doris Berger, tác giả của quyển sách The Role Of Pretend Play in Children's Cognitive Development, thì việc chơi trò chơi giả bộ được cho là một sự phát triển tăng tốc của lý thuyết trình bày mang tính trí tuệ, việc giải quyết vấn đề, các kĩ năng thương lượng, mục tiêu tìm kiếm, khả năng ngôn ngữ và xã hội cùng với sự phát triển kĩ năng ở nhà trường.

Phát triển khả năng đóng vai

Vì chơi trò đóng vai là một hoạt động tự nhiên dành cho trẻ, trẻ không cần học cách phải làm sao để 'giả vờ'. Tuy nhiên, sẽ thật là tốt hơn nếu cha mẹ và giáo viên có thể chuẩn bị một môi trường mà có lợi cho khả năng đóng vai của trẻ và bao gồm cả chính họ vào trong sự phát triển của trò chơi đóng vai.

Hãy ghi nhớ rằng điều quan trọng ở đây là phụ huynh và thầy cô không kiềm chế những hoạt động vui chơi của trẻ và dập tắt những sáng kiến và sáng tạo của chúng.

Ví dụ, một giáo viên cùng với một nhóm trẻ đang chơi trò đóng vai trong phòng khám có thể giả làm bệnh nhân bên cạnh trẻ. Nếu trẻ giả bị đau bao tử, thì giáo viên có thể giả bị một chứng bệnh khác.

Sau đó sẽ thực hiện khả năng đóng vai đối với những trò chơi mới - với một loạt những triệu chứng mới, sử dụng những trang thiết bị khác của bác sĩ và các toa thuốc khác nhau.

Trẻ cũng sẽ phải suy nghĩ một cách hợp lý để phản ứng với những thay đổi được giới thiệu bởi các giáo viên.

Chuẩn bị một môi trường có lợi cho trò đóng vai

Để đẩy mạnh trò đóng vai trong lớp học, giáo viên có thể để riêng một 'góc tưởng tượng' với một chủ đề khác nhau vào mỗi tháng. Trẻ có thể được khuyến khích để đem các món đồ từ nhà để đóng góp vào góc tưởng tượng của chúng.

Ví dụ, nếu như góc đó là một cửa hàng tưởng tượng, trẻ có thể mang các loại chai và hộp bìa cứng trống, máy đếm tiền đồ chơi, và đồng phục cho người bán hàng mặc.

Sẽ rất lý tưởng nếu các bậc phụ huynh cũng được thông báo về chủ đề để họ cũng có thể đóng một vai trong đó, có thể thực hiện bằng cách dẫn trẻ đến cửa hàng, khuyến khích các cuộc trò chuyện qua lại giữa trẻ và người bán hàng, qua đó có thể tăng cường việc học của trẻ.

30/07/21

Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Khi tham gia trò chơi này, trẻ được thể hiện mình, phát triển các tư duy và kỹ năng mềm. Vậy trò chơi đóng vai theo chủ đề chính xác là gì và tại sao nó lại quan trọng như vậy?

Hướng dẫn vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề

Các trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là gì?

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là đặc trưng của các hoạt động nhóm. Các bé sẽ được hóa thân thành hoàng tử, công chúa,.. hoặc bất cứ nhân vật hoạt hình nào mà chúng thích. Ở trò chơi này, trẻ tự mình tập hợp thành nhóm chơi, đoàn kết với nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

Hay nói cách khác, trò chơi đóng vai theo chủ đề thôi thúc các bé đến với nhau, hình thành cho trẻ kỹ năng hợp tác với các trẻ khác trong cùng độ tuổi hoặc với trẻ ở độ tuổi khác nhau.

Một số lợi ích của trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mầm non

Việc tạo điều kiện cho bé vào những vai trò khác nhau kích thích trí tò mò, sự thích thú của trẻ góp phần tích cực vào sự phát triển trí tuệ của trẻ. Giúp cho việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dễ dàng hơn bao giờ hết.

Trẻ cảm thấy hào hứng khi được tham gia các trò chơi đóng vai theo chủ đề

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề giúp bé phát huy trí tưởng tượng phong phú. Ví dụ, trong trò chơi bác sĩ, trẻ có thể tự tưởng tượng các bạn bên cạnh chính là bệnh nhân và được bé khám bệnh cho. Chính trò chơi này giúp cho bé cải thiện được trí tưởng tượng phong phú vô hạn của bản thân.

  • Khả năng học và làm việc theo nhóm

Trong quá trình chơi, trẻ sẽ tự phân vai với các bạn và phát triển tình tiết câu chuyện giúp trẻ rèn luyện được khả năng làm nhóm. Sự hợp tác trong công việc được gia tăng hay trong các trò chơi giúp bé thấy được vai trò tập thể và những lợi ý khi tham gia hoạt động nhóm.

  • Phát triển kỹ năng tự kiểm soát

Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành tính tự kiểm soát trong suốt trò chơi. Khi tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai, đứa bé buộc phải chú ý và ghi nhớ có chủ đích và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè. Khả năng tự kiểm soát giúp các bé hòa đồng hơn với bạn bè và sống vui vẻ với tập thể.

  • Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

Khi tham gia, trẻ sẽ tưởng tượng ra các tình huống và học cách giải quyết vấn đề. Trẻ sẽ cùng bạn phân vai và xác định câu chuyện sẽ diễn như thế nào. Và nếu có nảy sinh khó khăn trong quá trình chơi, trẻ sẽ học được tính kiên nhẫn, tiếp tục xác định lại nội dung trò chơi và thương lượng giải quyết vấn đề cùng bạn chơi.

  • Phát triển kỹ năng tư duy

Các trò chơi đóng vai theo chủ đề thường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tư duy của trẻ. Chính việc nhập vai khiến trẻ có thể đứng ở vị trí khác và suy nghĩ, sau đó hành động theo hướng tư duy được xem là chính xác của trẻ.

Gợi ý các chủ đề trò chơi hữu ích mà phụ huynh và giáo viên nên tổ chức cho trẻ

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi cho cho thầy cô và quý vị phụ huynh một số trò chơi dạy kỹ năng sống cho trẻ hữu hiệu nhất.

Cách chơi của trò này là một bé sẽ đóng vai làm bệnh nhân, người còn lại sẽ đóng vai bác sĩ. Các bé sẽ học hỏi nhiều về công việc liên quan đến việc khám chữa bệnh thông qua trò chơi này thông qua cách sử dụng ống nghe đeo vào tai, tiêm thuốc cho bệnh nhân,.. Chính điều này khiến các bé thêm yêu người lao động, hoặc thậm chí hình thành ước mơ cho tương lai sau này.

Ở trò chơi này, các bé sẽ bày biện đồ chơi, quần áo hay bất cứ những gì bé có, dùng những mảnh giấy nhỏ nhỏ làm tiền để bé chơi với các bạn. Trò chơi này khiến các bé hiểu về giá trị của những thứ xung quanh, giúp các bé gắn kết với bạn bè và trở nên hòa đồng hơn.

Một ví dụ gần gũi nhất là trong trò chơi “mẹ con”, các bé sẽ giả vờ là mẹ cho con ăn, hát ru cho con ngủ, đi chợ mua đồ nấu cho con ăn,.. và nhiều hoạt động khác. Điều này khiến các bé yêu mẹ hơn, gắn kết tình cảm gia đình, và nhận thức sâu sắc hơn mái ấm gia đình.

Có thể, trong trò chơi mẹ con, bé rất thích làm mẹ nhưng vẫn nhường cho bạn vai mẹ trong mối quan hệ “mẹ con”. Chính điều này giúp các bé nhường nhịn hơn, biết sẻ chia và hòa nhã với các bạn.

Các bé sẽ dùng tất cả vật có sẵn ở xung quanh như: lá cây, rau củ, trái cây,.. để chế biến món ăn. Trẻ sẽ tự mình suy nghĩ theo những hành động mà chúng nhìn thấy mẹ làm hằng ngày. Chính cách này, khiến chúng yêu việc nấu ăn, và trở nên vui vẻ hơn.

Chương trình đào tạo tích hợp thông qua các bài giảng giúp trẻ phát triển 9 kỹ năng tại American Learning Lab

American Learning Lab – Trung tâm tiếng Anh cho trẻ mầm non hàng đầu tại Tp.hcm mang đến cho trẻ một nền tảng tiếng Anh vững chắc và hành trang kỹ năng cần thiết của Thế Kỷ 21. Đồng thời, trung tâm cũng chú trọng không kém vào việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

Chương trình đào tạo tích hợp thông qua các bài giảng giúp trẻ phát triển 9 kỹ năng tại American Learning Lab

Trong suốt quá trình giảng dạy, các giảng viên tại American Learning Lab luôn lồng ghép 9 kỹ năng cốt lõi gồm: lòng can đảm, trung thực, kiên trì, biết ơn, trách nhiệm, tử tế, đồng cảm, kỷ luật tự giác, suy nghĩ tích cực vào quá trình giảng dạy. Phương pháp này giúp trẻ hình thành thói quen ham học hỏi và biết cách ứng xử trong cuộc sống. Quan trọng hơn, các bé sẽ học cách để biết sống độc lập, tự tin, có trách nhiệm với bản thân cũng như xã hội.

Thông tin chi tiết về chương trình học tiếng Anh tại ALAB: https://alab.edu.vn/
Hệ thống các trung tâm ALAB tại Việt Nam: https://alab.edu.vn/he-thong-trung-tam