Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ

Trong chiếc xe ô tô, tất cả các bộ phận đều đảm nhận một vai trò quan trọng riêng. Đặc biệt phanh ô tô là bộ phận cốt yếu để hạn chế và dừng chuyển động của xe.

Phanh xe ô tô đảm bảo cho sự an toàn của người sử dụng đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp. Cùng Tạp Chí Lái Xe nhận biết nhanh các dấu hiệu hệ thống phanh xe đang gặp trục trặc để tìm hướng giải quyết kịp thời.

1. Các loại phanh xe ô tô, ưu nhược điểm từng loại phanh

Nguyên lý hoạt động của phanh xe rất đơn giản, khi muốn xe giảm tốc hoặc dừng lại, người điều khiển xe chỉ cần đạp phanh một lực vừa đủ để bánh xe quay chậm lại hoặc dừng hẳn.

Hiện nay trên thị trường có 3 loại phanh xe ô tô chính. Mỗi loại điều có những ưu nhược điểm riêng:

Phanh tang trống

Phanh tang trống hay còn gọi là phanh guốc, lý do có tên là phanh guốc vì phanh sử dụng má phanh áp vào mặt của guốc phanh.

Phanh tang trống gồm các bộ phận:

  • Guốc phanh: Được làm từ chất liệu nhôm đúc, có trọng lượng nhẹ và tính tản nhiệt tốt. Guốc phanh có kiểu dáng và thiết kế riêng cho từng mẫu xe, kiểu dáng xe.
  • Mâm phanh: là phần để gắn các bộ phận với nhau thành một cụm phanh. Vị trí của mâm phanh là trục bánh sau hoặc khớp lái ở cầu trước. Mâm phanh có hình dạng tròn, trên bề mặt mâm có nhiều lỗ, vấu lồi để gắn xilanh thủy lực, lò xo giữ guốc phanh và cáp phanh tay.
  • Má phanh được gắn vào guốc bằng cách dán keo, tán rivet hay bắt bu lông. Má phanh dán được sử dụng nhiều nhất do ưu điểm tận dụng được tối đa bề dày của má, khi mòn không bị đinh tán làm hư mặt trong của trống phanh.
  • Lò xò: Có 2 lò xò, một để kéo guốc phanh về vị trí nhả phanh, một giữ guốc phanh tựa vào mâm phanh.
  • Bộ điều chỉnh guốc phanh: Có nhiệm vụ để các guốc phanh được điều chỉnh theo chu kỳ và để giữ cho má phanh sát với bề mặt trống phanh. Nếu khe hở giữa má phanh và bề mặt trống phanh quá lớn sẽ khiến việc phanh xe diễn ra chậm, dễ gây tai nạn.
  • Trống phanh: Gọi là trống phanh vì bộ phận này có hình dáng như cái trống, được gắn vào trục bánh xe và quay cùng với bánh xe.

Ưu điểm của phanh tang trống:

  • Hệ thống phanh có hiệu quả cả trong quá trình xe di chuyển tiến tới hay lùi lại đều như nhau.
  • Cấu tạo đơn giản, ít hỏng vặt.
  • Chi phí sửa chữa thay thế thấp.

Nhược điểm của phanh tang trống:

  • Lực tác động để hãm phanh lớn nhưng hiệu suất phanh không cao và dễ bị bó cứng phanh hay bị trượt bánh, lệch tâm xe…
  • Vì có giá thành thấp nên chỉ được sử dụng chủ yếu cho các dòng xe giá rẻ.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Phanh tang trống

Phanh đĩa

Phanh đĩa được chi làm 2 loại là phanh đĩa quay và vỏ quay.

  • Loại đĩa quay: Đĩa phanh nằm ở ngoài, có trọng lượng nhỏ nên thường được sử dụng ở phanh trước hoặc phanh tay ở ô tô tải. Loại đĩa quay dễ bị hư hỏng do bụi bẩn rơi vào khi chạy ở các tuyến đường đất đá nhiều cát bụi.
  • Loại vỏ quay: Các piston và xilanh sẽ đẩy phần đĩa phanh di chuyển trong mặt phẳng quay của bánh xe theo hướng ngược chiều nhau. Đĩa phanh có các rãnh nghiêng nên các viên bi có thể chạy theo đó để ép các đĩa ma sát vào vỏ giúp cho xe dừng lại ngay.

Thường được sử dụng trong các dòng xe phổ thông. Phanh có cấu tạo từ nhiều bộ phận như đệm thắng, bố thắng…

Chất liệu của phanh được làm từ thép, đĩa phanh được gắn cố định vào trục bánh tuy nhiên vẫn có thể tháo ra để dễ dàng thay thế sửa chữa khi cần thiết.

Ưu điểm của phanh đĩa:

  • Gọn nhẹ, thiết kế đơn giản.
  • Ổn định khi phanh, lực thắng đều nhau không xảy ra hiện tượng lệch tâm hay trượt bánh khi phanh gấp.
  • Áp suất bề mặt của má phanh phân bố đều.
  • Khả năng thoát nước tốt, mỗi khi má phanh bị mòn sẽ tự điều chỉnh được kích thước kẻ hở giữa má phanh và đĩa phanh.
  • Dễ dàng kết hợp được với các công nghệ chống trượt bánh, chống bó cứng phanh…

Nhược điểm phanh đĩa:

  • Di chuyển trên các đoạn đường nhiều cát dễ bị bào mòn, hư hỏng khi cát lọt vào bên trong.
  • Phù hợp với nhiều dòng xe phổ thông.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Phanh đĩa

Phanh khí nén

Phanh khí nén thường dùng cho các xe có tải trọng lớn như xe vận chuyển hàng hóa, xe container, xe bus, xe khách trên 50 chỗ ngồi. Do đó phanh khí nén có kết cấu hết sức phức tạp.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Hệ thống phanh khí nén

Nguyên lý hoạt động của phanh khí nén là trên phanh khí nén có 3 cửa, mỗi cửa nối hướng tới một đường khí khác nhau gồm một ống dẫn chính từ bình tích khí, một đường dẫn tới các xylanh và đường đến các bình chứa phụ.

Ưu điểm của phanh khí nén:

  • Ưu điểm lớn nhất của phanh khí nén chính là nếu xảy ra tình trạng rò rỉ thì phương tiện sẽ lập tức dừng lại do phanh kích hoạt hệ thống tự động phanh.
  • Có độ an toàn cao vì không xảy ra hiện tượng dầu phanh chảy khỏi hệ thống.

Nhược điểm của phanh khí nén:

  • Cấu tạo phức tạp, kích thước lớn.
  • Độ nhạy của phanh thấp.
  • Giá thành tương đối cao.
  • Chỉ phù hợp với xe có tải trọng lớn.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Phanh khí nén

2. Vì sao cần phải bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô?

Khi hệ thống phanh bị hỏng hoặc hoạt động không tốt sẽ gây mất an toàn khi lái xe, thậm chí có thể gây nên hậu quả rất nghiêm trọng. Vì vậy, việc bảo dưỡng hệ thống phanh xe là vô cùng cần thiết và phải được thực hiện định kỳ.

Việc bảo dưỡng xe mang lại các lợi ý ích sau cho xe cũng như người sử dụng:

  • Đảm bảo hệ thống xe luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất, giúp cho việc lái xe an toàn.
  • Giúp tăng tuổi thọ của hệ thống phanh, hạn chế việc phải thay sửa chữa phanh.
  • Sớm phát hiện ra những vấn đề bất thường liên quan đến hệ thống phanh: mòn má phanh, mòn đĩa phanh,… để có những can thiệp sửa chữa kịp thời.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Bảo dưỡng phanh xe ô tô

3. Dấu hiệu cảnh báo hệ thống phanh ô tô đang gặp vấn đề

3.1 Âm thanh kỳ lạ

Khi đạp phanh hoặc trong quá trình di chuyển xuất hiện những âm thanh kỳ lạ chính là dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết nhất khi hệ thống phanh gặp vấn đề.

Tiếng rít phát ra đều đặn

Nguyên nhân gây ra những tiếng rít khi đạp phanh có thể bắt nguồn từ các nguyên nhau sau:

  • Trời mưa hoặc xe được rửa chưa kịp khô má và đĩa phanh. Sau khoảng 5 - 10 phút đĩa phanh khô tình trạng tiếng kêu rít sẽ biến mất.
  • Má phanh làm việc không ăn khớp.
  • Má phanh bị mòn khiến cho kim loại tiếp xúc trực tiếp với rotor. Mỗi khi phanh xe thì 2 bộ phận kim loại này lại ma sát với nhau tạo nên âm thanh. Tình trạng này kéo dài lâu có thể gây hỏng các khối quay của phanh.
  • Ngoài ra nguyên nhân có thể đến từ tấm chống ồn má phanh, đĩa phanh bị đảo, piston phanh bị kẹt cu-pen, chốt phanh bị kẹt,..

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Đạp phanh phát ra âm thanh lạ

Tiếng kêu không phát ra liên tục và kêu không lớn

Để có thể giúp má phanh chuyển động được và ép vào mặt trong của trống phanh (đối với phanh tang trống) hoặc đĩa phanh (với phanh đĩa), các má phanh được lắp trên một hệ thống giá, trong đó có một bộ phận nhỏ nhưng quan trọng là ắc suốt phanh.

Ắc suốt phanh nếu không được bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ sẽ gây ra tiếng khi đạp phanh.

Trong quá trình sử dụng xe, bụi bẩn và nước sẽ bám vào trong hệ thống xe gây hoen rỉ. Xe sử dụng liên tục sẽ tạo ra quá trình cọ sát liên tục trong điều kiện khắc nghiệt làm cho ắc suốt phanh bị mòn và gây ra âm thanh.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Âm thanh kỳ lạ

3.2 Đạp chân phanh nhưng thấy bị hẫng

Đối với phanh xe hoạt động bình thường, khi đạp phanh xe người điều khiển sẽ cảm thấy một lực đẩy nhẹ tạo nên sức nặng để người lái không bị đạp phanh quá mạnh tạo nên tình trạng phanh gấp.

Khi đạp phanh không cảm thấy lực đẩy này tức là phanh xe đã bị hẫng. Nguyên nhân có thể là do xylanh phanh đã bị thủng, bị rổ khiến cho dầu bị trả lại mỗi khi người lái đạp phanh.

Nguyên nhân khác có thể là do ô dẫn dầu bị nứt làm dầu rò rỉ ra bên ngoài.

Hai nguyên nhân chính trên khiến cho áp suất trong hệ thống phanh không được duy trì đều đặn dẫn tới việc phanh xe bị hẫng không hoạt động.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Kiểm tra dầu phanh

>> THAM KHẢO NGAY Cách lựa chọn loại dầu nhớt xe ô tô TỐT NHẤT cho xe của bạn

3.3 Chân phanh quá nặng

Khi đạp phanh xe sẽ có 1 lực đẩy nhẹ để ngăn việc phanh gấp, tuy nhiên lực đẩy này không gây ra khó khăn cho người lái xe. Nếu như đạp phanh cảm thấy quá nặng chân chứng tổ bộ phận phanh xe có vấn đề.

Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ:

  • Đường ống dẫn dầu bị tắt nghẽn
  • Trợ lực chân không của phanh bị hỏng

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Chân phanh nặng

3.4 Lực kéo bất thường

Trong quá trình điều khiển xe và phanh xe, nếu xe có hiện tượng tự động rẻ trái hoặc phải bất thường thì phanh chắc chắn đang gặp vấn đề.

Nguyên nhân có thể đến từ việc một caliper bị mắc kẹt, khiến cho một bánh xe bị ma sát nhiều hơn các bánh xe khác, thế nên chiếc xe có xu hướng bị rẽ sang phía bánh có có caliper bị kẹt.

Lực kéo bất thường này không hẵn là do hệ thống phanh bị lỗi, có thể bắt nguồn từ các nguyên do như lốp xe không đều, bị mòn, hệ thống treo bị hư…

3.5 Má phanh mòn

Hệ thống phanh hoạt động chủ yếu là nhờ vào lực ma sát để làm cho chiếc xe chạy chậm hoặc dừng lại. Khi xe phanh nhiều dễ khiến cho phần má phanh bị mòn, khiến cho chúng hoạt động kém hiệu quả hơn.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Các dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết má phanh ô tô bị mòn

3.6 Rung động

Trong trường hợp xe hoạt động bình thường mà khi đạp phanh bị rung có thể do hệ thống phanh xe đang gặp hư hỏng.

Nguyên nhân có thể do rotor bị biến dạng, bề mặt không đồng đều của rotor chỉ có thể cảm nhận qua độ rung khi đạp phanh xe.

Rotor bị biến dạng là do nhiệt sinh ra gây nên ma sát lớn khi xe xuống núi hoặc kéo vật nặng và phanh đột ngột. Cần đem xe đến gara để kiểm tra ngay không nên kéo dài tránh hư rotor.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Xe rung lắc

3.7 Phanh bị bó

Thông thường sau khi phanh xe và nhả ra, xe sẽ lướt nhẹ. Nếu xe không lướt chứng tỏ phanh đã bị bó, thường là do lò xo kéo của xe bị má phanh làm hỏng.

Hoặc cũng có thể nguyên nhân là do khô dầu, bộ phận xylanh của xe bị kẹt, hay do thao tác khi lái xe không đúng.

Để giải quyết tình trạng này cần mang xe đi kiểm tra, vệ sinh và tra dầu bôi trơn để phanh hoạt động ổn định trở lại.

4. Khi nào cần phải thay thế phanh ô tô?

Trong quá trình lái xe có thể nhận biết được khi nào nên bảo dưỡng hay thay thế phanh ô tô thông qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Đèn phanh lúc nào cũng sáng: Nguyên nhân có thể là do cảm biến ABS bị bẩn, cảm biến ở bánh xe bị hư hỏng, bộ phận điều khiển ABS không hoạt động hoặc cũng có thể là do dầu phanh gần hết, xuống thấp đến mức báo động.
  • Khi phanh xe nhào về một bên, xe bị đảo: Lực phanh giữa các bánh xe không đều có thể là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này
  • Phanh không ăn: Nguyên nhân của dấu hiệu này có thể là do dầu bị kẹt trong đường ống, má phanh quá cứng hoặc quá mềm, má phanh bị mòn, cơ cấu phanh bị kẹt…
  • Phanh bị bó: Khi phanh phải làm việc trong một thời gian dài liên tục sẽ gây ra hiện tượng kẹt piston phanh, không bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng không đúng cách, hệ thống phanh xe không được bảo dưỡng hoặc cũng có thể mỡ bôi được dùng không phù hợp trơn trong một thời gian dài.
  • Có tiếng kêu bất thường khi phanh: Má phanh bị mòn dẫn đến phát ra tiếng kêu mỗi khi nhấn phanh hoặc khi thay má phanh mới không láng đĩa.
  • Khi phanh có hiện tượng bàn đạp nhấp nhô: Đĩa phanh bị mòn không đều, đĩa bị đảo. Khi đạp phanh, má phanh sẽ ép vào đĩa phanh làm cho bàn đạp có hiện tượng rung lắc.
  • Bàn đạp bị đạp sát sàn: Dầu phanh bị lẫn nước hoặc có hiện trạng rò rỉ, không tạo đủ áp lực cho hệ thống phanh.
  • Khi không phanh xe vẫn có tiếng kêu bất thường ở hệ thống phanh: Má phanh quá mòn là nguyên nhân chính, cũng có thể do điều chỉnh khe hở má phanh và trống phanh bị sai, bị bó.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Thay dầu phanh

Ngoài ra không cần phải điều khiển xe cũng có thể kiểm tra phanh xe xem phanh có hoạt động bình thường không bằng các cách sau:

  • Khi chưa nổ máy, đạp phanh không thấy cứng bàn đạp phanh: hệ thống phanh đã gặp vấn đề,cần phải kiểm tra ngay nhằm kịp thời xử lý vấn đề mà xe đang gặp phải.
  • Má phanh mòn không đều: Kẹt ắc suốt phanh hoặc do đĩa phanh mòn không đều, kẹt piston phanh. Cần phải thay má phanh ngay lập tức.
  • Đường ống dầu phanh bị nứt, rạn: Phanh không có dầu thì không thể hoạt động tốt được, cần mang đến trung tâm uy tín để được kiểm tra và sửa chữa.
  • Kiểm tra dầu phanh: Nếu dầu phanh có lẫn tạp chất sẽ khiến cho phanh hoạt động không tốt, rất dễ gây nên tai nạn khi tham gia giao thông. Nếu mực dầu thường xuyên xuống thấp hơn mức quy định rất có thể hệ thống ống dẫn dầu phanh bị nứt rạn.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Cách kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh

5. Kinh nghiệm sử dụng thắng xe ô tô an toàn

Kiểm tra má phanh, đĩa phanh ô tô

Các chuyên gia về ô tô có lời khuyên nên kiểm tra và thay má phanh sau 38.000km mà xe đã di chuyển, hoặc sau 2 năm hoạt động của xe.

Nếu xe thường xuyên di chuyển trong khu dân cư đông đúc và phải sử dụng phanh thường xuyên thì thời gian thay phanh sẽ sớm hơn.

Do đó, thời gian chính xác để thay má phanh rất khó biết, cần phải đem xe đi kiểm tra định kỳ để biết khi nào cần phải thay má phanh.

Khi phanh xe gặp các trường hợp như phanh có tiếng kêu lạ, phanh bị lệch thì chủ xe nên nghĩ ngay đến trường hợp má phanh đã bị mòn và cần mang đi bão dưỡng.

Một số dòng xe hiện đại ngày nay sẽ được trang bị cảm biến báo mòn để thông báo cho chủ xe biết về tình trạng của phanh.

Dấu hiệu đảo, rung lắc, “cướp lái” khi phanh là một trong những dấu hiệu cảnh báo việc đĩa phanh cần được kiểm tra và thay thế khi cần thiết. Tuy nhiên, việc kiểm tra đĩa phanh ô tô phải gỡ bánh xe mới có thể thực hiện được.

Do đó, cần phải mang xe đi đến các trung tâm, gara uy tín để thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng má phanh cũng như đĩa phanh. Việc làm này không những tốt cho xe của bạn mà còn an toàn trong mọi tình huống có thể xảy ra khi lái xe.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Má phanh

Đèn báo ABS bật sáng

Đèn báo ABS sáng là hiện tượng thường gặp khi lái xe. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần sửa chữa hệ thống phanh ABS khi đèn báo này xuất hiện.

Nguyên nhân có thể là do phanh tay không được hạ xuống hết khiến cho đèn báo ABS bật sáng.

Nếu thấy đèn báo ABS sáng thì hãy kiểm tra xem phanh tay được hạ xuống đúng cách hay chưa, nếu chưa thì hãy hạ phanh tay xuống hết mức và kiểm tra xem đèn báo ABS còn sáng không.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Phanh tay

Nguyên nhân khác khiến đèn ABS là do áp suất dầu trong hệ thống phanh bị giảm. Khí áp suất dầu giảm sẽ làm cho hiệu quả khi phanh bị giảm theo.

Mạch dầu phanh bị rò rỉ cũng là nguyên nhân khiến cho áp suất dầu trong hệ thống phanh thay đổi khiến cho đèn ABS sáng.

Cuối cùng là kiểm tra các cảm biến trong hệ thống ABS, bụi bẩn, cát, nước có thể làm cho hệ thống cảm biển hoạt động không tốt khiến đèn báo ABS bật sáng ngay cả khi động cơ đã nổ.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Đèn báo ABS

Kiểm tra dầu phanh

Dầu phanh cần được thay và kiểm tra định kỳ. Dầu phanh giúp cho hệ thống hoạt động trơn tru hơn cũng như tăng hiệu quả khi phanh xe.

Các nhà sản xuất khuyến cáo nên thay dầu phanh định kỳ 2 năm, đối với thời tiết nắng bụi của Việt Nam thì bạn nên thay dầu phanh sớm hơn định kỳ một chút.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Dầu phanh

>> Bạn đã biết cách CHỌN ĐÚNG loại DẦU NHỚT phù hợp với xe mình chưa? Tham khảo ngay TẠI ĐÂY nhé!

Kỹ năng xử lý tốc độ

Những tài xe lâu năm luôn có kỹ năng xử lý tốc độ trong mọi tình huống, quan sát rộng để tránh gặp tình huống quá bật ngờ khiến phải phanh gấp.

Đi xe trong phố không nên chạy với tốc độ quá nhanh để phải đạp phanh liên tục dẫn đến việc phanh bị hao mòn nhanh.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Kỹ năng xử lý tốc độ

Giảm tốc kết hợp phanh và số

Đây là kỹ thuật giúp qua khúc cua nhanh nhất. Đối với những người mới lái xe thì kỹ thuật này có vẻ hơi phức tạp và khó thực hiện.

Khi đến khúc cua, chân phải chuyển từ chân ga sang chân phanh. Chân trái đạp ngay côn để chuyển cần số về số thấp nhất, lưu ý chân phải vẫn đạp phanh với áp lực vừa đủ.

Sau khi về số, chân phải nhanh chóng chuyển sang chân ga, đạp nhẹ và cố gắng cảm nhận sự đồng tốc giữa xe và động cơ. Bỏ chân trái đang đạp côn ra và dùng chân phải đạp ga và chờ thời điểm tăng tốc phù hợp để ra khỏi khúc cua.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Giảm tốc độ khi kết hợp phanh và số

Lời khuyên khi đổ đèo

Khi xe xuống dốc tuyệt đối không được lạm dụng phanh, sẽ khiến phanh nhanh bị mòn, thậm chí có thể bị đứt phanh gây nên tai nạn nghiêm trọng.

Khi xe đổ đèo khoặc xuống dốc tốt nhất là nên để xe ở số thấp (số 1 hoặc 2) để vừa hãm lại tốc độ khi xuống dốc vừa không gây hại cho phanh xe.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Xe đổ đèo

Phanh khẩn cấp (phanh gấp)

Bạn có nhớ trong những phim hành động đua xe, khi xe đang di chuyển với tốc độ cao mà phải phanh gấp sẽ khiến bánh xe không lăn thẳng trên mặt đường nữa mà trượt vòng tròn. Chỉ khác là trong phim nhân vật vẫn kiểm soát được chiếc xe còn ngoài thực tế thì xe có thể hoàn toàn mất kiểm soát, rất nguy hiểm dễ gây nên tai nạn giao thông.

Để phanh gấp khi đang tốc độ cao mà vẫn an toàn, cần đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe đã bắt đầu trượt trên đường, nhưng xe vẫn đi thẳng và vẫn có thể kiểm soát được tay lái.

Khi bánh xe có cảm giác trượt sang một bên thì thả phanh ra ngay lập tức, điều chỉnh tay lái và lại tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng hẳn lại.

Việc phanh gấp không những gây nguy hiểm trên đường mà còn nguy hiểm cho cả người lái xe cũng như các xe khác.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Lưu ý khi phanh khẩn cấp

Giảm bớt trọng lượng xe

Những chuyến du lịch đi chơi xa với gia đình khiến bạn muốn mang cả “căn nhà” lên xe. Nhưng bạn có biết một chiếc xe nặng sẽ làm làm tăng lực phanh, hại lốp cũng như tốn nhiều nhiên liệu hơn.

Cần cân nhắc những thứ sẽ mang đi trong chuyến đi để đảm bảo xe không quá tải khi di chuyển. Việc chở số người quá quy định cũng khiến xe nặng hơn, đồng thời việc chở quá tải số người quy định cũng là hành vi vi phạm luật giao thông.

Do đó, ngoài hành lý thì số người trong xe cũng cần được đảm bảo để chiếc xe không phải chịu quá tải khi di chuyển.

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Chở nhiều người

6. Giá bảo dưỡng phanh ô tô tham khảo

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô được thực hiện qua các bước sau:

  • Bước 1: Thay nhớt và kiểm tra lọc nhớt
  • Bước 2: Kiểm tra vệ sinh lọc gió động cơ
  • Bước 3: Kiểm tra lọc gió máy lạnh
  • Bước 4: Kiểm tra phanh
  • Bước 5: Kiểm tra các bộ phận khác của xe

Giá bảo dưỡng phanh ô tô phụ thuộc vào tùy tình trạng của xe, số km xe đã di chuyển, cũng như loại nhớt, dầu phanh phù hợp với từng loại xe.

Phanh xe là bộ phận cực kỳ quan trọng , quyết định độ an toàn cho tài xế cũng như những người đi cùng.

Các tài xế lành nghề thường sẽ tự chủ động kiểm tra phanh xe thường xuyên. Tuy nhiên, việc đem xe ra các gara hay trung tâm uy tín kiểm tra thường xuyên vẫn tốt hơn. 

Nếu có tiếng kêu lạ từ phía gầm xe khi bánh trước vào cua gấp, nguyên nhân là do khớp hãm bị khô mỡ
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ

>> XEM NGAY Các mốc thời gian QUAN TRỌNG bảo dưỡng xe ô tô định kỳ

Biết rõ nguyên lý hoạt động, cấu tạo của phanh ô tô sẽ giúp bạn nhanh chóng biết được khi nào phanh ô tô gặp sự cố và tìm cách khắc phục tối ưu nhất. Đừng quên đồng hành cùng Tạp Chí Lái Xe để nắm bắt những thông tin về chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô mới nhất.

>>> NGUỒN: TỔNG HỢP (TẠP CHÍ LÁI XE)