6 thức là gì


Cập nhật lần cuối: 13/11/2020

Trong Lý thuyết Duyên Sanh hay Thập Nhị Nhân Duyên có lời kinh như sau: "Vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên lục nhập; lục nhập duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên tử". Như vậy toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

Trong đoạn kinh trên có thuật ngữ "lục nhập", vậy lục nhập nó có mối quan hệ như thế nào với lục thức?



Lục Căn Là Gì?

Giáo lý của đạo phật gọi thân con người là thân ngũ ấm hay ngũ uẩn [sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm]. Mỗi ấm đều bị chi phối bởi 5 giác quan [nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân] và các đối tượng của nó gọi là 5 trần [sắc, thanh, hương, vị, xúc].

Sắc → Nhãn [Con Mắt]

Thanh → Nhĩ [Lổ Tai]

Hương → Tỷ [Lổ Mũi]

Vị → Thiệt [Lưỡi]

Xúc → Thân

Nếu: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân → là Sắc

Thi: sắc, thanh, hương, vị, xúc → là Danh

"Ý" chỉ xuất hiện khi có sự tương tác giữa các giác quan với nhau [không kể bên trong hay bên ngoài].

Chư Hiền, thế nào là danh sắc, thế nào là tập khởi của danh sắc, thế nào là đoạn diệt của danh sắc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc? 
Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý, chư Hiền, như vậy gọi là danh; 
Bốn đại [Địa, Thủy, Hỏa, Phong] và sắc do bốn đại tạo thành, chư Hiền, như vậy gọi là sắc


Thọ

Tưởng

Xúc

Thọ uẩn

Tưởng uẩn

Hành uẩn

Lục căn + Lục trần + Lục thức

Chử "Tác ý" trong kinh, có nghĩa là khi nào thọ, tưởng, tư, xúc, có sự tương giao, tương tác [cộng hưởng] thì Ý mới xuất hiện.
Nói rỏ hơn, Đao Phật không có Lục Căn mà chỉ có "Ngũ căn" mà thôi.

Lục Căn: là thuật ngữ trong "Năm thượng phần kiết sử". Nó chỉ có mặt khi giác quan thứ 6 có mặt [Tâm].

Do vậy, trong 37 phẩm trợ đạo không có lục căn mà là "Ngũ Căn"

Ngũ can đó là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Tuệ căn.
Bản thân Ngũ Căn không thể tiếp xúc với ngũ trần nhằm có mặt Ngũ Thức.

Ngũ Căn + Ngũ Trần ≭ Ngũ Thức

Lục Nhập Là Gì?

Có nhiều người hiểu rằng, Lục nhập [Chabbithàna] là sự tương tác giữa 6 căn [= 6 nội xứ: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý] và đối tượng của chúng là 6 trần [= 6 ngoại xứ: hình thể, âm thanh, hương vị, mùi vị, xúc chạm và ý tưởng - pháp].

Lục Nhập: là sự kết hợp của 5 giác quan và Ý [tâm]
Khi đứa bé sinh ra thì "ý" chưa phát triển, sau khi nó lớn lên [được 1 vài tháng] thì nó mới biết cử động, ra hiệu ... lúc này "ý" của đứa bé đã phát triển và được gộp chung với 5 giác quan đã có từ trước nên được gọi là "Lục Nhập".

Hành giả hảy quay lại nội dung của 12 nhân duyên:

Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập

Hành giả lại hỏi tiếp


Vậy Lục Thức do đâu mà có?

Và đây là câu trả lời:

Lục Nhập + Lục Trần → Lục Thức

Lục Nhập + Lục Trần + Lục Thức → Xúc

[Cộng ba pháp này là Xúc - Lời kinh]

Chứng minh:

Hành giả tiếp tục trở lại 12 nhân duyên ở trên còn bỏ dở:

Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ

Xúc có được từ sự Tập khởi của Lục Nhập là gì!

Kết luận
Khi đứa bé còn trong bụng mẹ thì Danh Sắc của đứa bé là 5 giác quan mà thôi, vì "Ý" lúc này còn thuộc về gen lặn [ẩn]. Khi đứa bé lọt lòng mẹ, khóc ba tiếng oa oa oa chào đời thì lúc này "Ý" mới bắt đầu phát triển theo thời gian, kinh phật gọi là lục nhập.

Cho nên kinh mới nói: "Danh sắc làm duyên cho lục nhập" là vậy.

Theo thời gian, đứa bé lớn lên và các giác quan theo đó mà phát triển [nhận biết đầy đủ hơn].
Sự nhận thức của đứa bé chính là sự hợp thành của lục nhập [không phải là lục căn]. Khi Lục Nhập kết hợp với Lục Trần mới sinh ra Lục Thức. Lục thức, chính là sự khởi đầu của Tri Kiến, sự phát triển của Tư Duy, thông qua sự dạy dổ của cha, mẹ, sự học tập ở trường và kinh nghiệm trong thực tế.

Trong kinh pháp cú có nói: "Tâm làm chủ, Tâm tạo tác"

Không phải là làm chủ sự vân hành của các giác quan mà là từng giác quan.

Khi Hành giả luyện được giác quan thứ 6 thì mới có 'nhất tâm'.

Trong bài này Hành giả chỉ biết đến đây là đủ rồi.

Tài liệu tham khảo:

- Kinh Nikaya - Trung bộ kinh, Tương ưng bộ kinh

Page 2

Trong 49 năm hành đạo, đức Phật luôn chỉ dạy chúng sinh phải giữ tâm mình cho được thanh tịnh và loại bỏ tất cả mọi phiền não. Bởi vì vọng tưởng và phiền não biến tâm của chúng ta thành mê muội, là cội nguồn của tham, sân, si. Chính nó là đại lộ kinh hoàng đưa chúng ta vào đường ác nghiệp và mãi mãi trầm luân trong lục đạo luân hồi. Cái gốc của vọng tưởng điên đảo là do sáu căn tiếp xúc với sáu trần, sanh ra sáu thức. Tất cả những chủng tử nghiệp cộng với biết bao nhân duyên đều được xuất phát từ đây.

Tâm thì dựa theo lục căn để nhận biết lục trần và phân biệt thành lục thức, chúng biến chuyển rất nhanh nên tâm con người cũng phải chạy theo. Ý niệm đua nhau sinh khởi trong tâm thức. Ý niệm sau thay thế ý niệm trước, vì thế vọng tưởng không bao giờ dừng lại. Vọng tưởng còn thì chân tâm biến mất.

Vậy lục căn là gì?

Lục căn là chỗ nương tựa, làm gốc cho những cái khác nảy nở, tạo thành, bao gồm:

1. Nhãn là mắt, dùng để nhìn.

2. Nhĩ là tai, dùng để nghe.

3. Tỷ là mũi, dùng để ngửi.

4. Thiệt là lưỡi, dùng để nếm.

5. Thân là thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh...

6. Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt.

Xung quanh chúng ta có biết bao hiện tượng, vật thể biến đổi không ngừng, chi phối từ tư tưởng đến hành động chúng ta từng giây từng phút, được gọi là “trần”. Như thế, trần có nghĩa là buị, luôn luôn đổi dời. Trần ở đây cũng còn có nghĩa là phần vật chất, hay những cảnh vật xung quanh con người. Có 6 trần [lục trần]:

1. Sắc là màu sắc, hình dáng.

2. Thanh là âm thanh phát ra.

3. Hương là mùi hương.

4. Vị là chất vị do lưỡi nếm được.

5. Xúc là cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh.

6. Pháp là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên.

Khi lục căn tiếp xúc với lục trần sẽ sinh ra lục thức. Sáu căn là công cụ của sáu thức, nên chúng sáng tạo ra hành vi thiện ác. Sở dĩ người ta quanh quẩn trong vòng luân hồi sinh tử là do sáu căn không được thanh tịnh. Mọi tội ác làm ra từ vô thủy đến nay đều do sáu căn tạo ra. Như con mắt tham sắc, tai tham âm thanh, mũi tham hương, lưỡi tham vị, thân tham tiếp xúc với cái êm dịu và ý tham cảnh. Nếu có tâm tham sẽ sanh ra sở hữu, nếu không toại ý sẽ sanh ra sân hận. Tham và sân là do phiền não, vô minh mà có. Ba món tham, sân, si, chính là thuốc độc, ác nhiều thiện ít, khiến con người ngày càng xa rời mục đích thoát ly sinh tử. Trong kinh Pháp Cú [bài kệ số 7 và 8.phẩm Song Yếu], đức Phật có dạy rằng:

“Ai sống theo dục lạc Không nhiếp hộ các căn Ăn uống thiếu tiết độ Biếng nhác, chẳng tinh cần Dễ bị ma nhiếp phục

Như gió lay cây yếu”

.

“Ai sống quán bất tịnh Khéo hộ trì các căn Ăn uống có tiết độ Có lòng tin, tinh cần Ma không uy hiếp được

Như núi đá trước gió”

.

Là một hành giả đang trên lộ trình tu tập giải thoát, chúng ta cần phải khéo léo nhiếp phục sáu căn, không để nó bị lục trần chi phối. Cho nên, nhiếp hộ sáu căn là vấn đề quan trọng và cũng là hàng đầu trong pháp môn tu tập.

Tâm Khuyến

Thức là gì ? Căn Trần Thức – Biết rõ chân tư

Posted by Vô-thường ..173..144.58 on Mar 05, 2013 at 07:31:41:

Căn bản Phật Học, Phật có dậy trong các bộ kinh, nhất là kinh Lăng Nghiêm rất tỉ mỉ về Căn, Trần và Thức là gì ? Thức là gì và đi đâu về đâu?
Biết rõ chân tướng của Thức để mà dừng vọng tâm và mở Tri Kiến Phật .

Căn: ——–

Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân Ý

Trần: ———-

Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp

Thức: ——— Nhãn thức Nhĩ thức Tỷ thức Thiệt thức Thân thức Ý thức Mạt Na thức

và A Lại Da Thức

Nhãn là mắt, Sắc Trần là cảnh vật
Khi Nhãn Căn gặp Sắc Trần thì Nhãn Thức sinh ra

Nhĩ là tai, Thanh Trần là âm thanh
Khi Nhĩ Căn gặp Thanh Trần thì Nhĩ Thức sinh ra

Tỷ là mũi, Hương Trần là mùi hương
Khi Tỷ Căn gặp Hương trần thì Tỷ Thức sinh ra

Thiệt là lưỡi, Vị Trần là mặn ngọt chua cay đắng
Khi Thiệt Căn gặp Vị trần thì Thiệt thức sinh ra

Thân là cơ thể, Xúc Trần là cảm xúc do cơ thể chạm vào vật
Khi Thân Căn chạm vào vật thì Thân Thức sinh ra

Ý là não bộ, Pháp Trần là là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên.
Ngoài 6 thức đó, ta còn Mạt Na thức và A Lại Da Thức. Tổng cộng ta có 8 thức .

Dựa theo sơ đồ về ngũ ấm do Hoà Thượng Từ Thông tóm tắt lại ở trên: Thức thuộc về dạng phi vật chất và do Căn tiếp xúc với Trần mà sinh ra . Những thứ gì có sinh thì có diệt, do đó thức, ngay cả A Lại Da Thức, cũng không ngoài quy luật ấy! Tất cả Thức đều là Duyên Sanh như huyễn , là vọng tâm do 12 xứ [6 Căn và 6 Trần] giao tiếp nhau mà sinh ra Thức .

Kinh Lăng Nghiêm dậy rõ Thiền Ðịnh là dừng lại những vọng tâm để chân tâm được hiển lộ, mà Thức là vọng tâm .

“Tướng Sắc chân không, tướng không chân sắc, thanh tịnh bản nhiên chu biến pháp giới, tùy chúng sinh cung ứng sở chi lượng tùng nghiệp phát hiện”

Tóm lại, 1] Tự Tánh của con người là Như Lai Tàng Tâm 2] Thức là do Căn tánh giao tiếp với cảnh trần mà sinh ra – Do đó Thức là vọng tâm do tâm động vọng mà sinh ra .

Thức là do vọng tâm mà có, do đó Thức là duyên sinh như huyễn cho nên Phật tử không luận đến việc Thức về đâu!

Nhưng nếu bảo rằng Phật tử không luận việc Thức về đâu, rất nhiều Phật tử sẽ sinh ra hoang mang và hỏi rằng: Cả một hệ thống Duy Thức Học thì sao ? Và Tám thứ thức trong kinh Phật là gì ? Có phân loại ra sao ? Thế nào gọi là Vạn pháp duy thức ? Thần Thức là gì ? Thân Trung Ấm là gì ?

Cho nên không ít thì nhiều, chúng ta phải lưu tâm đến Thức và dành một ít tư duy cho Thức .

Cả một hệ thống Duy Thức Học thì sao ? Và Tám thứ thức trong kinh Phật là gì ? Có phân loại ra sao ? ————————————— Thức được chia ra tám thứ: Nhãn Nhĩ Tỉ Thiệt Thân Ý = Tiền Lục Thức [đã đề cập trong email trước]

Còn lại 2 Thức nữa đó là Mạt Na và A Lại Da Thức .

Tiền Lục Thức khác với Thức thứ 7 và Thức thứ 8 là ở chỗ tiền lục Thức cũng như 6 đứa lính trinh sát xông ra trận địa để mà thâu lượm những tin tức – Chúng dùng nhãn để nhìn cảnh sắc, tai để nghe âm thanh, mũi để ngửi mùi, lưỡi để nếm vị, thân để cảm giác xúc chạm và Ý để phân biệt .

Trong khi đó, Mạt Na Thức và A Lại Da Thức thì không giống như Tiều Lục Thức mà chúng có công năng của trực giác chứ không suy nghĩ lý luận như Ý Thức phân biệt . Mạt Na là trực giác mà chúng ta có thể hiểu như trong triết học họ gọi là:”Bản năng tự vệ” thí dụ dễ hiểu nhất là khi trượt té thì tay chống xuống đất để bảo vệ sự sinh tồn của tướng thọ giả .
Còn A Lại Da Thức thì Phật học gọi là tàng thức mà công năng lưu trữ các Tập khí, các thứ huân tập ghi lại trong từng kiếp đến nay .

Thế nào gọi là Vạn pháp duy thức ?
———————————–

Thức A Lại Da là tự thể của sinh mệnh . Tùy theo giá trị của A Lại Da Thức mà căn thân, là cơ sở để cho Ý Thức và năm Thức Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân phát sinh rạ [Chỉ nói về sự hình thành của con người dựa theo Duy Thức Học, còn vũ trụ vạn vật, các pháp khác nữa thì có thể xem trong Duy Thức Học cho rõ thêm].
Trong Thập Nhị Nhân Duyên cũng có nói rất kỹ về sự hình thành ra Thức là do Vô Minh cũng như khi nào thì Tiền Lục Thức sinh ra .

Thần Thức là gì ? Thân Trung Ấm là gì ?
—————————————-

Thần Thức hay Thân Trung Ấm là Thức thứ tám [Alaya Thức] Theo Duy Thức Học cho biết rằng một khi có sinh ra, A Lại Da Thức gọi là Thân Trung Ấm sẽ đến trước dọn đường cho Tiền Lục Thức theo đó mà sinh ra . [Trong thập Nhị Nhân Duyên cũng có nói vòng 12 nhân duyên là do: Vô Minh Hành Thức Danh Sắc Lục Căn hay còn gọi là Lục Nhập

Mà Vô Minh là nguyên nhân, rồi Hành, rồi Thức – Ðây là A Lại Da Thức hay Thân Trung Ấm đến trước . Sau đó đến Danh Sắc rồi Lục Nhập [Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân và Ý],…

Khi chết, A Lại Ya Thức sẽ đi ra sau cùng trong dạng Thân Trung Ấm .
Ðể rồi vòng luân hồi lại tái diễn trong kiếp sau .


Vạn Pháp Duy Thức, mà A Lại Da ví như dòng sông sinh tử tương tục . Cho nên Bậc Duyên Giác dừng A Lại Da Thức để mà chứng quả Vô Sanh .
Khi dừng Thức, cũng đồng nghĩa như dừng tất cả vọng tâm vậy .

Từ đó mà luận, người Phật tử bắt đầu tìm học các phương pháp Thiền để dừng vọng tâm .

Rốt cuộc, vấn đề tuy nhiều nhưng vẫn quay về một mối – Ðó là ngưng vọng để chân tâm được sáng tỏ – Duy Thức Học cũng là một loại kinh Luận để giải nghĩa Thức chính là vọng –
mà vọng thì duyên sanh như huyễn – Ngưng vọng thì còn lại Chân .

Thiền Ðịnh là dừng vọng .
Kinh Lăng Nghiêm giải thích các phương pháp thiền định do các vị Thanh Văn, Duyên Giác và các vị Ðại Bồ Tát đã thực hành, chúng ta có thể chọn trong những phương pháp đó để làm theo .

Như vậy tu chính là tu để đạt đến Định
Nói tóm lại, Phật học thì nhiều nhưng không ngoài mục đích chỉ cho chúng ta thọ nhập Phật tri kiến.

Việc Phật Tử khi quyết định theo con đường tìm lại mình lại chẳng khác chi thọ nhập Phật tri kiến vậy .

Nay quay trở lại thực tế, một người Phật Tử phải bắt tay vào việc thực hành sau khi giải ngộ được vấn đề là đi tìm lại tự tánh của chính mình đã bị các thứ chướng ngại và phiền não làm che lấp . Phương pháp tu hành thì có rất nhiều, Phật học bảo là có 84000 pháp môn để chọn lựa, vậy làm sao biết pháp môn nào mà tu đây ?

Phương pháp tu tuy nhiều nhưng chung quy cũng là khai mở trí huệ mà thôi .

Kinh Lăng Nghiêm có nói rất nhiều các Pháp Môn:

Và kinh nghiệm vận dụng các phương tiện sẵn có như cái thấy, cái nghe,…. Nghĩa là quán xét cho rõ vào một trong Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức= 18 giới, quán thất đại [đất nước gió lửa không kiến và thức mà dừng lại các chướng ngại phiền não để rồi đạt đến các quả vị của các hàng Thanh Văn Duyên Giác . Niệm Phật [Ðại Thế Chí]HT Tịnh Không ở Đài Loan cho rằng phương pháp này là thù thắng nhất trong thời nay . Nhĩ Căn Viên Thông [Quán Thế Âm]

Phương pháp này được ngài Văn Thù Sư Lợi chọn dùm cho Anan, Nghĩa là “phản văn văn tự tánh”

Video liên quan

Chủ Đề