7 nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước

Quản lý ngân sách đòi hỏi phải công khai, minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chínhđáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho Nhà nước. Việc Nhà nước có đảmbảo trách nhiệm trước dân về huy động và sử dụng các nguồn thu hay không phụ thuộcnhiều vào tính minh bạch của ngân sách.Điều này cũng rất quan trọng đối với Nhà tài trợ, những người hiển nhiên sẽkhông hài lòng nếu sau khi hỗ trợ tài chính cho một quốc gia lại không có đủ thông tin vềviệc sử dụng nó vào đâu, như thế nào? Những Nhà đầu tư cũng cần có sự minh bạch vềngân sách để có thể đưa ra các quyết định đầu tư, cho vay...Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, năm 1998 Quỹ tiền tệ quốc tế đã tập hợp quytắc chung về tính minh bạch để các nước hướng tới bao gồm các nội dung chủ yếu là:Ngân sách phải đảm bảo tính toàn diện. Điều này có nghĩa là các hoạt động trongvà ngoài ngân sách đều được đề phản ánh vào trong tài liệu đệ trình quốc hội xem xét,quyết định.Các hoạt động ngoài ngân sách cần được thể hiện trong các tài liệu ngân sách vàbáo cáo kế toán. Các dự toán ngân sách ban đầu và sửa đổi cho hai năm trước năm ngânsách cần được đính kèm trong tài liệu về ngân sách. Mức nợ và cơ cấu nợ của chínhquyền trung ương cần được báo cáo hàng năm.Cơ sở cho lập ngân sách Nhà nước như: các mục tiêu và chính sách ưu tiên cũngnhư các dự báo kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng cần được trình bày rõ ràng, nhằmtạo điều kiện cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân có thể giám sát ngân sách.Đảm bảo tính khách quan độc lập. Cần có các cơ chế để Báo cáo quyết toán ngânsách của Chính phủ phải được cơ quan kiểm toán bên ngoài độc lập xác nhận. Các chuẩnmực về kiểm toán sử dụng cần nhất quán với các chuẩn mực quốc tế. Các phát hiện củakiểm toán phải được báo cáo cho cơ quan lập pháp và có biện pháp giải quyết kịp thời.Luật ngân sách của Việt Nam cũng được sửa đổi theo hướng tiếp cận với các quytắc về minh bạch ngân sách trên ở cả ba khâu của chu trình ngân sách. Các cấp, các đơnvị dự toán, các tổ chức, cá nhân được NSNN hỗ trợ phải công khai dự toán và quyết toánngân sách. Nội dung công khai theo các mẫu đã được Bộ Tài chính quy định.Hình thức công khai chủ yếu là: thông báo bằng văn bản cho các cơ quan hữuquan, phát hành ấn phẩm; công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính...Thờigian công khai cũng được quy định rõ đối với từng cấp ngân sách. Các cơ quan như: Tàichính, Kho bạc Nhà nước, các cơ quan thu của Nhà nướcphải niêm yết công khai quy trình, thủ tục tại nơi giao dịch.Các tài liệu trình Quốc hội, HĐND về dự toán và phân bổ ngân sách đượcquy định đầy đủ, rõ ràng theo Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toánNSNN, phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán NSNN. Chính phủ Ban60 hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩnquyết toán ngân sách địa phương. Chính phủ quy định cụ thể việc công khai ngân sách.1.3. Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệmVới tư cách là người được nhân dân “uỷ thác” trong việc sử dụng nguồn lực, Nhànước phải đảm bảo trách nhiệm trước nhân dân về toàn bộ quá trình quản lý ngân sách,về kết quả thu, chi ngân sách. Chịu trách nhiệm hữu hiệu bao gồm khả năng điều trần vàgánh chịu hậu quả.Khả năng điều trần là yêu cầu đối với cán bộ quản lý ngân sách và các quan chứccủa các bộ, ngành định kỳ phải trả lời các câu hỏi liên quan đến thu, chi ngân sách cũngnhư kết quả đạt được đằng sau các con số thu, chi đó.Khả năng gánh chịu hậu quả là khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật vềnhững sai phạm mà các Nhà quản lý thu, chi ngân sách gây ra. Những hậu quả này cũngcần được rõ ràng, quy định trước và thực thi hữu hiệu tránh hình thức.Tính chịu trách nhiệm bao gồm chịu trách nhiệm có tính chất nội bộ và chịu tráchnhiệm ra bên ngoài. Chịu trách nhiệm nội bộ của Nhà quản lý ngân sách bao gồm chịutrách nhiệm của cấp dưới với cấp trên, với người giám sát, kiểm tra ngânsách trong nội bộ Nhà nước. Chịu trách nhiệm ra bên ngoài muốn nói tới ở đây là tínhchịu trách nhiệm của các bộ, ngành đối với khách hàng của mình như những người nộpthuế hay đối tượng được hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục... Nâng cao tính chịu tráchnhiệm ra bên ngoài đặc biệt cần thiết khi Nhà nước gia tăng phi tập trung hoá, tăng tự chủtrong quản lý ngân sách cho các địa phương, bộ, ngành, đơn vị. Điều này cũng được thểhiện rõ trong luật ngân sách của Việt Nam. Quốc hội, Hội đồng nhân dân được bầu theonhiệm kỳ và chịu trách nhiệm giải trình trước toàn bộ cử tri về ngân sách. Cơ quan hànhpháp chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan lập pháp. Nhiệm vụ, quyền hạn của cácbên liên quan đến ngân sách như: Quốchội, Chủ tịch nước,Chính phủ, Bộ Tài chính,Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kếhoạch đầu tư, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức, cá nhân...được quy định rõ ràngtrong luật ngân sách.Trong phân cấp ngân sách mỗi cấp chính quyền được phân định nguồn thu, nhiệmvụ chi cụ thể. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào cấp đó đảm bảo; việc ban hành vàthực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảmnguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp.Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cấp dưới thực hiệnnhiệm vụ chi của cấp mình, thì buộc phải chuyển kinh phí đi kèm để cấp dướicó thể hoàn thành nhiệm vụ. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngânsách có trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.61 Trong quản lý ngân sách Nhà nước Việt Nam, cũng dần dần phải hướng tớiphương thức quản lý ngân sách hiện đại mà các nước đang từng bước áp dụng đó là: quảnlý ngân sách theo đầu ra và kết quả hoạt động trong khuôn khổ tài chính trung hạn[MTFF] và khuôn khổ chi tiêu trung hạn [MTEF]1.4. Nguyên tắc đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nướcCân đối ngân sách Nhà nước ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hài hoà, hợplý trong cơ cấu thu, chi giữa các khoản thu, chi; các lĩnh vực, các ngành; các cấp chínhquyền thậm chí ngay cả giữa các thế hệ [ví dụ: vay nợ].Đảm bảo cân đối ngân sách là một đòi hỏi có tính chất khách quan xuất phát từvai trò Nhà nước trong can thiệp vào nền kinh tế thị trường với mục tiêu ổn định, hiệuquả và công bằng. Thông thường, khi thực hiện ngân sách các khoản thu dự kiến sẽkhông đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.Vì vậy, tính toán nhu cầu chi sát với khả năng thu trong khi lập ngân sách là rấtquan trọng. Các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp.Đối với một nước nghèo như Việt Nam nguyên tắc này đã được quán triệt chặt chẽ trongquá trình quản lý ngân sách trên cả ba khâu: lập dự toán, tổ chức chấp hành dự toán vàquyết toán ngân sách cũng như quá trình phân cấp ngân sách cho các địa phương.Ví dụ: Trong lập dự toán cần đảm bảo quy trình khoa học khi xem xét thứ tự ưutiên của các khoản chi, cắt giảm những khoản chi chưa thật cần thiết. Khi đưa ra cácchính sách, chế độ mới Nhà nước cần tính toán kỹ lưỡng các nguồn thu để thực hiệnthành công chính sách đó, tránh tình trạng vì chính sách mới mà phải “san sẻ”ngân sáchvốn có hay buộc phải vay nợ, in tiền. Cố gắng khai thác hợp lý các nguồn thu, tăng thucho ngân sách mà vẫn đảm bảo công bằng và nuôi dưỡng nguồn thu. Các cấp chínhquyền cần được phân cấp nguồn thu, giao nhiệm vụ chicụ thể. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo; việc banhành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có nguồn tài chính phù hợpvới khả năng cân đối của ngân sách từng cấp.2. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước.2.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách Nhà nướcPhân cấp quản lý ngân sách là quá trình Nhà nước trung ương phân giao nhiệmvụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quảnlý ngân ngân sách.Khi nói tới phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước người ta thường hiểu theo nghĩatrực diện, dễ cảm nhận đó là việc phân giao nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp chính quyền.Thực chất nội dung phân cấp rộng hơn nhiều. Nó giải quyết các mối quan hệ giữa chínhquyền Nhà nước Trung ương và các cấp chính quyền Nhà nước62 Địa phương trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của NSNN bao gồm 3nội dung sau: Quan hệ về mặt chế độ, chính sách; Quan hệ vật chất về nguồn thu vànhiệm vụ chi; Quan hệ về quản lý chu trình ngân sách.Về chế độ, chính sách trong phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước cần làm rõnhững câu hỏi sau: Cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền ra các chế độ, chính sách, địnhmức, tiêu chuẩn thu, chi và đó là những loại chế độ nào?Về nguyên tắc những chế độ nếu đã do trung ương quy định thì các cấp chínhquyền địa phương tuyệt đối không được tự tiện điều chỉnh hoặc vi phạm. Ngược lại,trung ương cũng phải tôn trọng thẩm quyền của các địa phương, tránh can thiệp làm mấtđi tính tự chủ của họ.Về quan hệ vật chất trong phân chia nguồn thu và nhiệm vụ chi đây luôn là vấn đềphức tạp nhất, khó khăn nhất, gây nhiều sự bất đồng nhất trong quá trình xây dựng vàtriển khai các đề án phân cấp quản lý ngân sách.Sự khó khăn này bắt nguồn từ sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương,sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội giữa các vùng, miền trong cả nước.Vì vậy, bất kỳ phương án phân chia, trợ cấp nào cũng khó làm hài lòng các cấpchính quyền địa phương. ổn định ngân sách trong một khoảng thời gian và bổ sung theomục tiêu có lẽ là phương thức hữu hiệu để giảm bớt sự ỷ lại cũng như điều hoà lợi íchgiữa các địa ph ương.Mối quan hệ trong chu trình ngân sách Nhà nước qua 3 khâu: lập ngân sách; chấphành và quyết toán ngân sách cũng cần được phân định rõ ràng, tránh tình trạng đùn đẩytrách nhiệm giữa các cấp chính quyền.2.2. Sự cần thiết phải phân cấp quản lý ngân sáchVề lý thuyết, quản lý và điều hành ngân sách có thể tập trung cao độ mọi quyềnlực vào chính quyền trung ương. Nhà nước chỉ có một ngân sách duy nhất, ngân sách nàydo chính quyền trung ương toàn quyền quản lý và quyết định sử dụng, phủ nhận sự tồntại độc lập của ngân sách địa phương.Lợi thế của cách quản lý này là cho phép tập trung toàn bộ nguồn thu vào tay Nhànước trung ương để bố trí chi tiêu cho hợp lý, công bằng, đồng đều giữa các vùng, miền,ngành nghề chống biểu hiện cục bộ địa phương. Tuy nhiên, phương án này tạo ra tưtưởng ỷ lại, thụ động trông chờ vào trung ương và đặc biệt là nguồn lực vốn có hạn củaxã hội có thể bị sử dụng lãng phí, không đáp ứng đúng đắn và kịp thời nhu cầu của ngườidân.Do đó, trên thực tế các Nhà nước đều thực hiện phân cấp quản lý ngân sáchở mức độ nhất định cho chính quyền địa phương. Phân cấp được xem như một phươngthức để tăng tính dân chủ, linh hoạt, hiệu quả và trách nhiệm của các cấp chính quyềntrong việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công cộng.63

Video liên quan

Chủ Đề