Bà đẻ cần kiêng cữ bao lâu


Bà đẻ trong tháng nên kiêng gì? Sau khi sinh, bạn nên đợi khoảng 6-8 tuần mới quan hệ tình dục trở lại. Nguyên do là cơ thể cần có khoảng thời gian nhất định để hồi phục sau cuộc vượt cạn tốn nhiều sức lực. Do đó, trong thời gian ở cữ sau sinh, bạn nên tránh quan hệ sớm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vùng kín.

7. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không nên nói to

Ở cữ kiêng những gì? Phụ nữ sau sinh thường mệt mỏi, nếu nói to, nói ráng sức có thể dễ bị hụt hơi. Do đó, một điều cần kiêng cữ sau sinh là không nên nói to. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế xem tivi và sử dụng thiết bị thông minh để mắt không bị quá tải. Ngoài ra, bạn không nên lên xuống cầu thang nhiều lần nhằm tránh trượt ngã.

8. Bà đẻ sau sinh nên tránh căng thẳng, mệt mỏi

Bà đẻ cần kiêng những gì? Nếu bạn mệt mỏi, căng thẳng, hormone gây nên tình trạng này cũng có thể đi vào sữa, tác động xấu đến bé yêu khiến bé khó chịu, quấy khóc, chậm lớn. Nếu việc chăm sóc bé và chăm lo việc nhà khiến bạn mệt mỏi, hãy cố gắng nhờ người thân hỗ trợ hoặc thuê người giúp việc theo giờ để bạn có thời gian nghỉ ngơi.

9. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không tắm nước lạnh hoặc bơi

Mới sinh xong nên kiêng những gì? Một trong những việc cần kiêng cữ sau sinh là bạn nên tránh tắm nước lạnh hoặc bơi nhằm hạn chế tình trạng nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn, chuột rút. Điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng tắm sau sinh nhé, bạn vẫn phải tắm rửa sạch sẽ với nước ấm để tránh nhiễm trùng hậu sản.

10. Những thực phẩm cần tránh khi đang ở cữ sau sinh

Ở cữ không nên ăn gì? Sau khi sinh và đặc biệt nếu đang cho con bú, bạn nên tránh ăn những thực phẩm sau: chocolate, quế, tỏi, ớt, hành tây, bông cải xanh, bông cải trắng, dưa chuột, bắp cải, dứa [thơm], kiwi, dâu tây, trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng. Nguyên nhân là các loại thực phẩm này có thể làm cho sữa có mùi khiến bé không thích bú.

Hãy đọc thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì để nhanh phục hồi

Những việc nên làm trong thời gian ở cữ sau khi sinh

Bên cạnh việc tìm hiểu bà đẻ cần kiêng những gì và tuân thủ, mẹ sau sinh cũng cần biết những điều nên làm trong thời gian ở cữ.

1. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh nên ngủ đủ giấc

Việc ngủ đủ giấc giúp cơ thể bạn có thể phục hồi sau sinh nhanh hơn. Ngoài ra, ngủ đủ giấc còn giúp tinh thần bạn sảng khoái, giảm căng thẳng sau sinh, giảm nguy cơ bị stress, nhờ đó lượng sữa có thể tiết ra nhiều hơn.

2. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh nên uống đủ nước

Một trong những điều cần biết khi ở cữ là luôn phải uống đủ nước. Sau sinh bạn nên uống từ 8-10 ly/ngày, các thức uống nên uống là nước lọc, nước trái cây hay sữa. Hãy uống nước thường xuyên, không nên chờ có cảm giác khát mới uống. Việc uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn, hạn chế táo bón sau sinh, duy trì sữa mẹ.

3. Chăm sóc vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn

Nếu bạn bị rạch tầng sinh môn, việc chăm sóc vết thương này sau sinh cần được chú ý để tránh nhiễm trùng hay tai biến… Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc ngồi trong thau nước ấm để giảm đau. Ngồi trên gối mềm sẽ thoải mái hơn so với bề mặt cứng. Nếu vết rạch đau gây tiểu khó, bạn có thể dội nước ấm lên vết thương để tiểu dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng túi chườm đá áp lên vết thương để giảm sưng, đau. Sau khi đi vệ sinh, lau khô từ trước ra sau để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

Trường hợp sinh mổ, sau khi xuất viện, ngoài việc cảm thấy vết thương ngứa, đau, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, lo lắng hoặc thậm chí buồn bã. Đây là phản ứng bình thường sau sinh, bạn không cần quá lo lắng. Bạn không nên thực hiện các hoạt động mạnh, đột ngột nhằm tránh gây áp lực lên vết mổ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Việc kiêng cữ sau sinh là tục lệ được truyền miệng qua nhiều đời, có những quan điểm đúng nhưng có những quan điểm không còn phù hợp và nó còn tùy thuộc vào cơ địa của từng sản phụ.

Kiêng cữ là điều quan trọng đối với các sản phụ sau khi sinh, sau đây là một số lời khuyên của các bác sĩ về vấn đề kiêng cữ sau sinh, giúp các mẹ có thể chủ động chăm sóc bản thân:

  • Không có bất cứ một chỉ định kiêng cữ bất kỳ một loại thực phẩm nào sau khi sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ ngoại trừ các loại thực phẩm gây dị ứng, hoặc không được ăn do bệnh lý nào đó.
  • Sau khi sinh, phụ nữ cần phải vệ sinh sạch sẽ thân thể. Vì thế, không phải kiêng việc tắm gội, chải đầu, đánh răng hay súc miệng. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý một số điều như sau: không nên dùng nước lạnh khiến cơ thể bị mất nhiệt. Nên tắm bằng nước ấm, kín gió và không nên ngâm nước quá lâu. Thường xuyên gội đầu để tránh mồ hôi bết tóc gây nấm đầu ảnh hưởng đến giấc ngủ của sản phụ. Sau khi tắm xong, có thể xông bằng lá bạc hà hoặc kinh giới, tía tô , vỏ bưởi, vỏ cam... giúp cơ thể bài tiết chất thải qua mồ hôi đồng thời làm ấm cơ thể.
  • Ăn uống đầy đủ, đa dạng, ăn nhiều rau, trái cây tươi, uống sữa, những thực phẩm đảm bảo vệ sinh để mẹ nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Không nên ăn đồ mặn, hoặc các thức ăn lên men, không ăn đồ ăn sống để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh.

Không ăn đồ ăn sống để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh.

  • Nhiều mẹ vẫn truyền miệng nhau, sau sinh là phải mặc quần áo tay dài. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu bạn ở vùng khí hậu lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể. Nếu thời tiết bình thường, bạn nên cần mặc quần áo thoáng mát để thoát mồ hôi, hạn chế tăng thân nhiệt.
  • Một số quan niệm cho rằng, các sản phụ sau sinh nên nằm than, hơ nóng. Việc các sản phụ cần giữ ấm cơ thể là hoàn toàn đúng vì sau sinh, sản phụ bị mất nhiều máu, năng lượng cơ thể cũng bị giảm sút nên rất dễ bị nhiễm cảm. Tuy nhiên, việc nằm than, hơ nóng cơ thể bằng than là hoàn toàn sai lầm. Một số hậu quả do nằm than có thể xảy ra như: khí CO2 sinh ra từ than gây độc cho mẹ và bé.
  • Sau sinh nên uống nước thường xuyên, nên dùng nước ấm, bổ sung thêm nước hoa quả hoặc sữa. Khi bạn uống đủ nước, các quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, và tình trạng táo bón sau sinh cũng được hạn chế.
  • Sản phụ không nên nịt bụng sau sinh để giảm vòng hai. Vì có thể gây nên tình trạng chèn ép mạch máu nuôi đến các cơ quan vùng bụng, ảnh hưởng tới quá trình lành sẹo của các mẹ sinh mổ.

  • Không nên dành nhiều thời gian xem tivi, đọc sách... nên dành thời gian hợp lý để nghỉ ngơi lấy sức.
  • Tránh sử dụng các thức ăn quá cay, chua, hoặc quá mặn, có tính hàn... vì chúng có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy và hậu sản. Nên chọn thực phẩm có tính ấm như nghệ, gừng... đặc biệt nghệ rất tốt cho sản phụ sau sinh, giúp đẩy hoạt huyết, đẩy sản dịch ra nhanh và tiêu hóa tốt.
  • Cần vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không được xối nước trực tiếp vào âm đạo. Dùng khăn lau sạch sau khi rửa. Theo dõi sản dịch hàng ngày, nếu có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời.
  • Nên vận động nhẹ nhàng sau sinh, sau 6-8 giờ có thể tự ngồi dậy, ngày hôm sau có thể tự đi lại được. Vận động sớm có lợi cho việc co bóp tử cung, tử cung trở về đúng vị trí cũ và sản dịch có thể thoát ra ngoài, tăng nhu động ruột và tránh bí tiểu, táo bón.
  • Bạn có thể cảm thấy khó tiểu tiện sau khi sinh, tuy nhiên không nên nhịn tiểu mà phải đi tiểu càng sớm càng tốt. Có thể hỏi bác sĩ nếu bạn bị táo bón.
  • Ăn nhiều rau xanh như rau ngót, rau dền... cung cấp nhiều vitamin, chất xơ chống táo bón, bổ sung thêm betacaroten.
  • Thức ăn cho các sản phụ sau sinh nên mềm, dễ tiêu và nên ăn khi thức ăn còn nóng ấm.
  • Bạn cần ngủ đủ giấc để giúp cơ thể nhanh hồi phục. Ngủ đủ giấc giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng sau sinh, giảm nguy cơ stress và lượng sữa tiết ra cũng sẽ nhiều hơn.
  • Có biện pháp ngừa thai phù hợp: sau sinh, sức khỏe chưa thể hồi phục, nên sử dụng các biện pháp tránh thai thích hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Sốt cao là dấu hiệu cần lưu ý trong thời gian kiêng cữ sau sinh

...

Sau khi sinh, phụ nữ cần được chăm sóc theo chế độ đặc biệt, tuy nhiên cần phải lựa chọn cho mình chế độ kiêng cữ sau sinh hợp lý để cơ thể mau bình phục.

Chăm sóc sau sinh là một quá trình liên tục, toàn diện cho cả mẹ và bé, kể cả sinh thường hay sinh mổ thì phụ nữ đều cần thời gian phục hồi để đảm bảo không có biến chứng sau sinh xảy ra. Kiêng cữ sau sinh là một vấn đề từng gây rất nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, mẹ cần sáng suốt lựa chọn cách kiêng cữ khoa học theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ra những hậu quả ảnh hưởng sức khỏe về sau.

Sau sinh cơ thể người mẹ thay đổi, sản phụ có thể mắc phải nhiều các bệnh lý như xuất huyết sau sinh, són tiểu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiểu tiện, sa trực tràng,... đặc biệt với việc kiêng cữ không khoa học có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về sau. Vì thế, sau sinh nếu mẹ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể thì cần đi khám ngay.

Là chuyên khoa mũi nhọn hàng đầu tại trong Hệ thống Y tế Vinmec, khoa Sản - Phụ khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng đến từ các bệnh viện phụ sản lớn trên cả nước. Các bác sĩ trong khoa không chỉ có kinh nghiệm chuyên môn cao mà còn có sự hiểu biết và quan tâm sát sao đến tâm lý, trạng thái của từng sản phụ. Khoa sản - phụ tại bệnh viện Vinmec được đầu tư hệ thống phòng sinh hiện đại, không gian khám phụ khoa riêng tư, giúp chị em phụ nữ cảm thấy thoải mái, thư giãn, giảm tối đa sự đau đớn hay bất kỳ sự khó chịu nào trong suốt quá trình trải nghiệm dịch vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh là gì?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề