Bài học của câu chuyện Những hạt thóc giống

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Những hạt thóc giống trang 46 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 4. Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?

Bài đọc

Những hạt thóc giống

        Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

       Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. 

        Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước nhà vua, quỳ tâu:

- Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.

        Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc bấy giờ nhà vua mới ôn tồn nói:

- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!

         Rồi vua dõng dạ nói tiếp:

- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

   Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

                               [Truyện dân gian Khmer]

Bệ hạ: từ gọi vua với ý tôn kính

Sững sờ: lặng người đi vì kinh ngạc hoặc quá xúc động

Dõng dạc: [nói]  to, rõ ràng, dứt khoát

Hiền minh: có đức độ và sáng suốt

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Nội dung chính
Bài đọc nói về chuyện một vị vua muốn tìm người nối ngôi. Ông muốn thử tài đức mọi người nên đã phát cho mỗi người dân một thùng thóc giống đã được luộc chín. Đến hẹn, ai cũng chở thóc lúa về kinh, chỉ có Chôm nhận tội là không trồng được thóc. Vua khen ngợi cậu trung thực và truyền ngôi cho cậu.

Câu 1 [trang 47 sgk Tiếng Việt 4] : Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
Trả lời:
Nhà vua muốn chọn người có tấm lòng trung thực để truyền ngôi báu

Câu 2 [trang 47 sgk Tiếng Việt 4] : Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?
Trả lời:
Nhà vua đã làm theo cách: cho luộc chín các thùng thóc rồi ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt

Câu 3 [trang 47 sgk Tiếng Việt 4] : Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
Trả lời:
Hành động của chú bé Chôm khác hoàn toàn với mọi người: Trong lúc mọi người nô nức chở thóc về kinh đô để nộp cho nhà vua thì cậu bé Chôm thành thật đến trước vua quỳ tâu: "Không làm sao cho thóc của Người nảy mầm được" mặc dầu cậu đã dốc công chăm sóc

Câu 4 [trang 47 sgk Tiếng Việt 4] : Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
Trả lời:Theo em người trung thực là người đáng quý vì đó là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Người có phẩm chất này bao giờ cũng ưa chuộng sự thật, không vì lợi ích của riêng tư mà nói sai sự thật . Họ sẵn sàng bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lí dù có hi sinh đến tính mạngNội dung: Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm, một con người trung thực, dũng cảm nói lên sự thật. Đó là một con người tốt, có ích cho xã hội

Soạn bài Những hạt thóc giống, tập đọc, siêu ngắn 2

1. Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
Trả lời:
Nhà vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.

2. Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?
Trả lời:
Để tìm được người như thế, nhà vua đã phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã được luộc kĩ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi báu, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

3. Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
Trả lời:
Khác với mọi người, chú bé Chôm đã dũng cảm nói lên sự thật, không sợ bị nhà vua trừng phạt.

4. Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
Trả lời:
Người trung thực là người đáng quý vì họ bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình và nói dối làm hỏng việc chung. Người trung thực sẽ thích nghe nói thật, dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt, do đó sẽ làm được nhiều điều ích nước lợi dân.

---------------------------HẾT--------------------------

Một người chính trực là bài học nổi bật trong Tuần 4 của chương trình học theo SGK Tiếng Việt 4, học sinh cần Soạn bài Một người chính trực, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Tiếng Việt lớp 4

- Soạn bài Những hạt thóc giống, chính tả nghe viết
- Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực, tự trọng

Trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em soạn bài Tập đọc Những hạt thóc giống trang 46 SGK Tiếng Việt 4, tập 1. Qua việc trả lời 4 câu hỏi trong SGK, các em sẽ hiểu được bài học về lòng trung thực mà câu chuyện muốn gửi gắm.

Soạn bài Ca dao về lao động sản xuất, tập đọc Soạn bài Chính tả [Nghe - viết]: Hạt mưa trang 119 - 120 SGK Tiếng Việt 3 Soạn bài Tập đọc: Thắng biển trang 76 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kể lại bài Những hạt thóc giống theo lời của nhà vua Soạn bài Tập đọc: Ăn "mầm đá" trang 157 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Soạn bài Tập đọc: Hạt gạo làng ta, Tiếng Việt lớp 5

Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:

  Qua câu chuyện "Những hạt thóc giống", ông cha ta muốn khuyên con người cần phải có tính trung thực. Vậy liệu ngày nay tính trung thực có còn tồn tại trong cuộc sống hay không. Trước hết ta cần phải hiểu trung thực là  thành thực với người và cả với chính mình, luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính. ... Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững. Chúng ta luôn trung thực, thẳng thắn thì luôn có kết quả tốt đẹp vì đem lại lòng tin cho mọi người. Lúc làm sai – người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai. Trung thực làm cho xã hội, cộng đồng luôn trong sạch, đẩy lùi được sự tha hoá đạo đức. Khi chúng ta trung thực chúng ta sẽ tạo dựng được niềm tin với mọi người từ đó giúp ta có nhiều bạn bè hơn và dễ dàng đến với thành công. Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay không phải ai cũng có tính trung thực. Còn đâu đó những con người lươn lẹo, dối trá, chỉ chăm chăm đi lừa lọc người khác vì lợi ích của bản thân mình.. Những con người như thế sẽ không thể tồn tại lâu dài trong xã hội. Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn nữa.

Những hạt thóc giống

        Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

       Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. 

        Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước nhà vua, quỳ tâu:

- Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.

        Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc bấy giờ nhà vua mới ôn tồn nói:

- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!

         Rồi vua dõng dạ nói tiếp:

- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

   Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

 [Truyện dân gian Khmer]

Bệ hạ: từ gọi vua với ý tôn kính

Sững sờ: lặng người đi vì kinh ngạc hoặc quá xúc động

Dõng dạc: [nói]  to, rõ ràng, dứt khoát

Hiền minh: có đức độ và sáng suốt

Video liên quan

Chủ Đề