Bài văn viết về cuộc sống sinh viên bằng tiếng Anh

Đang thực hiện
Khi sống và học tập xa nhà, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những điều mới lạ và nhận được những kinh nghiệm sống độc đáo mà bạn chưa từng có trước đây. Những kinh nghiệm này có thể mở rộng thế giới quan của bạn, thậm chí đôi khi nó có thể thay đổi cuộc đời của bạn. Cuộc sống ở một quốc gia mới mang đến rất nhiều cảm giác thú vị, được gặp gỡ nhiều bạn bè đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới càng làm cho quá trình du học của bạn trở nên tuyệt vời hơn. Tuy nhiên, cuộc sống của du học sinh không bao giờ chỉ toàn màu hồng, bên cạnh những háo hức khi lần đầu đến một nơi xa lạ, thì đôi lúc bạn cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong cuộc sống xa nhà.

Sốc văn hóa luôn là vấn đề thường gặp nhất của du học sinh trong khoảng thời gian đầu mới đến, điều này là do các du học sinh thường quá nhạy cảm với môi trường mới. Sự khác biệt về ngôn ngữ, khí hậu, phong tục tập quán có thể khiến bạn bỡ ngỡ hay khó chịu trong khoảng thời gian đầu, nó có thể khiến bạn nhớ nhà da diết hoặc tồi tệ hơn là khiến bạn bị trầm cảm. Bởi vì Mỹ là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng nên du học sinh có thể dễ dàng nhận ra những sự khác biệt văn hóa. Đó là lý do tại sao Chiharu- một du học sinh đến từ Nhật- chọn học một khóa tiếng Anh trong thời gian đầu đến Mỹ.

Chiharu chia sẻ :Sau khi đến Mỹ, tôi có thể làm quen được với nhiều người bạn đến từ các quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Trò chuyện, thảo luận, và chia sẻ các nền văn hóa khác nhau mang lại cho tôi nhiều niềm vui. Tôi rất thích đến lớp học, ở đó tôi có thể nghe tiếng Anh của người bản xứ từ các giáo viên và sinh viên người Mỹ mỗi ngày.

Tuy nhiên, 3 tháng sau cảm giác nhớ nhà trỗi dậy trong tôi. Mặc dù tại thời điểm đó tôi nói tiếng Anh khá tốt nhưng tôi vẫn cảm thấy không thoải mái và khó chịu khi phải giải thích một điều gì đó bằng tiếng Anh. Tôi cảm thấy xấu hổ khi mình nói sai ngữ pháp, từ vựng hoặc khi một ai đó nói với tôi rằng họ không hiểu những điều tôi nói. Nỗi sợ hãi này khiến tôi nói tiếng Anh ngày càng ít dần, tôi thu mình lại trước mọi người và dẩn cảm thấy cô đơn và lạc lỏng kinh khủng, thậm chí đôi lúc tôi có ý nghĩ sẽ quay trở về Nhật Bản.

Có một lý do nữa cho việc tại sao tôi cảm thấy không thoải mái khi bộc lộ suy nghĩ của bản thân: ở Nhật, mọi người thường hiếm khi chia sẻ quan điểm của mình và cố gắng tránh tranh luận vì họ mong muốn sự hòa bình hợp tác trong nhóm, trong khi đó ở Mỹ, họ có xu hướng đề cao quan điểm cá nhân của mỗi người. Một người ít nói thường được cho là một người không có chính kiến. Tôi thường được hỏi về ý kiến cá nhân trong lớp học, nhưng tôi lại không biết làm sao để diễn tả cảm xúc và quan điểm của mình. Điều này khiến tôi suy sụp rất nhiều và đó là một trong những trở ngại khó khăn nhất để vượt qua.

Bây giờ dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc khắc phục vấn đề này, nhưng tôi vẫn cố gắng phát biểu quan điểm của mình nhiều nhất có thể. Tôi thách thức bản thân mình diễn tả quan điểm và cảm xúc ngay cả trong những vấn đề không quan trọng, sau đó tôi sẽ tự hỏi bản thân mình tại sao suy nghĩ theo hướng này. Ngoài ra, tôi còn cố gắng làm quen càng nhiều bạn để cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Bây giờ tôi không còn ngần ngại thử những điều mới và đã phần nào tự tin hơn để đối mặt với những khó khăn khi ở Mỹ. Trong những thách thức đã trải qua, tôi nhận ra rằng khi bạn càng cảm thấy cô đơn và nhớ nhà thì bạn càng phải nhớ rằng hãy luôn là chính mình, bạn phải luôn phải nhớ đến mục tiêu ban đầu khi đi du học của bạn là gì, bạn muốn trở thành ai và làm gì trong tương lai.

Điều cuối cùng cũng là điều quan trọng nhất, tôi nhận ra rằng có rất nhiều người xung quanh luôn ủng hộ, khích lệ và hiểu tôi mỗi khi tôi cảm thấy nản lòng. Cha mẹ tôi, những người bạn cùng phòng, người thân ở Mỹ, bạn bè của tôi ở Mỹ và ở Nhật đều ủng hộ tôi về mặt thể chất lẫn tinh thần. Trong tương lai, nếu như tôi gặp những người cũng gặp khó khăn với việc thích nghi với cuộc sống nước ngoài, tôi sẽ nói với họ rằng đừng bao giờ bỏ cuộc, hãy xác định và giữ vững mục tiêu của bản thân và phải luôn luôn
là chính mình.


Western Edu cũng xin đưa ra một số tips để giúp bạn sớm quen với văn hóa Mỹ:

-Luôn đúng giờ là một điều tối quan trọng trong văn hóa Mỹ.

-Giữ một tinh thần cởi mở và hài hước: Người Mỹ có thể có cách sống và làm việc khác so với Việt Nam nhưng điều đó không có nghĩa là họ kỳ quặc hay khó gần. Người Mỹ thích trò chuyện và họ cũng rất có khiếu hài hước. Hãy cố gắng trò chuyện với bạn bè, thầy cô của bạn để họ có thể hiểu bạn và hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn.

-Luôn lạc quan: Bạn đến Mỹ là để học và trải nghiệm những điều mới lạ, đó có thể là cơ hội duy nhất một lần trong đời vì vậy hãy tận hưởng hết mình.

-Cố gắng nói tiếng Anh nhiều nhất có thể. Ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn, nhưng dần dần bạn sẽ quen với nó, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn không ngừng dành ra thời gian để luyện tập.

-Chăm sóc sức khỏe của bản thân: Khi bản cảm thấy stress, hãy thư giãn bằng cách nghe nhạc, đi bộ, đọc một quyển sách, ngủ đủ giấc. Ăn uống theo một chế độ lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Uống vitamin và vệ sinh tay thường xuyên.

-Tìm một ai đó để nói chuyện: Khi bạn cảm thấy bị sốc văn hóa, bạn nên tìm một ai đó trò chuyện về những cảm xúc này, đó có thể là một người bạn trong lớp, người bạn cùng phòng hay giảng viên trong trường; họ có thể giúp bạn giảm bớt những lo lắng bằng cách lắng nghe bạn.

-Cân bằng giữa việc học và việc vui chơi giải trí trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Xem Tivi và đọc thêm sách báo để thu thập thêm thông tin về văn hóa của địa phương nơi bạn đang sinh sống cũng như về văn hóa nước Mỹ. Việc này cũng sẽ giúp bạn cải thiện các kỹ năng tiếng Anh của mình. ​

Nguồn: wes.org

BẤM VÀO ĐÂY VÀ ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP MIỄN PHÍ

Western Education Consulting

Phòng K02.31 - Tòa nhà Kingston Residence

223-223B Hoàng Văn Thụ, P.8, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

146 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

ĐT:[028] 3636 5411

Email:

Website:westernedu.vn

Video liên quan

Chủ Đề