Bản đồ vệ tinh việt nam 2023

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, sau khi phóng vệ tinh NanoDragon, dự kiến vào năm 2023, Việt Nam sẽ phóng tiếp vệ tinh LOTUSat-1, vệ tinh công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam

Ngày 1/10, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam phóng tại rung tâm Vũ trụ Uchinoura Nhật Bản. Vệ tinh NanoDragon “Made in Việt Nam” – vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5 mm) được phóng bởi tên lửa Epsilon 5 tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura  Nhật Bản.

Sau đó, vào cuối năm 2023, vệ tinh LOTUSat-1 dự kiến được đưa lên quỹ đạo. Đây sẽ là vệ tinh quan sát trái đất sử dụng công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và rất phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam.

Bản đồ vệ tinh việt nam 2023
Các nhà khoa học của Trung tâm vũ trụ Việt Nam chế tạo vệ tinh NanoDragon. Ảnh: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, tiến tới làm chủ công nghệ tự sản xuất vệ tinh nhỏ của Việt Nam, bên cạnh việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ chế tạo vệ tinh, đào tạo nguồn nhân lực, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vệ tinh đến 200 kg cũng được thực hiện trong Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Trước đó, ngành vũ trụ Việt Nam đã đạt được một số kết quả như: Phóng 2 vệ tinh viễn thông VINASAT, 1 vệ tinh quan sát trái đất VNREDSat và tự phát triển 3 vệ tinh nhỏ (PicoDragon, NanoDragon và MicroDragon).

Việc phóng vệ tinh NanoDragon đánh dấu việc Việt Nam đang làm chủ hơn về công nghệ vệ tinh. Toàn bộ quá trình thiết kế, gia công chế tạo, lắp ráp tích hợp và thử nghiệm của vệ tinh này đều diễn ra ở Việt Nam. NanoDragon được kỳ vọng có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển…

  • Khí hậu
  • Dự báo mùa

BẢN TIN CẬP NHẬT VỀ HIỆN TƯỢNG ENSO VÀ NHẬN ĐỊNH XU THẾ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỪ THÁNG 8 NĂM 2022 ĐẾN THÁNG 01 NĂM 2023

1. Hiện tượng ENSO
Dự báo ENSO có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 50-60%.
2. Bão, ATNĐ và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
Từ nay đến tháng 01 năm 2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 09-11 cơn bão và ATNĐ, trong đó có khoảng từ 04-06 cơn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, ở mức cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ. Đề phòng xảy ra bão dồn dập trong các tháng cuối năm 2022.
Từ tháng 8-9/2022, lượng mưa tại Bắc Bộ có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn TBNN. Trái lại, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tháng 8-9/2022, lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với TBNN. Từ tháng 10-11/2022, khu vực ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên dự báo lượng mưa cao hơn TBNN, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.
3. Nhiệt độ và nắng nóng
Khu vực Bắc Bộ: Nhiệt độ trung bình tháng 8-9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,50C; tháng 10/2022 ở mức xấp xỉ TBNN; tháng 11-12/2022 phổ biến thấp hơn TBNN khoảng 0,50C; tháng 01/2023 nhiệt độ ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.
Khu vực Trung Bộ: Nhiệt độ trung bình tháng 8-9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,50C; tháng 10/2022 xấp xỉ TBNN; tháng 11-12/2022 phổ biến thấp hơn TBNN khoảng 0,50C; tháng 01/2023 nhiệt độ xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Từ tháng 8-9/2022 nhiệt độ phổ biến cao hơn TBNN khoảng 0,50C; từ tháng 10/2022 - 01/2023 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.
Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ không gay gắt và kéo dài như năm 2021; trong tháng 8/2022 khả năng xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày trên 370C với xác suất 70-80%.
Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng  đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ.
4. Lượng mưa
Khu vực Bắc Bộ:
Tháng 8/2022, TLM tại Bắc Bộ cao hơn TBNN từ 5-10% với xác suất khoảng 50-60%; tháng 9/2022, TLM cao hơn TBNN từ 10-30% với xác suất khoảng 70-80%.
Tháng 10/2022, TLM ở Bắc Bộ ở mức cao hơn TBNN từ 10-25% với xác suất khoảng 60-70%, riêng khu vực Tây Bắc có lượng mưa thấp hơn so với TBNN từ 5-15% với xác suất 60-70%.
Từ tháng 11/2022-01/2023, TLM tại Bắc Bộ ở mức thấp hơn so với TBNN từ 20-50% với xác suất khoảng 60-70%.
Khu vực Trung Bộ:
Tháng 8-9/2022, TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN với xác suất khoảng 60-70%, riêng khu vực Thanh Hóa-Quảng Bình thấp hơn từ 10-25% so với TBNN cùng thời kỳ với xác suất khoảng 60-70%.
Tháng 10/2022, TLM ở Bắc Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 10-25% so với TBNN, khu vực Trung và Nam Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 30-60%, có nơi trên 70% với xác suất khoảng 70-90%.
Tháng 11/2022, tại Bắc Trung Bộ TLM phổ biến xấp xỉ TBNN với xác suất khoảng 60-70%, khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, TLM phổ biến cao hơn từ 20-40%, có nơi trên 50% so với TBNN cùng thời kỳ với xác suất khoảng 70-90%.
Tháng 12/2022, TLM phổ biến cao hơn TBNN từ 10-30%, riêng Bắc Trung Bộ thấp hơn TBNN từ 10-20% với xác suất khoảng 60-80%.
Tháng 01/2023, phổ biến ít mưa (TLM xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ) với xác suất khoảng 60-70%.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ:
Tháng 8/2022, TLM phổ biến thấp hơn từ 10-20% so với TBNN với xác suất khoảng 60-70%; tháng 9/2022, TLM xấp xỉ TBNN với xác suất khoảng 60-70%.
Tháng 10-11/2022, TLM tại Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn từ 30-60%, trong đó tháng 10/2022 có nơi cao hơn trên 70%; tại Nam Bộ TLM cao hơn từ 10-20% so với TBNN với xác suất khoảng 60-70%.
Tháng 12/2022, TLM phổ biến cao hơn khoảng 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ với xác suất khoảng 60-70%.
Tháng 01/2023, phổ biến ít mưa (TLM xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ) với xác suất khoảng 60-70%.
5 Thủy văn
- Bắc Bộ:
Mực nước đỉnh lũ năm 2022 trên các sông suối khu vực Bắc Bộ phổ biến ở mức BĐ1-BĐ2, cao hơn năm 2021. Đỉnh lũ năm đến các hồ chứa trên lưu vực sông Đà, sông Gâm và sông Chảy phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN, cao hơn năm 2021. Đỉnh lũ năm trên các lưu vực sông có khả năng xuất hiện đúng thời kỳ TBNN. 
Lượng dòng chảy từ tháng 8-9/2022 trên các sông suối và hồ chứa ở mức thiếu hụt so với TBNN: Trên lưu vực sông Đà thiếu hụt từ 5-20%; trên sông Chảy, dòng chảy đến hồ Thác Bà thiếu hụt từ 10-20%; trên sông Gâm, dòng chảy đến hồ Tuyên Quang thiếu hụt từ 20-40%; sông Thao, hạ lưu sông Lô và sông Hồng thiếu hụt từ 20-40%.
Từ tháng 10/2022 đến tháng 01/2023, lượng dòng chảy trên các lưu vực sông Bắc Bộ phổ biến ở thiếu hụt từ 10-20% so với TBNN; đến các hồ chứa lớn trên sông Đà, sông Chảy và sông Gâm ở mức xấp xỉ dưới TBNN.
- Trung Bộ, Tây Nguyên:
Nửa cuối tháng 7 và tháng 8/2022, trên các sông khu vực Bắc Trung Bộ, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên xuất hiện 01-02 đợt lũ, đỉnh lũ trên một số sông suối có khả năng lên trên BĐ2; mực nước các sông khác ở Trung Bộ có dao động. Từ tháng 9 đến tháng 12/2022, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện 02-03 đợt lũ lớn.
Đỉnh lũ năm 2022, tại hạ lưu các sông chính từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất.
Từ tháng 8/2022-01/2023, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa, Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và nam Tây Nguyên khả năng ở mức cao hơn TBNN từ 10-30%; các sông khác ở Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên ở mức thấp hơn 10-45%.
- Nam Bộ:
Từ tháng 7 đến tháng 11/2022, là thời kỳ mùa lũ trên sông Mê Công và
đầu nguồn sông Cửu Long. Đỉnh lũ năm 2022, tại đầu nguồn sông Cửu Long ở
mức BĐ1 và trên BĐ1, đỉnh lũ năm khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 10. Từ tháng 12/2022-01/2023, mực nước trên sông Mê Công và đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo xu thế xuống dần.
Trên sông Đồng Nai khả năng xuất hiện 3-5 đợt lũ, đỉnh lũ năm tại trạm Tà Lài ở mức BĐ2-BĐ3
6. Hải văn
Tại khu vực ảnh hưởng trực tiếp của bão và ATNĐ, độ cao sóng lớn nhất từ 5-8m với vùng biển ngoài khơi và 4-6m tại vùng ven bờ. Trong các tháng 7-9/2022, độ cao sóng lớn nhất trong các đợt gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh tới 4m trên vùng biển ngoài khơi và 2-3m tại khu vực biển ven bờ. Các đợt KKL vào các tháng cuối năm 2022 sẽ gây sóng cao 2-4m trên dải ven biển từ Quảng Ninh đến Đông Cà Mau.
Ven biển các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cần đề phòng nước dâng do bão trong khoảng tháng 7-10/2022, ven biển Trung Bộ xác xuất cao (70%) sẽ xuất hiện một số đợt mực nước biển cao bất thường trong những ngày triều cường và có xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ngoài khơi Trung Bộ hoặc KKL lấn sâu xuống Trung Bộ.
Từ tháng 10-12/2022, tại khu vực Nam Bộ sẽ xuất hiện 06 đợt triều cường: Đợt 01 từ ngày 08-11/10, đợt 02 từ ngày 26-31/10, đợt 03 từ ngày 06-12/11, đợt 04 từ ngày 23-29/11, đợt 05 từ ngày 07-11/12 và đợt 06 từ ngày 21-29/12. Riêng 03 đợt triều cường vào những ngày cuối tháng 10, tháng 11 và tháng 12/2022 (đợt 02, 04 và 06) độ cao mực nước biển tại trạm hải văn Vũng Tàu vượt ngưỡng 4,0m. Nguy cơ ngập lụt cao tại những khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông nếu thời gian triều cường trùng với kỳ gió chướng có cường độ mạnh. Tại khu vực ven biển Tây Nam Bộ, khoảng từ cuối tháng 7-10/2022 cần đề phòng mực nước biển dâng cao bất thường gây sạt lở đê biển trong thời gian xuất hiện triều cường kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh (xác xuất 70%).

Chi tiết tin

Bản đồ vệ tinh việt nam 2023